Mở rộng và nâng cao chất lượng quan hệ đại lý thực hiện thanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 81 - 87)

Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro. Thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng có điều kiện thực hiện các dịch vụ ủy thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT.

Nhờ việc thiết lập các quan hệ mới, các giao dịch thanh toán và dịch vụ thông báo sẽ về thẳng ngân hàng mà không phải qua trung gian giúp khách hàng sớm nhận được thanh toán và các thông báo, tiết giảm chi phí, nhờ đó đảm bảo được hiệu quả kinh doanh của khách hàng.

Bảng 3.1. Cơ cấu ngân hàng đại lý với Agribank Việt Nam theo khu vực

KHU VỰC SỐ LƢỢNG NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ SỐ QUỐC GIA

CHÂU Á 471 18 TRUNG ĐÔNG 35 10 CHÂU MỸ 124 16 CARIBEAN 4 1 CHÂU ÂU 366 36 CHÂU ÚC 28 4 CHÂU PHI 19 8 TỔNG 1047 93

Nguồn: Danh sách ngân hàng quan hệ đại lý với Agribank Việt Nam

Bảng 3.2. Số lƣợng ngân hàng đại lý của một số Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

STT NGÂN HÀNG SỐ LƢỢNG NGÂN

HÀNG ĐẠI LÝ

1. Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và

phát triển Việt Nam – BIDV 1600 2. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại

thương Việt Nam – VCB 1300

3. Ngân hàng thương mại cổ phần công

thương Việt Nam – VIETINBANK 900

4. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam

Á (SeABank) 200

Từ bảng 3.2 cho thấy hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý thực hiện TTQT, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Rõ ràng, các ngân hàng thương mại đang mở rộng khả năng chiếm lĩnh thị phần TTQT của mình bằng cách mở rộng các chuỗi đại lý, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Mặc dù hiện nay Agribank Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại Việt Nam có số lượng ngân hàng đại lý nhiều nhất nhưng vấn đề đặt ra cho Agribank Việt Nam là làm sao phải duy trì, mở rộng và không ngừng nâng cao không chỉ số lượng mà cả chất lượng quan hệ đại lý.

Sở giao dịch nên kịp thời thu thập thông tin từ các chi nhánh để thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng mà khách hàng có nhu cầu thông báo L/C với trị giá giao dịch lớn, cập nhật thông tin về các ngân hàng đại lý một cách công khai và phổ biến cho các chi nhánh để tư vấn tốt nhất cho khách hàng, đồng thời thu thập những phản hồi của các chi nhánh về chất lượng của các ngân hàng có quan hệ đại lý, thống kê số lượng giao dịch với các ngân hàng đại lý trong một năm từ đó có sự xếp loại ngân hàng đại lý theo vùng và quốc gia để từ đó có quyết định nên tiếp tục hay hủy bỏ quan hệ đại lý không hiệu quả và tìm kiếm các đối tác quan hệ đại lý tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Việc đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế cần phải được thực hiện trên cơ sở hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng đồng thời phải được đặt trong bối cảnh thực tế của hoạt động ngân hàng, nền kinh tế trong nước và nền kinh tế toàn cầu. Nhờ vào việc so sánh đánh giá hiệu quả của từng phương thức thanh toán quốc tế đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng mà ban quản trị ngân hàng sẽ có những chiến lược phù hợp để phát triển từng sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ, tối đa hóa lợi nhuận và doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Từ thực trạng hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế của Agribank An Phú trong thời gian qua, đề tài đã đưa ra hệ thống giải pháp, kiến nghị và đề

xuất cụ thể để nâng cao hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế đang thực hiện tại chi nhánh, chính sách thu hút thêm khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tăng uy tín của chi nhánh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.

KẾT LUẬN

Mặc dù doanh thu phí từ hoạt động thanh toán quốc tế vẫn còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của ngân hàng thương mại, nhưng vai trò của thanh toán quốc tế rất quan trọng, nó góp phần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của ngân hàng, là nghiệp vụ hỗ trợ các nghiệp vụ khác phát triển và hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.Việc so sánh đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế nhằm giúp cho ngân hàng tìm ra các giải pháp chiến lược và thiết thực phát triển các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế, là một việc làm hết sức cần thiết cho mỗi ngân hàng thương mại hiện nay.

Trên cơ sở lý luận ở chương 1 kết hợp với những phân tích, so sánh và đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại Agribank An Phú trong chương 2, từ đó trong chương 3 đề tài đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của các phương thức thanh toán quốc tế, đồng thời đề tài có đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Sự nỗ lực của Agribank An Phú cùng với những hỗ trợ của các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan sẽ tạo điều kiện cho việc phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh, đáp ứng những nhu cầu về tăng trưởng, nâng cao thị phần và khẳng định được uy tín của Agribank trong thương trường quốc tế.

Luận văn được hoàn thành với sự cố gắng của tác giả, sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học TS. Nguyễn Văn Phúc, sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và đồng nghiệp tại NHNNo&PTNT Việt Nam Chi nhánh An Phú, song vẫn còn những sai sót. Rất mong Hội đồng và những ai quan tâm góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Trần Nguyễn Hợp Châu (2012), Nâng cao năng lực thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng.

2. Nguyễn Thị Hồng Hải (2006), Xu hướng lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tế và vấn đề đặt ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học và đào tạo ngân hàng.

3. Vũ Thị Thúy Nga(2003), Nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại qua công tác kiểm toán hoạt động thanh toán quốc tế, Tạp chí ngân hàng.

4. Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Lan Hương (2013), Hoạt động ngoại bảng và quy trình quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập.

5. Nguyễn Văn Tiến (2008), Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ ngoại thương, NXB Thống kê, Hà Nội.

6. Đỗ Hồng Thu (2009), Ảnh hưởng khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh đối ngoại của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng.

7. Đinh Xuân Trình (2002), Giáo trình Thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT (15/12/2005) ban hành quy định về quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, 2005.

9. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam Chi nhánh An Phú, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010, 2011,2012.

TIẾNG NƢỚC NGOÀI

10.Phòng thương mại quốc tế (ICC- International Chamber of Commerce); (1995), Quy tắc thống nhất về nhờ thu (URC 522); Bản sửa đổi năm 1995.

11.Phòng thương mại quốc tế (ICC- International Chamber of Commerce); (1998), Quy tắc thực hành thống nhất về thư tín dụng dự phòng (Rules in International Standby Practices (ISP98); Ấn bản số 590 năm 1998.

12. Phòng thương mại quốc tế (ICC- International Chamber of Commerce); (1998), Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ số 600 (UCP 600) (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits, ICC Publication No. 600); năm 2007.

WEB 13.http://www.acb.com.vn/index.jsp 14.http://www.agribankanphu.com.vn/vn/home/ 15.http://www.bidv.com.vn/ 16.http://www.eximbank.com.vn/vn/ 17.http://www.inntron.com/corebanking.html 18.http://www.seabank.com.vn 19.http://www.vietcombank.com.vn/Corp/GPayment/ 20.http://www.vietinbank.vn/web/home/vn/index.html

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)