Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 29 - 31)

- Hiệu quả các PT TTQT đƣợc đánh giá thông qua việc tăng cƣờng và củng cố nguồn vốn (đặc biệt là ngoại tệ cho NH).

Đối với chỉ tiêu này cần đề cập đến mối quan hệ giữa doanh số các PT TTQT với số dư tiền gửi ngoại tệ tại NH, hay doanh số các PT TTQT và số dư tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức KT. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, mọi nguồn thu ngoại tệ từ nước ngoài hoặc chi ngoại tệ để thanh toán cho nước ngoài, các NHTM đều phải thực hiện thông qua tài khoản NOSTRO - tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình tại nước ngoài. Nghiệp vụ nào phát triển, doanh số lớn thì doanh số mua bán ngoại tệ theo đó tăng lên, tỷ trọng thanh toán lớn sẽ tạo ra số dư lớn trên tài khoản

Nostro của NH, tức là số dư tiền gửi của NHTM tại nước ngoài sẽ cao, đây chính là hiệu quả mà các PT TTQT đã mang lại cho hoạt động kinh doanh NH.

- Hiệu quả các PT TTQT đƣợc đánh giá thông qua việc tăng cƣờng và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ.

Trong quá trình thực hiện các PT TTQT, NH bán ngoại tệ cho các khách hàng có nhu cầu thanh toán tiền hàng NK hoặc mua lại ngoại tệ của các khách hàng có nguồn ngoại tệ thu về từ hoạt động XK hàng. Khi nghiệp vụ thanh toán hàng XNK qua NH càng nhiều thì sẽ càng tạo điều kiện cho NH phát triển được nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tăng doanh thu dịch vụ, tăng thu từ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh NH.

- Hiệu quả các PT thanh toán quốc tế đƣợc đánh giá thông qua việc tăng cƣờng và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng XNK và các nghiệp vụ ngân hàng khác (chiết khấu hối phiếu, bảo lãnh…)

Đối với nhà NK, khi cần NK một khối lượng hàng hoá, dịch vụ cần thiết nhưng khả năng tài chính chưa đủ để thực hiện hoạt động đó, lúc này nhà NK sẽ đến NH xin vay, NH khi đó sẽ là người cung cấp nguồn tài chính cần thiết cho nhà NK trên cơ sở các điều kiện nhất định được thoả thuận.

Đối với nhà XK, khi thị trường hàng hoá dịch vụ đòi hỏi cạnh tranh tích cực, nhà XK buộc phải tìm kiếm nguồn đầu tư để thực hiện hợp đồng của mình, lúc này NH sẽ đóng vai trò là người cung cấp nguồn tài chính cho nhà XK.

Khi NH cho DN XNK vay, NH sẽ thu lãi trên khoản tiền đã cho vay này. Sự hợp nhất giữa NH và các DN XNK sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng XNK, đưa hoạt động tín dụng XNK thực sự trở thành một đòn bẩy kích thích sự phát triển nền KT.

Như vậy, khi tiến hành các nghiệp vụ thanh toán quốc tế là góp phần kích thích sự phát triển các nghiệp vụ ngân hàng khác (tài trợ nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, chiết khấu hối phiếu, bảo lãnh…)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)