Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương nhiệt học vật lý 6 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 71 - 73)

Chương 3 : THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm

Trong quá trình TNSP chúng tôi tiến hành lựa chọn lớp TN và lớp ĐC có sĩ số, có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau bao gồm 80 học sinh, trong đó có 40 học sinh thuộc nhóm thực nghiệm và 40 học sinh thuộc nhóm đối chứng. Đối tượng học sinh được chọn là học sinh lớp 6A và 6B trường THCS Trạm Lộ, cụ thể như sau:

Bảng 3.1. Bảng số liệu HS nhóm ĐC và nhóm TN

Trường THCS Trạm Lộ

Nhóm TN 6A 40 HS

Nhóm ĐC 6B 40 HS

Việc lựa chọn mẫu TNSP được dựa vào bảng điểm học kì I mơn Vật lý và một số điểm học kì II năm học 2018 - 2019, để đảm bảo các lớp được chọn thực nghiệm tương đối đồng nhất về chất lượng học tập môn Vật lý, thỏa mãn yêu cầu TNSP.

Quan sát giờ học.

Trong khi tiến hành tiết dạy các bài TNSP, chúng tôi dự giờ ở cả hai nhóm TN và ĐC, quan sát và ghi chép diễn biến giờ học theo các nội dung sau:

- Mức độ học tập và hiểu bài ở nhà của HS qua các câu hỏi kiểm tra bài cũ. - Các bước lên lớp của GV, quá trình tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập của HS

- Hiệu quả của việc tổ chức các hoạt động dạy học với sự hỗ trợ của CNTT. - Tính tích cực, hứng thú học tập của HS thơng qua khơng khí lớp học, thái độ học tập, hoạt động xây dựng bài học, sự tập trung và nghiêm túc hợp tác chia sẽ trong học tập.

- Khả năng nhận thức, lĩnh hội và vận dụng kiến thức qua số lượng và chất lượng các câu trả lời cũng như phát biểu xây dựng bài của HS.

- Mức độ đạt được các mục tiêu của bài dạy thông qua kết quả trả lời các câu hỏi, bài tập ở phần củng cố, vận dụng kiến thức.

Bài kiểm tra.

Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng nắm vững kiến thức và mức độ bền vững của những kiến thức mà HS đã nắm được thông qua bài kiểm tra. Đề kiểm tra được soạn thảo theo định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ GD&ĐT. Việc kiểm tra này được tiến hành ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng trong cùng một thời gian.

3.3.1. Phân tích định tính dựa trên việc theo dõi hoạt động của học sinh trong giờ học trong giờ học

Để đánh giá về mặt định tính kết quả thực nghiệm sư phạm chúng tơi dựa vào các tiêu chí sau:

- Số HS chú ý nghe giảng, tự giác tham gia thực hiện các nhiệm vụ học tập mà GV đặt ra.

- Số lần HS phát biểu xây dựng bài, số HS tham gia phát biểu xây dựng bài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Số HS trả lời đúng các câu hỏi theo yêu cầu ghi nhớ kiến thức cơ bản trong giờ học.

- Số HS trả lời đúng các câu hỏi tìm tịi, vận dụng.

3.3.2. Phân tích kết quả định lượng dựa trên kết quả bài kiểm tra.

Dựa vào kết quả bài kiểm tra được thực hiện ở cả hai lớp TN và ĐC. Chúng tôi tiến hành đánh giá chất lượng các bài kiểm tra của học sinh theo thang điểm 10, để định lượng tính TCNT trong q trình học tập của HS.

- Loại giỏi: Điểm 9 đến 10

- Loại khá: Điểm 7 đến dưới 9

- Loại trung bình: Điểm 5 đến dưới 7

- Loại yếu: Điểm 3 đến dưới 5

- Loại kém: Dưới 3

Từ việc đánh giá kết quả kiểm tra của HS, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê để xử lý và phân tích kết quả thực nghiệm. Từ đó, đánh giá chất lượng của việc dạy học. Qua đó kiểm tra giả thuyết khoa học đã nêu ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương nhiệt học vật lý 6 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)