Đặc điểm của video clip trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương nhiệt học vật lý 6 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 25 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Đặc điểm của video clip trong dạy học

Các công trình nghiên cứu về tâm lí học nhận thức thông qua hoạt động giáo dục - đào tạo trên phạm vi toàn thế giới đã khẳng định vai trò to lớn của các phương tiện dạy học trong việc nâng cao hiệu quả dạy học vật lí. Để lĩnh hội tri thức phải có sự tương quan hợp lí giữa lời nói của GV với các phương tiện trực quan. Phương tiện trực quan hình thành những biểu tượng cụ thể trong kí ức của HS. Các khái niệm được hình thành trên cơ sở các biểu tượng [23]. Do vậy để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS trong quá trình học tập có hiệu

quả thì GV phải sử dụng các phương tiện trực quan. Một trong những biện pháp để nâng cao tính tích cực nhận thức của HS là phải bổ sung vào nội dung bài học những kiến thức mới có tính thực tiễn, gần gũi với đời sống sinh hoạt, với thực tiễn để tạo hứng thú, kích thích tính tự lập, tính kiên trì sáng tạo của trẻ. Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt là các phương tiện dạy học hiện đại. Thông qua máy vi tính, video clip trở thành một trong những biện pháp để khai thác các phương tiện hiện đại một cách có hiệu quả. Vì vậy, dựa trên các cơ sở tâm lí học dạy học có thể khẳng định việc sử dụng video clip vào dạy học sẽ mang lại hiệu quả tốt.

Thứ nhất, video clip giúp tạo động cơ học tập tích cực đối với HS. Những hình ảnh sinh động phối hợp nhuần nhuyễn với âm thanh, màu sắc, văn bản, bản đồ,...tác động tích cực vào các giác quan của HS làm nâng cao tính trực quan trong giờ học, tạo cơ sở cho việc phát triễn các năng lực tư duy của HS như phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá,..và góp phần rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho HS.

Thứ hai, các hình ảnh gắn liền với thực tiễn đời sống, sinh hoạt của HS sẽ giúp kích thích hứng thú, gây sự chú ý cao độ vào đối tượng cần nghiên cứu, hình thành ở họ sự tò mò khám phá tri thức, do vậy tạo được tình huống học tập tích cực, làm xuất hiện nhu cầu tiếp thu tri thức của HS, thoả mãn nhu cầu hiểu biết và sự say mê học tập của họ [23]. Từ những cơ sở trên cho phép khẳng định vai trò và tác dụng của các phương tiện trực quan trong việc kích thích hứng thú nhận thức, tạo cơ sở cho nhu cầu nhận thức xuất hiện và động lực của quá trình nhận thức được duy trì và phát triển. Do đó làm cho người học đạt được kết quả cao trong việc chiếm lĩnh tri thức lẫn hình thành năng lực tư duy sáng tạo và kĩ năng thực hành.

Có 3 hình thái cơ bản thông qua việc mọi người nắm bắt thông tin: nghe, nhìn, và cảm xúc. Sự kết hợp 3 hình thái này với việc HS xử lý thông tin sẽ phát sinh ra 3 phong cách học cơ bản: không gian nhìn, chuỗi nghe và xúc giác của cơ thể. Với người học thuộc về không gian nhìn sẽ nắm bắt thông tin mới

qua sự hình dung toàn bộ khái niệm và trong suy nghĩ, tưởng tượng của họ là những hình ảnh không gian. Trái lại những người học theo phương pháp chuỗi nghe thì từ những móc xích của những gì nghe được họ nghĩ ra từng từ, và xử lý theo cách nghe của mình và nói chung hiểu theo tiến trình từng bước, từng chuỗi. Cuối cùng là những HS học theo xúc giác thì họ nắm bắt thông tin qua sự tiếp xúc cơ thể và cảm xúc, và họ sẽ tiếp thu tốt trong sự minh hoạ hoặc ứng dụng nhiều hơn là những giải thích bằng lời nói. Thông qua ba hình thái học tập ở trên cho thấy, âm thanh, hình ảnh đều có tác dụng tốt trong việc nhận thức của HS, mỗi một hình thái học tập đều dựa vào một kênh thông tin cơ bản đặc thù của nó.

Việc học tập với video clip trong đó bao gồm hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, hình ảnh kết hợp với âm thanh sẽ làm tăng khả năng ghi nhớ và chất lượng của việc ghi nhớ các kiến thức trong đầu HS cũng bền vững hơn. Năm 1971 Piavio đã làm các thí nghiệm để nghiên cứu khả năng ghi nhớ của HS và rút ra kết luận rằng khi HS học tập với tranh vẽ thì khả năng ghi nhớ sau 5 phút, hoặc sau một tuần là cao hơn so với khi học tập không có các tranh vẽ hoặc học tập với các biểu tượng trừu tượng. Kết quả của ông được tóm tắt như bảng sau [23]

Khả năng nhớ sau 5 phút

Khả năng nhớ sau 1 tuần

Học với tranh ảnh 33% 19%

Học với các biểu tượng trừu tượng 14% 5%

Các công trình nghiên cứu của Treichler (1976) về tác động của các giác quan đối với các khả năng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức của HS đã rút ra kết luận: vị giác quyết định 1%, xúc giác 1,5%, khứu giác 3,5%, thính giác 11%, và thị giác là 83%. Ông cũng đã chỉ ra ảnh hưởng của các hoạt động cá nhân đối với việc ghi nhớ của HS như sau: 10% thông qua đọc, 20% thông qua nghe, 30% thông qua nhìn, 50% thông qua nghe và nhìn, 70% thông qua nói và nhìn, 90% thông qua nhìn và làm việc (thực hành) . Khi học tập với video clip thì HS

phải thực hiện nhiều thao tác: nghe, nhìn, đọc, và làm việc do vậy khả năng lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức của HS sẽ được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương nhiệt học vật lý 6 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)