Sơ đồ cấu trúc của chương “Nhiệt học”-Vật lí 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương nhiệt học vật lý 6 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 39 - 42)

8. Cấu trúc luận văn

2.1.3. Sơ đồ cấu trúc của chương “Nhiệt học”-Vật lí 6

Căn cứ vào nội dung chương trình và sự phân bố kiến thức trong SGK, có thể xây dựng sơ đồ cấu trúc của chương này như sau:

2.1.4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần đạt được sau khi học xong chương “Nhiệt học”.

Kiến thức:

1. HS cần nắm được:

- Thể tích, chiều dài của vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. - Thể tích của một chất lỏng, khí tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. 2. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

3. Các chất lỏng khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.

4. HS nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế.

5. HS biết cách chuyển đổi nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt độ tương ứng của nhiệt giai kia.

6. Nêu được ví dụ về các vật khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn.

7. Nhận biết được đông đặc là quá trình ngược của nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này.

8. HS nhận biết được hiện tượng bay hơi, sự phụ thuộc của tốc độ bay hơi vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng.

10. HS bước đầu biết cách tìm hiểu một số tác động của một yếu tố tác dụng lên một hiện tượng khi có nhiều yếu tố cùng tác dụng một lúc.

Kỹ năng:

1. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng, khí.

2. HS phân biệt được các loại nhiệt kế.

3. HS đổi thành thạo nhiệt độ giữa hai nhiệt giai.

4. Vận dụng được kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn, nếu bị ngăn cản thì sẽ gây ra lực lớn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng trong thực tế.

5. Vận dụng kiến thức sự nóng chảy - sự đông đặc để giải thích một số hiện tượng đơn giản.

6. Nêu được dự đoán về các yếu tố ảnh hưởng đến sự bay hơi, từ dự đoán tìm ra các phương án làm các thí nghiệm đơn giản để kiểm chứng.

7. Nêu dự đoán khi nào có xảy ra sự ngưng tụ, và cách làm để quan sát được sự ngưng tụ.

Thái độ:

1. Hình thành lòng ham mê, yêu thích học tập Vật lý, yêu thích tìm hiểu khoa học.

2. Rèn luyện ý thức tự giác, chủ động trong học tập thông qua tự giác hoạt động nhóm, cùng hợp tác với giáo viên, bạn trong học tập.

3. Rèn luyện tác phong làm việc tỷ mỉ, cẩn thận, trung thực... trong học tập, trong công việc và trong trong khoa học.

4. Có ý chí phấn đấu, tự tin vào bản thân, mong muốn được khẳng định mình trước tập thể.

5. Đem những hiểu biết vật lý của mình vào thực tế để phục vụ cuộc sống, xây dựng quê huơng và bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương nhiệt học vật lý 6 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)