Định hướng sử dụng video clip

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương nhiệt học vật lý 6 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 43 - 47)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Định hướng sử dụng video clip

2.2.1.1. Nguyên tắc sử dụng video clip

Là loại phương tiện dạy học ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin - video clip có nhiều đặc điểm khác biệt so với các phương tiện dạy học khác. Trong quá trình sử dụng cần tuân theo các nguyên tắc riêng sau:

- Sử dụng theo quan điểm dạy học hiện đại

Video clip không chỉ sử dụng như một phương tiện trực quan, minh hoạ cho bài giảng mà phải sử dụng ở mức độ cao hơn nhằm góp phần tạo hứng thú, say mê, phát huy tính tích cực chủ động cho học sinh trong quá trình học tập thông qua việc tổ chức các hoạt động cho học sinh trong quá trình học tập thông qua việc tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh.

- Sử dụng video clip phù hợp với phương pháp và hình thức dạy học

Tuỳ từng bài học mà giáo viên nên chú ý đến việc có hay không sử dụng các video clip, nếu có thì phải sử dụng sao cho phù hợp.

Đồng thời, cũng tuỳ từng đặc điểm của video clip mà giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.

- Sử dụng video clip trong tất cả các khâu cơ bản của quá trình dạy học

Thông thường quá trình dạy học trên lớp được chia thành 4 khâu cơ bản: - Kiểm tra kiến thức

- Định hướng, gây động cơ, hứng thú học tập - Truyền thụ kiến thức mới

- Củng cố kiến thức

Hiện nay, trong các tiết học vật lí, giáo viên thường sử dụng video clip trong khâu truyền thụ kiến thức mới hoặc củng cố kiến thức mà ít sử dụng trong các khâu còn lại. Theo quan điểm trên thì việc sử dụng video clip không

chỉ dành cho một khâu duy nhất mà được sử dụng trong tất cả các khâu của quá trình dạy học. Tuy nhiên, tuỳ vào nội dung, mục đích và thời gian cho phép mà giáo viên tiến hành việc sử dụng video clip sao cho có hiệu quả nhất.

- Sử dụng phối hợp video clip với các phương tiện dạy học khác

Video clip là một loại phương tiện nghe nhìn hiện đại với nhiều tính năng phong phú, mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học, giáo viên không nên chỉ sử dụng video clip bởi dễ gây nên nhàm chán và đôi khi mất nhiều thời gian để chiếu và xem phim. Vì vậy, chúng ta không thể và không nên lạm dụng quá mức video clip trong khi dạy học. Trước khi sử dụng, giáo viên cần lựa chọn kĩ lưỡng các phương tiện dạy học để sao cho phù hợp với mục tiêu sư phạm và nội dung kiến thức cần truyền đạt.

Ngoài ra, việc sử dụng kết hợp các phương tiện dạy học sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nhiều so với việc chỉ sử dụng một loại phương tiện dạy học. Giáo viên có thể phát huy được những ưu điểm và hạn chế được những khuyết điểm của những phương tiện dạy học

2.2.1.2. Những yêu cầu đối với video clip dạy học

- Những thông tin mà video clip đề cập đến phải phù hợp với nội dung dạy học, và nội dung trong sách giáo khoa vật lý. Ngoài ra, cũng có thể đưa vào các nội dung kiến thức để rèn luyện, phát triển năng lực của học sinh nhưng phải đảm bảo tính vừa sức và không vượt quá khung chương trình quy định.

- Nội dung phải đảm bảo tính chính xác, khoa học. Các văn bản, biểu đồ, hình ảnh phải chính xác. Kịch bản, lời thoại đảm bảo phù hợp các quy luật của vật lý.

- Các video clip phải đảm bảo tính trực quan. Nội dung trình bày phải rõ ràng, lượng thông tin trình bày phải vừa đủ, không được đưa ra các thông tin dài dòng, phức tạp làm cho HS khó hiểu. Hình ảnh rõ nét, dễ quan sát, có độ phân giải cao. Âm thanh phải trung thực, rõ ràng.

- Phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi HS, đảm bảo vệ sinh học đường. Muốn vậy cần chú ý đến cường độ của ánh sáng trên màn hình, đến màu sắc thể hiện cũng như âm thanh của nó. Hình ảnh rõ nét, dễ quan sát, có độ phân giải cao màu sắc đảm bảo tính mỹ thuật. Âm thanh phải trung thực, rõ ràng.

2.2.2. Sử dụng video clip trong dạy học

2.2.2.1. Sử dụng phối hợp thí nghiệm với các video clip

Việc sử dụng phối hợp TN với các video clip sẽ đạt được hiệu quả cao trong các trường hợp sau:

- Hiện tượng TN xảy ra quá nhanh hoặc quá chậm, khó quan sát

- TN nguy hiểm, trang thiết bị hạn chế không tiến hành biểu diễn tại phòng học được.

- Thí nghiệm cần lặp đi, lặp lại nhiều lần,

- Thí nghiệm cần được quan sát ở nhiều góc độ khác nhau - Mô tả cấu tạo hoặc nguyên tắc hoạt động của các vật…

Thực tiễn cho thấy, với TN biểu diễn của GV tiến hành trên lớp, đa số HS quan sát rất khó khăn do kích thước của thiết bị TN, do ánh sáng, phòng học đông HS…

Mặt khác, có những TN đòi hỏi thời gian thực hiện dài hoặc điều kiện phòng học không cho kết quả mong muốn thì cần phải sử dụng đoạn video clip được quay lại chính các TN đó trong điều kiện tốt hơn và chiếu lên màn hình cho HS dễ quan sát để làm sáng tỏ hơn các TN mà GV đưa ra biểu diễn. Các video clips có thể được GV quay trước ở phòng TN để chiếu lại cho HS quan sát rõ hơn sau khi GV thực hiện TN biễu diễn ở trên lớp hoặc GV có thể tải từ mạng internet nếu những TN đó không thực hiện được như: TN với ống Hem- hôn, ống phóng điện tử...

Từ những đoạn video clip đó và với chức năng của máy vi tính, GV có thể dừng phim ở những thời điểm theo ý muốn của mình hay có thể điều chỉnh nhanh, chậm…tùy ý hoặc lặp lại những đoạn thích hợp (đây là thế mạnh của

video clip trong dạy học sử dụng TN biểu diễn) cho HS quan sát, suy nghĩ, rút ra kết luận và trả lời các yêu cầu đặt ra của GV. Hoặc có thể phối hợp với một số TN trực diện của HS.Ví dụ, khi nghiên cứu về động cơ điện, máy phát điện... cũng có thể chiếu cho HS xem một đoạn video clip(mô phỏng) về các loại động cơ, máy phát... để HS có thể quan sát từ hình thức bên ngoài đến cấu tạo bên trong kể cả lúc đang hoạt động thì sẽ có tác dụng tốt trong việc củng cố kiến thức đã học.

Cụ thể, đối với TN về hiện tượng tự cảm, vì bộ TN này có kích thước rất nhỏ và chỉ được trang bị một bộ TN nên GV chỉ có thể thực hiện TN biểu diễn và yêu cầu một HS quan sát và nhận xét hiện tượng. GV quay trước TN này ở phòng TN, sau khi thực hiện xong TN biểu diễn thì sẽ trình chiếu lại đoạn phim để toàn thể HS quan sát.

2.2.2.2. Sử dụng phối hợp TN tự tạo với phim TN

Trong vật lí, có những quá trình do xảy ra quá nhanh, hoặc quá chậm, kết quả TN bị phụ thuộc phần lớn vào điều kiện ngoại cảnh, hoặc xảy ra trong không gian rộng khó quan sát, khó đo đạc bằng các phương tiện, thiết bị đo thông thường trong phòng TN, phòng học, do đó gây cản trở, khó khăn trong việc nghiên cứu nó ở trường phổ thông.

Để giải quyết các khó khăn đó, trên thực tế ngoài việc sử dụng MVT để mô phỏng, người ta còn sử dụng một phương pháp khác ở trường phổ thông là trình chiếu các phim TN trên MVT hỗ trợ trong quá trình dạy học.

Với chức năng có thể chủ động điều khiển của MVT, ta có thể quan sát quá trình vật lí đang nghiên cứu nhiều lần với các mục đích khác nhau.

Như vậy với việc ghi hình quá trình vật lí thực vào phim TN và quay chậm lại, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát đối tượng nghiên cứu.

Những đối tượng vật lí trong phim TN dù là thực, nhưng không thể tương tác được, do đó, khó hình thành thế giới quan duy vật biện chứng cho HS một cách hoàn chỉnh. Muốn khắc phục điều này, cần sử dụng phối hợp TN tự tạo và phim TN trong QTDH.

Việc đơn giản hóa những hiện tượng vật lí bằng những TN tự tạo phù hợp với quy luật, bản chất vật lí diễn ra trong phim TN sẽ góp phần kích thích quá trình lĩnh hội kiến thức của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương nhiệt học vật lý 6 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)