Nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ thanhtoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 74 - 75)

Để có thể thực hiện được mục tiêu phát triển ngân hàng nói chung và dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng, nguồn lực quan trọng nhất cần được quan tâm đó chính là đội ngũ cán bộ nhân viên. Công tác đào tao, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán cho cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế là điều tất yếu để có thể phát triển dược dịch vụ thanh toán quốc tế một cách toàn diện cả về số lượng lẫn chất lượng.

Trong phương hướng phát triển của Agribank An Phú, dịch vụ thanh toán quốc tế sẽ được mở rộng và phát triển, các sản phẩm dịch vụ mới sẽ dần được đưa vào cung cấp cho khách hàng, để làm được điều đó thì các nguồn lực phải được chuẩn bị thật kĩ lưỡng mà trong đó nguồn nhân lực chính là cơ sở cho việc phát triển dịch vụ này. Dịch vụ thanh toán quốc tế là một nghiệp vụ thực tế đồi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm, ngoài ra người cán bộ thanh toán quốc tế không chỉ yêu cầu phải giỏi về chuyên môn thanh toán quốc tế mà còn có thêm các kỹ năng mềm khách như giao tiếp, phân tích, đàm phán ký kết hợp đồng để có thể biết được các điều khoản nào có lợi cho khách hàng, cho ngân hàng và ngược lại, từ đó tư vấn cho khách hàng nên rút kinh nghiệm cho những lần giao dịch sau. Với mục tiêu đã được đề ra như trên, một số chính sách phát triển nguồn nhân lực đã được đề ra và trong những năm tới nên tiếp tục tăng cường hơn nữa đó là:

Thứ nhất, đạo tạo nghiệp vụ chuyên sâu. Kinh nghiệm làm việc của các cán bộ sẽ được tích lũy dần dần qua thời gian làm việc, tuy nhiên để phát triển được dịch vụ thanh toán quốc tế một cách nhanh chóng thì đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu là điều hết sức cần thiết. Ngoài ra, những kiến thức bổ trợ khác cho công tác nghiệp vụ thanh toán quốc tế như kiến thức liên quan tới INCOTERMS, chứng từ vận tải, chứng từ bảo hiểm v.v… cũng nên được bồi dưỡng liên tục cho các nhân viên thanh toán quốc tế.

Thứ hai là công tác tuyển chọn cán bộ, Agribank An Phú nên có nhiều chính sách để thu hút những cán bộ giỏi chuyên môn từ chính các đối thủ khác trên thị trường. Điều này vừa giúp Agribank An Phú giải quyết được công tác thiếu hụt nhân sự, vừa làm giảm được chất lượng nhân lực của đối thủ, thậm chí còn có thể lôi kéo được những khách hàng đã quen làm việc với những nhân viên này.

Thứ ba, suy cho cùng thì thanh toán quốc tế cũng là một dịch vụ. Mà đã dịch vụ thì luôn có tương tác trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên cung cấp dịch vụ. Chất lượng dịch vụ cũng do đó phụ thuộc rất nhiều vào quá trình giao tiếp giữa khách hàng và nhân viên. Từ đó trong công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên thanh toán quốc tế, một chương trình đào tạo về thái độ phục vụ khách hàng là vô cùng cần thiết. Nhân viên phải được đạo tạo từ cách giao tiếp, cách giữ vững tâm lý phong cách phục nhiệt tình, tận tâm tận lực với khách hàng trước và sau mỗi thương vụ giao dịch. Mối quan hệ với khách hàng phải ngày càng bền chặt hơn nữa, có như vậy nó sẽ trở thành một tài sản vô giá của ngân hàng. Sau mỗi lần giao dịch, sự hài lòng của khách hàng sẽ là thước đo cho chất lượng của dịch vụ, là cơ sở để họ tiếp tục sử dụng sản phẩm của ngân hàng và lôi kéo thêm nhiều khách hàng khác nữa. Nhờ đó doanh thu sẽ được ổn định và phát triển từng ngày.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)