Xây dựng một lộ trình, tìm kiếm khả năng đưa đồng VND tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 79 - 81)

Sau những biến cố xảy ra trong năm vừa qua trên thị trường ngoại tệ, có một câu hỏi đặt ra là chúng ta phải lệ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế tới khi nào, và tại sao lại chưa thể tăng thêm vai trò của những đồng tiền khác trong thanh toán quốc tế. Có rất nhiều các đồng tiền mạnh khác để chúng ta có thể sử dụng trong thanh toán quốc tế với các đối tác như EUR, JPY, và gần đây mới nổi lên đồng Nhân dân tệ (CNY). Nhờ vào những ảnh hưởng kinh tế mạnh mẽ của mình, Trung Quốc đã đưa đồng CNY vào thanh toán quốc tế và càng ngày càng tăng thêm vai trò của đồng tiền này. Việt Nam cũng nên xây dựng một lộ trình, một kế hoạch đúng đắn để có thể sớm đưa được đồng VND vào thanh toán quốc tế.

Hiện nay, tính chuyển đổi của VND còn rất hạn chế trên thế giới nên việc đưa vào thanh toán xuất nhập khẩu hay vay nợ, trả nợ nước ngoài là một mục tiêu khá khó khăn. Cơ chế xây dựng sắp tới sẽ phải tập trung giải quyết khó khăn này bằng nhiều giải pháp khác nhau.

Trong giai đoạn đầu của đề án này, cần có những biện pháp nhằm nâng cao tính chuyển đổi của VND. Theo đó, ngân hàng nhà nước Việt nam xây dựng hệ thống lãi suất chủ đạo để định hướng thị trường, tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt, tương đối ổn định, hướng vào mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, đổi mới chính sách quản lý ngoại hối cho phù hợp với những diễn biến của thị trường và tăng dự trữ ngoại hối. Trong vấn đề, khắc phục tình trạng USD hóa nền kinh tế, đề án phải đưa ra được lộ trình từng

bước và đặt yêu cầu nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định về quản lý ngoại tê, tiếp tục cứng rắn xử lý để xóa bỏ việc niêm yết, định giá, thanh toán bằng ngoại tệ trong nước và kinh doanh ngoại tệ trái phép.

Nếu đề án thành công và phổ biến rộng rãi thì sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước cũng như khả năng phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại.

3.3.3. Một số đề xuất với Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

3.3.3.1. Tăng cường công tác đào tạo và trao đổi kiến thức thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống

Các hội thảo về TTQT nên được tổ chức thường xuyên hơn: Hiện nay các hội thảo thường được Sở giao dịch tổ chức hàng năm, tổng kết lại những tình huống và cách giải quyết tình huống cụ thể. Tuy nhiên, để có thể giúp cho các cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế có thể hiểu biết nhiều hơn nữa về các tình huống thanh toán quốc tế trong và ngoài nước, rút kinh nghiệm cho mình, hạn chế tối đa rủi ro thì các hội thảo này có lẽ nên được tổ chức nhiều hơn, có thể là hai hoặc ba lần trong năm. Song song với công tác đào tạo tập trung, Sở giao dịch cũng có thể cập nhật những ấn phẩm mới của ICC và phổ biến rộng rãi cho tất cả các chi nhánh biết nhằm tránh rủi ro luật pháp và tập quán quốc tế mới phát sinh.

3.3.3.2. Nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế thông qua công tác kiểm toán

Kiểm toán nội bộ là một hoạt động nội kiểm có tính độc lập trong các cơ quan, đơn vị kinh tế thực hiện với chức năng chính là kiểm tra, đánh giá các hoạt động tài chính và phi tài chính nhằm bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như đảm bảo được sự chính xác và độ tin cậy cảu các sổ sách kế toán, nâng cao hiệu quả các hoạt động trong ngân hàng. Thông qua công tác kiểm toán, kế toán nội bộ còn có chức năng tư vấn trong nội bộ ngân hàng, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cơ cấu tổ chức cũng như quy trình nghiệp vụ của ngân hàng. Bên cạnh việc chi nhánh tự kiểm tra kiểm soát thì Sở giao dịch cũng cần

thường xuyên kiểm tra, kiểm toán, giám sát các chi nhánh để nâng cao hiệu quả hoạt động trong toàn hệ thống.

Hoạt động kiểm toán hiện nay chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng, hoạt động tài chính kế toán, ngân quỹ, còn lại các hoạt động khác chưa được quan tâm như kiểm toán các dịch vụ ngân hàng, kiểm toán hoạt động thanh toán quốc tế, kiểm toán hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Hơn nữa trong quá trình kiểm toán chủ yếu là kiểm toán tuân thủ, chưa chú trọng kiểm toán tính hiệu quả của quá trình hoạt động, của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Kiểm toán chú trọng phát hiện sai phạm, chưa quan tâm đến phát hiện các rủi ro tiềm ẩn của từng loại hoạt động nghiệp vụ để có đề xuất cho ban lãnh đạo biện pháp hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng.

Tổ chức kiểm tra kiểm soát phải quan tâm xây dựng kế hoạch kiểm toán toàn diện các mặt hoạt động của ngân hàng, đảm bảo tất cả các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ tại ngân hàng, tất cả các bộ phận đều được kiểm toán sau một thời gian nhất định, trên cơ sở xây dựng phương pháp và quy trình kiểm toán cho từng nghiệp vụ cụ thể. Đặc biệt việc kiểm toán hoạt động thanh toán quốc tế cần được quan tâm vì đây là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm với môi trường quốc tế, gắn liền với rủi ro toàn cầu và uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế, một hoạt động đánh giá mức độ hội nhập quốc tế của ngân hàng.

Để kiểm toán hoạt động thanh toán quốc tế , cần xây dựng một quy trình kiểm toán cụ thể, đi sâu kiểm tra quy trình nghiệp vụ của các phương thức thanh toán quốc tế qua đó nắm bắt được mức độ hiệu quả của từng phương thức trên các tiêu chí đã đề ra, kịp thời phát hiện sai sót nghiệp vụ, có tham mưu đề xuất cho chi nhánh nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)