Biểu đồ xếp loại điểm kiểm tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương nhiệt học vật lý 6 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 77)

Bảng 3.5. Bảng phân bố tần suất Lớp Tổng Lớp Tổng số Số HS đạt điểm Xi (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 40 0 0 0 5 10 17,5 25 20 12,5 10 ĐC 40 0 0 0 12,5 20 22,5 22,5 15 7,5 0,00 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Hình 3.2. Đồ thị phân bố tần suất Bảng 3.6. Bảng lũy tích hội tụ Lớp Tổng số Số % HS đạt điểm trở xuống (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 40 0 0 0 5 12,5 25 55 77,5 92,5 100 ĐC 40 0 0 5 17,5 35 65 80 95 100 100

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 0.0% 20.0% 40.0% 60.0% 80.0% 100.0% 120.0% 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC Hình 3.3. Đồ thị lũy tích hội tụ Bảng 3.7. Bảng tổng hợp các tham số thống kế Nhóm Tổng số HS Điểm trung bình cộng δ V% TN 40 7,33 2,33 1,52 20,7 ĐC 40 6,03 2,39 1,55 25,7

Dựa vào bảng xếp loại điểm kiểm tra (bảng 3.2), bảng tổng hợp các thông số thống kê (bảng 3.6), đồ thị phân bố tần suất (hình 3.2), đồ thị lũy tích hội tụ (Hình 3.3), chúng tơi có một số nhận xét sau:

- Điểm trung bình kiểm tra của HS lớp TN (7,33) cao hơn so với HS ở lớp ĐC (6,03). Độ lệch chuẩn δ có giá trị tương đối nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao. VTN < VĐC chứng tỏ mức độ phân tán quanh điểm trung bình cộng của nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC.

- Tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém của nhóm TN giảm nhiều so với nhóm ĐC, ngược lại tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC.

- Đường lũy tích ứng với lớp TN nằm phía dưới và về phía bên phải đường lũy tích ứng với lớp ĐC

Kiểm định giả thuyết thống kê

Để kiểm định sự khác nhau giữa điểm trung bình của nhóm STN so với nhóm ĐC là ngẫu nhiên hay do việc áp dụng PPDH TN mang lại chúng tôi dựa vào đại lượng kiểm định (kiểm định Student).

Các giả thuyết thống kê:

Giả thuyết 1: Sự khác nhau giữa khơng có ý nghĩa thống kê

Giả thuyết 2: Sự khác nhau giữa có ý nghĩa thống kê

Để kiểm định các giả thuyết trên chúng ta cần tính hệ số student: là hệ số kiếm tra sự tồn tại tương quan:

Trong đó

Với:

Xi là các giá trị điểm của nhóm thực nghiệm Yi là các giá trị điểm của nhóm đối chứng nTN là số HS nhóm TN

nĐC là số HS nhóm ĐC

ni là HS đạt điểm kiểm tra Xi (Yi) ở nhóm thực nghiệm (Đối chứng) Sau khi tính được t, ta so sánh nó với hạn tα được tra trong bảng Student ứng với mức ý nghĩa α và bậc tự do k = nTN + nDC - 2

Nếu t ≥ tα thì bác bỏ giả thuyết 1, chấp nhận giả thuyết 2 Nếu t ≤ tα thì bác bỏ giả thuyết 2, chấp nhận giả thuyết 1 Sử dụng công thức (1) với các số liệu:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

. Thu được kết quả: S = 1,536 ; ttt = 2,79

Tra bảng phân phối student với mức ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do k với

k = nTN + nDC - 2 = 78 ta có tk,(α) = t(∞;0,05) = 2,00

Như vậy: ttt > tα với độ tin cậy 95%.

Chứng tỏ giả thuyết 2 đúng. Từ đó cho thấy tiến trình dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức cho học sinh đã mang lại hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thơng qua q trình tổ chức thực nghiệm sư phạm, quan sát thực tế qúa trình dạy - học của lớp TN và ĐC. So sánh thái độ, kĩ năng trong quá trình học tập, khả năng nêu và giải quyết vấn đề của HS, cũng như kết quả bài kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC, có thể đưa ra các kết luận sau:

- Khơng khí học tập ở lớp TN ln sơi nổi hơn lớp ĐC

- Thái độ, kĩ năng học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC

- Khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề của lớp TN cao hơn lớp ĐC

- Tổ chức hoạt động dạy học với sự hỗ trợ của CNTT, chúng tôi nhận thấy hiệu quả mang lại là gây hứng thú, kích thích tính tị mị, khả năng tư duy và óc sáng tạo của HS trong dạy học, đồng thời hoàn toàn phù hợp với thực tế đổi mới PPDH ở trường phổ thông.

- GV đã nâng cao được vai trị tích cực, chủ động của HS trong việc xây dựng và chiếm lĩnh tri thức. Qua đó, làm cho các nội dung kiến thức trở nên gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ hơn đối với HS. QTDH với sự hỗ trợ của CNTT đã tăng cường các hoạt động học tập của HS, làm cho ý thức và tinh thần thái độ học tập của HS được nâng cao.

- Việc sử dụng CNTT trong dạy học đã tiết kiệm thời gian của GV, tăng thời gian cho hoạt động nhóm của HS cũng như thời gian trao đổi giữa GV và HS. Thông qua việc khai thác các video clip làm HS chủ động và sáng tạo hơn trong việc đưa ra các ý tưởng, phương án giải quyết nhiệm vụ học tập dưới sự hướng dẫn và điều khiển của GV.

- Dựa vào kết quả thống kê và phân tích kết quả bài kiểm tra, chúng ta có thể thấy kết quả học tập của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Cụ thể là điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC, tỉ lệ HS đạt loại yếu kém của nhóm TN giảm rất nhiều, ngược lại tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Sau khi kiểm định giả thuyết thống kê, có thể kết luận được HS ở nhóm TN nắm vững kiến thức đã được truyền thụ hơn so với HS ở nhóm ĐC.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Như vậy, việc tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS với sự hỗ trợ của CNTT mà chúng tôi đề xuất là khả thi và giúp nâng cao kết quả học tập của HS.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu ở trên, đối chiếu với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tại đã đặt ra chúng tôi nhận thấy đã đạt được những kết quả sau:

1. Góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát huy tính tích cực nhận thức cho HS trong dạy học Vật lí với sự hỗ trợ của CNTT. Cụ thể là:

- Làm rõ các khái niệm của hoạt động nhận thức, tính tích cực hoạt động nhận thức của HS, các biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức của HS. Nghiên cứu các phương pháp, phương tiện dạy học nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS khi dạy chương “Nhiệt học” trong chương trình lớp 8.

- Làm rõ được khái niệm, ý nghĩa và ứng dụng của PMDH trong dạy học Vật lí.

- Hướng dẫn được người học cách vẽ BĐTD, ứng dụng của BĐTD trong dạy học nói chung và dạy học Vật lý nói riêng.

- Đã nghiên cứu, điều tra thực trạng việc phát huy tính tích cực nhận thức cho HS với sự hỗ trợ của CNTT ở một số trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

2. Tổng quan chương “Nhiệt học” trong chương trình Vật lý lớp 6 THCS (trong đó có vị trí, nội dung, kiến thức, kĩ năng, thái độ). Định hướng sử dụng PMDH và video clip vào trong việc tổ chức hoạt động dạy - học.

3. Đề xuất xây dựng được một số phương án tiến trình dạy học một số bài trong chương “Nhiệt học” - Vật lí 6 theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của HS với sự hỗ trợ của CNTT. Có thể làm tài kiệu tham khảo cho giáo viên bộ môn Vật lý ở các trường THCS.

4. Chỉ ra được mục đích, nhiệm vụ TNSP. Đối tượng TNSP là kiến thức “Nhiệt học” Vật lý 6 THCS. Chọn được lớp TN và ĐC.

5. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THCS Trạm Lộ để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả hỗ trợ của CNTT vào việc phát huy tính tích cực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn nhận thức của HS. Qua kết quả thực nghiệm có thể thấy được khả năng tư duy của HS đã dần được cải thiện, kết quả học tập được nâng cao, điều đó là minh chứng rõ nhất cho tính khả thi của đề tài.

2. Kiến nghị

- Để thực hiện hóa việc sử dụng CNTT trong tổ chức hoạt động dạy học thì các trường phổ thơng cần quan tâm, đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các trường THCS: máy chiếu, máy vi tinh, projector, internet...

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ giáo dục và Đào tạo,Sở giáo dục và Đào tạo cũng như Ban giám hiệu nhà trường trong việc trang bị cho GV những kiến thức và kĩ năng tin học cơ bản phục vụ cho tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS.

- Thường xuyên tổ chức các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng thực hành PMDH, sử dụng BĐTD cho giáo viên.

- Động viên, khuyến khích giáo viên mạnh dạn áp dụng các hình thức dạy học tích cực, sử dụng CNTT trong các giờ học Vật lý.

- Thực hiện đánh giá giờ dạy chú trọng đến kỹ năng sử dụng các PTDH hiện đại và BĐTD.

HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

- Có thể áp dụng tiến trình dạy học đã đề xuất cho các chương khác của chương trình Vật lý cấp THCS và có thể cho cả các mơn học khác.

- Thực hiện tiến trình trên trong thời gian dài và phạm vi rộng để kiểm nghiệm hiệu quả của tiến trình và bổ sung những yếu tố cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Dự kiến đóng góp của luận văn:

- Góp phần làm rõ hơn việc sử dụng cơng nghệ thông tin trong dạy học vật lý tại các trường trung học cơ sở.

- Đề xuất xây dựng được một số phương án tiến trình dạy học một số kiến thức phần “Nhiệt học” - Vật lý 6 ở trường trung học cơ sở.

- Có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên dạy bộ môn Vật lý ở các trường trung học cơ sở.

Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo:

- Các cấp quản lí giáo dục cần thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kĩ năng thực hành phần mềm dạy học, sử dụng bản đồ tư duy cho giáo viên, khuyến khích giáo viên mạnh dạn áp dụng các hình thức dạy học tích cực trong các giờ học Vật lý.

Khuyến khích giáo viên sử dụng CNTT nhưng phải đảm bảo theo đúng các u cầu của việc tìm tịi, nghiên cứu tái tạo kiến thức và việc sử dụng thiết bị thí nghiệm trong dạy học vật lý.

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Đình Châu (chủ biên), Đặng Thị Thu Thủy, Trần Đức Vượng, Vương Thị Phương Hạnh, Ngô Văn Chinh (2012), Đổi mới phương pháp dạy học và

sáng tạo với bản đồ tư duy (sách kèm đĩa CD), NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy (2011), Dạy tốt - học tốt các môn học

bằng BĐTD, NXB giáo dục Việt Nam.

3. Chính phủ nước CHXHCNVN (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ).

4. Đào Kiên Cường (2013), Hướng dẫn học sinh ôn tập, hệ thống hóa kiến thức chương "điện học" Vật lý 9 với sự hỗ trợ của BĐTD, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

5. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về phương pháp dạy học ở trường phổ thông, Berlin/Hà Nội.

6. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết hội nghị lần thứ II BCH trung ương Đảng khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

7. Tô Xuân Giáp (2000), Phương tiện dạy học, NXB Giáo Dục.

8. Lưu Thị Thu Hịa (2014), Phát huy tính tích cực nhận thức cho HS THPT qua chương “Sóng ánh sáng” vật lý 12 với sự hỗ trợ của PTDH hiện đại và BĐTD, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

9. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học sư phạm.

10. Nguyễn Văn Khải (chủ biên), Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai (2008),

Lý luận dạy học vật lí ở trường phổ thơng, NXB Giáo dục.

11. Nguyễn Văn Khải, Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học vật lý, Giáo

trình đào tạo thạc sĩ, ĐHSP-ĐH Thái Nguyên.

12. Nguyễn Văn Khánh (2015), Tổ chức dạy học chương “Cơ học”- Vật lí 8 với sự hỗ trợ của PMDH và BĐTD, Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 13. Phạm Ngọc Lợi (2016), Tổ chức dạy học chương “Động học chất điểm”

Vật lí 10 với sự hỗ trợ của phần mềm dạy học và bản đồ tư duy theo hướng phát triến năng lực sáng tạo của học sinh, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

14. Nguyễn Văn Quang (2010), Bồi dưỡng năng lực tự học Vật lý cho học sinh THPT thông qua việc sử dụng SGK với sự hỗ trợ của BĐTD, Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, Đại học sư phạm Huế.

15. Vũ Quang (Tổng chủ biên), Bùi Gia Thịnh (Chủ biên), Nguyễn Phương Hồng (2015), Sách giáo khoa vật lí 6, NXB giáo dục.

16. Nguyễn Đức Thâm (2002), Giáo trình phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB giáo dục.

17. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức

cho HS trong dạy học vật lý ở trường PT, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Đặng Thị Thu Thủy (2010), Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.

19. Bùi Ngọc Anh Toàn (2011), Phát huy tính tích cực nhận thức cho học sinh qua dạy chương “Động lực học chất điểm” Vật lý lớp 10 cơ bản với sự hỗ trợ của một số PMDH và BĐTD, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.

20. Phạm Hữu Tòng (2001), Lý luận dạy học Vật lý ở trường trung học, NXB Giáo dục, Trường ĐHSP Hà Nội.

21. Tony Buzan (2007), Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

22. Tony Buzan (2008), Sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp, TP.Hồ Chí Minh.

23. Nguyễn Thị Đoan Trang, Nghiên Cứu sử dụng video clip trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ” Vật lý 11 THPT, Đề tài nghiên cứu khoa học,trường ĐHSP Huế.

24. Mai Văn Trinh (2001), Nâng cao hiệu quả dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thơng nhờ việc sử dụng máy vi tính và các phương tiện dạy học hiện đại, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường đại học sư phạm Vinh.

26. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới,

NXB Giáo dục.

27. Trần Đức Vượng - Trần Đình Châu - Đặng Thị Thu Thuỷ - Vương Thị Phương Hạnh (2012), Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học và sáng tạo với bản đồ tư duy, NXB Giáo dục Việt Nam.

28. Trần Đức Vượng (2011), Ứng dụng Công nghệ thông tin và Bản đồ tư duy

dạy học môn Vật lý, Tài liệu tập huấn Dự án THCS II, Hà Nội.

Các tài liệu trên Internet:

29. http://violet.vn

30. http://thuvienvatly.com

31. http://tailieu.vn

32. http://www.tonybuzan.com/about/mind-mapping/

PHỤ LỤC

Phụ lục 2

PHIẾU TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI GIÁO VIÊN BỘ MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THCS TRẠM LỘ

Họ và tên:.................................................................................................... Đơn vị công tác:..........................................................................................

Xin đồng chí vui lịng cho biết ý kiến về những vấn đề sau:

1. Thầy/ Cơ có thường xuyên sử dụng phần mềm dạy học vào trong giảng dạy không?

A. Đôi khi

B. Thường xuyên C. Không sử dụng.

2. Thầy/ Cơ có sử dụng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức cho HS sau mỗi tiết học hay không?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương nhiệt học vật lý 6 với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)