Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 65 - 69)

- Hoạt động Marketing hướng tới dịch vụ TTQT chưa được đẩy mạnh: Để mở rộng được đối tượng khách hàng, từ đó mở rộng thị phần TTQT đòi hỏi công tác Marketing phải được đề cao. Trong những năm qua, Agribank An Phú chưa thực sự chú ý đến lĩnh vực này, chưa có sự đầu tư đúng mức, chưa đề ra được những chính sách, biện pháp thực sự hiệu quả nhằm thu hút và lôi kéo khách hàng đến giao dịch TTQT tại chi nhánh, khách hàng đến giao dịch tại Agribank An Phú chưa thấy được những ưu điểm lớn, khác biệt so với các ngân hàng khác.

- Năng lực quản trị rủi ro: Agribank An Phú chưa xây dựng được mô hình quản lý giám sát rủi ro trong hoạt động TTQT theo đúng thông lệ quốc tế, chưa xây dựng được các chính sách, các quy trình quản lý rủi ro, các mô hình và công cụ đo lường rủi ro để phục vụ công tác dự báo, cảnh báo những rui ro một cách có định hướng và trong khuôn khổ có thể chấp nhận được. Hiện tại công tác quản trị rủi ro chủ yếu là thủ công, mang tính chất kiểm tra sau và thanh tra kiểm soát nội bộ. Hệ thống thông tin quản lý rủi ro của Sở giao dịch không được cập nhật đầy đủ và chính xác làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản trị rủi ro tại chi nhánh.

- Chưa có giải pháp tổng thể để phát triển hoạt động TTQT: Do chưa nhận thức và đo lường hết những tác hại của những rủi ro hoạt động TTQT đối với hoạt động kinh doanh NH, nên Agribank An Phú chưa có chiến lược cụ thể để phát triển các phương thức TTQT và biện pháp nhằm giảm bớt rủi ro trong quá trình hoạt động.

- Tiềm lực tài chính của chi nhánh còn hạn chế, theo đó không thể đáp ứng hết nhu cầu về cho vay, tài trợ XNK đầy đủ và toàn diện cho những khách hàng lớn.

- Đội ngũ cán bộ làm công tác TTQT còn hạn chế: Các cán bộ trực tiếp và gián tiếp thực hiện các nghiệp vụ TTQT tại chi nhánh chưa được đào tạo bài bản về TTQT, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý đa dạng các phát sinh của

các phương thức TTQT, chưa nắm bắt kịp thời những thay đổi trong quy trình thanh toán hiện đại cũng như những diễn biến thương mại quốc tế ngày một phức tạp. Chưa có nhiều cán bộ giỏi làm công tác tham mưu cho lãnh đạo về TTQT. Chưa có chuyên gia thực thụ về TTQT và chuyên sâu về phát triển các dịch vụ tài trợ thương mại. Kiến thức về đo lường rủi ro các phương thức thanh toán còn yếu kém, chưa có những bộ phận nghiên cứu và dự đoán sự thay đổi của tỷ giá trên thị trường.

- Hệ thống thông tin chưa đầy đủ: Các loại thông tin liên quan đến rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, thông tin về đối tác...còn thiếu, chủ yếu thu thập từ hệ thống truyền thông mà nguồn thông tin này còn bất cập, thiếu tính tin cậy và an toàn.

2.4.2.2. Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống pháp luật Việt Nam về TTQT chưa đồng bộ

Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có quy định riêng về TTQT trong một Bộ Luật, Pháp lệnh hay Nghị định của Chính phủ, các quy định của pháp luật về TTQT nằm rải rác ở các văn bản chủ yếu như Bộ Luật dân sự ( Phần thứ 7 gồm 13 điều từ Điều 826 đến điều 838 quy định về các giao dịch dân sự có yếu tố nước ngoài), Luật thương mại (điều 4 quy định về việc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quán thương mại quốc tế), Luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh ngoại hối, Nghị định 160/2006/NĐ-CP (28/12/2006) Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh ngoại hối.

Văn bản hướng dẫn hoạt động TTQT mà Agribank An Phú đang áp dụng là Quyết định số 1998/QĐ-NHNo-QHQT (15/12/2005) ban hành quy định về quy trình nghiệp vụ TTQT trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam và được sửa đổi bổ sung bởi Quyết định số 858/QĐ-NHNo-QHQT (29/6/2007). Tuy nhiên, các quy định của Agribank trong hoạt động thanh toán quốc tế còn nhiều chỗ chưa cụ thể, chưa cập nhật kịp thời những phát sinh mới trong các phương thức TTQT, gây ra sự lúng túng cho các chi nhánh khi xử lý tình huống với khách hàng. Chưa xây dựng quy trình nghiệp vụ cụ thể và đầy đủ cho các nghiệp vụ phát hành một số loại

L/C đặc biệt như: L/C chuyển nhượng, L/C dự phòng, L/C tuần hoàn... chưa có cơ chế rõ ràng cho các dịch vụ xác nhận L/C XK, chưa có dịch vụ trực tiếp xác nhận L/C NK.

- Mỗi phương thức TTQT đều tiềm ẩn những rủi ro mà các NH đều không thể lường trước được như rủi ro pháp lý, rủi ro tín dụng, rủi ro ngân hàng đại lý, rủi ro chính trị, rủi ro đạo đức, rủi ro tác nghiệp và rủi ro tỷ giá...

- Xu hướng lựa chọn các phương thức TTQT của các doanh nghiệp có sự thay đổi qua các thời kỳ: Hiện nay các PT TTQT trở nên hết sức đa dạng, đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của hoạt động thương mại quốc tế. Việc lựa chọn và áp dụng phương thức thanh toán trở thành một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp XNK. Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp không chỉ giúp họ tiết kiệm thời gian, chi phí mà còn có tác dụng hết sức quan trọng là giúp người mua, người bán kiểm soát được tiền và hàng hóa. Trong thời gian vừa qua, đã có sự thay đổi về việc lựa chọn các PT TTQT trong hệ thống các ngân hàng thương mại, việc lựa chọn phương thức thanh toán L/C đang có xu hướng giảm mà trên cơ sở so sánh đánh giá cho thấy phương thức thanh toán L/C mang lại hiệu quả cao hơn cho ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong những năm vừa qua, Agribank An Phú luôn phấn đấu để giữ vững và tăng thị phần của mình trên địa bàn hoạt động. Mặc dù mới thực sự trực tiếp tiến hành nghiệp vụ thanh toán quốc tế từ năm 2008 nhưng Agribank An Phú cũng đã đạt được những kết quả khả quan trong mảng dịch vụ đầy tiềm năng này. Doanh số TTQT bình quân trong giai đoạn năm 2008 – 2012 đạt khoảng 101.64 triệu USD (trong đó thanh toán hàng xuất đạt 30.8 triệu USD, thanh toán hàng nhập đạt 70.80 triệu USD) mang lại doanh thu từ phí các phương thức TTQT khoảng 4.7 tỷ đồng mỗi năm. Mặc dù doanh thu TTQT chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của ngân hàng nhưng đây là một nghiệp vụ không thể thiếu, đóng vai trò quan trọng làm đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần thúc đẩy nghiệp vụ khác phát triển, thu hút thêm khách hàng và làm tăng hiệu quả hoạt động kinh

doanh ngân hàng. Chính vì vậy, việc phân tích, so sánh đánh giá hiệu quả của các phương thức TTQT nhằm tìm ra phương thức thanh toán mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng từ đó tìm ra định hướng chiến lược phát triển các sản phẩm dịch vụ TTQT tại chi nhánh là hết sức cần thiết.

Trong chương 2, đề tài đã đề cập đến tổng quan về Agribank An Phú, các hoạt động chính tại chi nhánh, thực trạng hiệu quả các phương thức TTQT, so sánh đánh giá hiệu quả các phương thức thông qua hệ thống các chỉ tiêu định tính và định lượng, tìm ra hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế làm giảm hiệu quả của các phương thức TTQT tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh An Phú. Đó chính là cơ sở khoa học thực tiễn cho hệ thống giải pháp, kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của các phương thức thanh toán quốc tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh An Phú.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÁC PHƢƠNG THỨC THANH

TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH AN PHÚ, TP. HỒ CHÍ MINH

3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CÁC PHƢƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA AGRIBANK AN PHÚ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)