Nguyên nhân và giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương nhiệt học vật lý 6 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 36 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.7.3. Nguyên nhân và giải pháp

1.7.3.1. Về phía giáo viên

Nguyên nhân:

- Đa số đội ngũ GV có tuổi nghề cao nên còn giữ lối phương pháp cũ, trong khi đó để đưa CNTT vào giảng dạy cần có sự đầu tư về thời gian, về kiến thức, về kĩ năng, kĩ xảo, về cơ sở vật chất. Vì vậy mà việc đưa CNTT còn rất ít và kĩ năng sử dụng còn yếu.

- Để một giờ học đạt hiệu quả, phát huy được tính TCNT và năng lực sáng tạo của HS thì cần đảm bảo cả về cơ sở vật chất và PTDH. Tuy nhiên, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường còn khó khăn, thiếu thốn, chủ yếu vẫn do bản thân GV tự tìm tòi, chuẩn bị.

- Nhà trường còn chưa đẩy mạnh trong việc thực hiện đổi mới PPDH.

1.7.3.2. Về phía học sinh

* Nguyên nhân:

- Cách thức học theo sách SGK, vở ghi, sách bài tập, sách tham khảo như tài liệu là chính, HS chưa có điều kiện được tiếp cận với các PPDH hiện đại.

- Việc nắm bắt, tổng hợp kiến thức của HS còn hạn chế, không theo kịp chương trình học, vì thế mà không tạo được động cơ cũng như hứng thú học tập cho HS.

- Chế độ kiểm tra, thi cử chưa sát sao, chưa đánh giá thực chất được năng lực của HS, vì thế chưa kích thích được khả năng tư duy, ý thức học tập của HS.

* Để khắc phục những hạn chế trên theo tôi cần những giải pháp sau:

- Thường xuyên đưa các PTDH hiện đại vào trong giảng dạy, để nâng cao hiệu quả, chất lượng bài giảng đồng thời rèn luyện được kĩ năng sử dụng, tạo cho bản thân thói quen dạy học mới.

- Chú ý đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện tốt nhất cho việc dạy - học của GV và HS.

- Để phát huy được tính TCNT và năng lực sáng tạo của HS cần sử sụng kết hợp PTDH một cách hợp lí, tránh lạm dụng.

- Tổng hợp kiến thức bằng BĐTD để HS dễ nắm bắt, kích thích hứng thú học tập.

- Có phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp, phản ánh thực chất năng lực của HS, từ đó xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với từng đối tượng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, chúng tôi đã hoàn thành được nhiệm vụ của đề tài đặt ra, trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kết hợp sử dụng CNTT nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS. Cụ thể là:

- Phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận về nhận thức, động cơ nhận thức, những biểu hiện của tính TCNT và các biện pháp phát huy tính TCNT của HS trong dạy học Vật lý.

- Làm rõ được khái niệm năng lực sáng tạo

- Làm rõ được khái niệm, bản chất, quy trình thực hiện, ưu, nhược điểm dạy học GQVĐ trong dạy học vật lý.

- Làm rõ được khái niệm, đặc điểm, vai trò của video clip trong dạy học vật lý.

- Làm rõ được khái niệm PMDH, phân loại và tác dụng của PMDH trong dạy học môn Vật Lý.

- Đánh giá được thực trạng của việc sử dụng CNTT trong dạy - học ở trường THCS trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Từ cơ sở trên, chúng tôi xin đề xuất các phương án xây dựng tiến trình dạy phần kiến thức về “Nhiệt học” cho học sinh THCS sẽ được trình bày ở chương II dưới đây.

Chương 2

XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC CHƯƠNG “NHIỆT HỌC” - VẬT LÝ 6 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC VÀ

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương nhiệt học vật lý 6 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)