Hiệu quả các phương thức thanhtoán quốc tế được đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 61 - 64)

việc tăng cường và củng cố nguồn vốn (đặc biệt là vốn ngoại tệ cho ngân hàng)

Hoạt động các nghiệp vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ luôn gắn liền với sự tăng trưởng của các sản phẩm dịch vụ liên quan đến ngoại tệ như cho vay ngoại tệ, thanh toán thẻ, séc, chi trả kiều hối….các nghiệp vụ này góp phần tạo nên sự thay đổi về cả chiều rộng và chiều sâu trong quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng.

Đối với các khách hàng sử dụng phương thức thanh toán L/C hàng nhập, ngân hàng nâng cao được nguồn vốn huy động ngoại tệ thông qua tỷ lệ ký quỹ L/C tại chi nhánh, số liệu thống kê trong giai đoạn năm 2008 đến năm 2012 cho thấy mức ký quỹ L/C thường chiếm khoảng 13% trong tổng số vốn huy động ngoại tệ tại chi nhánh và mức đóng góp này tăng trưởng ổn định qua các năm.

Đối với các khách hàng vừa thực hiện xuất khẩu vừa nhập khẩu bằng các phương thức D/P hoặc T/T thì cũng tạo được số dư ngoại tệ đáng kể tại ngân hàng khi nguồn ngoại tệ về nhưng chưa sử dụng, chờ thanh toán cho các món tiền thanh toán nhập khẩu đến hạn.

2.3.2.2. Hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế được đánh giá thông qua việc tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

An Phú trong việc đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Từ khi được thành lập đến nay, chi nhánh đã thực hiện các phương thức thanh toán quốc tế với nhiều loại ngoại tệ khác nhau như USD, EUR, JPY, GBP, AUD, CAD, NZD, CHF… Hoạt động mua bán ngoại tệ được xử lý tập trung tại Sở giao dịch Agribank Việt Nam, theo đó các giao dịch buôn bán ngoại tệ liên ngân hàng chỉ được giao dịch tại hội sở chính. Việc trao đổi thông tin giao dịch về kinh doanh ngoại tệ giữa chi nhánh Agribank An Phú với Sở giao dịch đã được chuyên nghiệp hóa với hệ thống công nghệ phần mềm IPICAS với tính năng Dealing xử lý trực tuyến tự động, nhờ vậy chi nhánh cũng ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng.

Trong giai đoạn năm 2008-2012, chi nhánh đã có nguồn thu nhập đáng kể từ việc mua bán ngoại tệ với khách hàng khi cung cấp dịch vụ chuyển tiền, nhờ thu và L/C cho khách hàng doanh nghiệp cũng như việc chuyển tiền và nhận tiền từ khách hàng cá nhân. Trong đó nghiệp vụ bán ngoại tệ chủ yếu cho khách hàng sử dụng phương thức thanh toán L/C.

2.3.2.3. Hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế được đánh giá thông qua việc tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu và các nghiệp vụ ngân hàng khác (chiết khấu hối phiếu, bảo lãnh…)

Chi nhánh luôn thay đổi chính sách cho vay ưu đãi đối với khách hàng xuất nhập khẩu theo từng thời kỳ, phù hợp quy định của Nhà nước và Agribank Việt Nam, theo đó chủ yếu tập trung cho vay các khách hàng có nhu cầu vốn để thu mua, chế biến, xuất khẩu hàng hóa nông sản, thực phẩm; sử dụng và cam kết sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của Agribank; cho vay các khách hàng nhập khẩu vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn; phục vụ sản xuất, gia công chế biến xuất nhập khẩu.

Dư nợ ngoại tệ trong giai đoạn năm 2008-2012 tại chi nhánh chủ yếu tập trung vào nhóm khách hàng nhập khẩu mặt hàng phân bón bằng phương thức mở L/C, khách hàng gia công xuất khẩu hàng may mặc bằng phương thức L/C kết hợp T/T và khách hàng xuất khẩu thủy hải sản bằng phương thức thanh toán L/C. Đồng thời việc phát triển các nghiệp vụ T/T, D/P và L/C đã tạo ra các nghiệp vụ khác như chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C, tài trợ L/C xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu, bảo lãnh ứng trước thanh toán T/T…

11.51 8.04 14.44 34.15 47.88 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 Triệu USD 2008 2009 2010 2011 2012 Năm

Biểu đồ 2.15: Hoạt động tín dụng XNK tại Agribank An Phú giai đoạn năm 2008-2012

Như vậy trên cơ sở so sánh hiệu quả các PT TTQT qua hệ thống các chỉ tiêu cho thấy, trong những năm vừa qua chi nhánh đã thực hiện rất tốt với nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, tiếp theo đó là phương thức thanh toán nhờ thu.

2.4. NHỮNG HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM HIỆU QUẢ CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK AN PHÚ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)