KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 76)

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, xây dựng khung pháp lý quản lý hoạt động thanh toán quốc tế động thanh toán quốc tế

Hiện nay, nước ta chưa có bộ luật riêng để quản lý loại hình dịch vụ thanh toán quốc tế, do vậy, các ngân hàng thương mại trong nước buộc phải sử dụng những quy tắc và thông lệ quốc tế như UCP, INCOTERMS, ULB, v.v… để thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của mình. Những thông lệ tập quán này mang tính chất tùy ý, không bắt buộc như các văn bản pháp lý, vì thế nếu trong trường hợp không may có xuất hiện rủi ro, tranh chấp, các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng thương mại cũng gặp nhiều khó khăn. Điều này đang tạo nên một yêu cầu rất cấp bách cho nhà nước cần phải nhanh chóng ban hành một bộ luật hay ít nhất cũng là những văn bản pháp quy khác để kịp thời điều tiết, và là cơ sở cho những công tác thanh toán quốc tế tại Việt Nam hiện nay.

3.3.1.2. Xây dựng chính sách thương mại quốc tế lâu dài và ổn định, đảm bảo đúng theo lộ trình gia nhập WTO đúng theo lộ trình gia nhập WTO

Trong những năm tiếp theo, chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam sẽ có nhiều bước thay đổi để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, tạo nền tảng để kinh tế Việt Nam phát triển bền vững trong tương lai. Các điều chỉnh trong hệ thống chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam cần phải tuân thủ đúng theo lộ trình của cam kết gia nhập WTO. Điều này sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước định hướng được các chiến lược kinh doanh trong trung và dài hạn của mình, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó công tác mở cửa thị trường, mở rộng các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng tác động không nhỏ tới nhu cầu xuất nhập khẩu cũng như thanh toán quốc tế. Để đảm bảo được sự phát triển ổn định lâu dài của dịch vụ thanh toán quốc tế cho Agribank An Phúnói riêng và hàng loạt các ngân hàng thương mại khác trong nước, các chính sách về thương mại quốc tế cần phải có được sự ổn định cần thiết, tránh những thay đổi đột ngột bất ngờ như những năm qua. Như đã nói ở trên, thanh toán quốc tế gắn chặt với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Khi những hoạt động xuất nhập khẩu được phát triển bền vững, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này được tạo điều kiện thuận lợi đề phát triển thì đó sẽ là cơ sở vững chắc cho dịch vụ thanh toán quốc tế ngày càng lớn mạnh hơn. Các ngân hàng thương mại cũng không muốn những khách hàng sử dụng dịch vụ của mình gặp những bất trắc trong kinh doanh, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng chi trả của doanh nghiệp cũng như nguồn thu lâu dài từ dịch vụ của ngân hàng.

3.3.2. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

3.3.2.1. Xây dựng chính sách quản lý ngoại tệ và tỷ giá một cách hợp lý, ổn định

Trong giai đoạn năm 2009-2011 cho thấy các hợp đồng xuất nhập khẩu tại Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào đồng Đô la Mỹ (USD), riêng trong 2009 nhập siêu cả nước lên tới 17 tỷ USD, cũng vì vậy nhu cầu đồng USD tăng đột biến, trong khi đó, các chính sách thắt chặt tỷ giá đồng USD đã khiến cho nhu cầu về USD lại càng tăng cao hơn. Nhu cầu USD không chỉ để phục vụ nhập khẩu hàng

hóa mà còn do tâm lý của người dân tích trữ đồng USD, các doanh nghiệp xuất khẩu thu được ngoại tệ cũng cố gắng dự trữ nên khiến cho tình hình khan hiếm đồng USD ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trong những năm tới, Việt Nam cần tránh để lặp lại những sự việc như giai đoạn 2009-2011, vì điều này ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, đó cũng là nguyên nhân làm cho dịch vụ thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại cũng bị kìm hãm và khó có cơ hội phát triển.

Trong những tháng cuối năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013 cho thấy tỷ giá niêm yết và biên độ giao động đồng USD khá ổn định (giữ mức 1%), không có tình trạng khan hiếm ngoại tệ, nếu có chỉ là một giai đoạn ngắn trong tháng 7 năm 2013 khi mà nhu cầu về thanh toán đột biến tăng cao. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước đang có những chính sách tiền tệ đúng đắn và phù hợp với diễn biến thị trường trong hiện tại.

Tuy nhiên để giữ vững mục tiêu bình ổn thị trường tiền tệ, Ngân hàng nhà nước cần phải có những biện pháp chủ động hơn trong điều hành thị trường ngoại hối, cần phải linh hoạt hơn, nhạy bén hơn trước những thay đổi của cung cầu ngoại tệ, đảm bảo sự ổn định thị trường giúp cho doanh nghiệp yên tâm hoạt động.

Văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu chi phối hoạt động ngoại hối ở Việt Nam hiện nay là Pháp lệnh ngoại hối. Pháp lệnh Ngoại hối được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 13/12/2005, có hiệu lực thi hành từ 01/6/2006, cùng với Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng, Pháp lệnh Ngoại hối là văn bản pháp luật quan trọng hình thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh toàn bộ lĩnh vực hoạt động tiền tệ, ngân hàng.

Kể từ khi có hiệu lực thi hành đến nay, Pháp lệnh Ngoại hối đã đáp ứng yêu cầu Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới, giúp phát triển thị trường ngoại hối, tăng cường hoạt động xuất, nhập khẩu và đầu tư của Việt Nam, góp phần tích cực vào quá trình hình thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và duy trì sự ổn định về chính trị - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, những biến động của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua và tác động của

cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã đặt ra yêu cầu tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thiện thể chế pháp luật về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng nói chung và lĩnh vực ngoại hối nói riêng.

Chính vì vậy, Ngân hàng Nhà nước cần có những tổng kết hằng năm về việc thực hiện Pháp lệnh ngoại hối để rút ra những hạn chế, vướng mắc và đề xuất lên Quốc hội chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện pháp lệnh giúp cho công tác quản lý điều hành hoạt động ngoại hối ngày một tốt hơn.

3.3.2.2. Xây dựng một lộ trình, tìm kiếm khả năng đưa đồng VND tham gia vào thanh toán quốc tế thanh toán quốc tế

Sau những biến cố xảy ra trong năm vừa qua trên thị trường ngoại tệ, có một câu hỏi đặt ra là chúng ta phải lệ thuộc vào đồng USD trong thanh toán quốc tế tới khi nào, và tại sao lại chưa thể tăng thêm vai trò của những đồng tiền khác trong thanh toán quốc tế. Có rất nhiều các đồng tiền mạnh khác để chúng ta có thể sử dụng trong thanh toán quốc tế với các đối tác như EUR, JPY, và gần đây mới nổi lên đồng Nhân dân tệ (CNY). Nhờ vào những ảnh hưởng kinh tế mạnh mẽ của mình, Trung Quốc đã đưa đồng CNY vào thanh toán quốc tế và càng ngày càng tăng thêm vai trò của đồng tiền này. Việt Nam cũng nên xây dựng một lộ trình, một kế hoạch đúng đắn để có thể sớm đưa được đồng VND vào thanh toán quốc tế.

Hiện nay, tính chuyển đổi của VND còn rất hạn chế trên thế giới nên việc đưa vào thanh toán xuất nhập khẩu hay vay nợ, trả nợ nước ngoài là một mục tiêu khá khó khăn. Cơ chế xây dựng sắp tới sẽ phải tập trung giải quyết khó khăn này bằng nhiều giải pháp khác nhau.

Trong giai đoạn đầu của đề án này, cần có những biện pháp nhằm nâng cao tính chuyển đổi của VND. Theo đó, ngân hàng nhà nước Việt nam xây dựng hệ thống lãi suất chủ đạo để định hướng thị trường, tiếp tục thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt, tương đối ổn định, hướng vào mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đồng thời, đổi mới chính sách quản lý ngoại hối cho phù hợp với những diễn biến của thị trường và tăng dự trữ ngoại hối. Trong vấn đề, khắc phục tình trạng USD hóa nền kinh tế, đề án phải đưa ra được lộ trình từng

bước và đặt yêu cầu nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định về quản lý ngoại tê, tiếp tục cứng rắn xử lý để xóa bỏ việc niêm yết, định giá, thanh toán bằng ngoại tệ trong nước và kinh doanh ngoại tệ trái phép.

Nếu đề án thành công và phổ biến rộng rãi thì sẽ tạo thuận lợi rất nhiều cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước cũng như khả năng phát triển của dịch vụ thanh toán quốc tế tại các ngân hàng thương mại.

3.3.3. Một số đề xuất với Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

3.3.3.1. Tăng cường công tác đào tạo và trao đổi kiến thức thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống

Các hội thảo về TTQT nên được tổ chức thường xuyên hơn: Hiện nay các hội thảo thường được Sở giao dịch tổ chức hàng năm, tổng kết lại những tình huống và cách giải quyết tình huống cụ thể. Tuy nhiên, để có thể giúp cho các cán bộ nhân viên thanh toán quốc tế có thể hiểu biết nhiều hơn nữa về các tình huống thanh toán quốc tế trong và ngoài nước, rút kinh nghiệm cho mình, hạn chế tối đa rủi ro thì các hội thảo này có lẽ nên được tổ chức nhiều hơn, có thể là hai hoặc ba lần trong năm. Song song với công tác đào tạo tập trung, Sở giao dịch cũng có thể cập nhật những ấn phẩm mới của ICC và phổ biến rộng rãi cho tất cả các chi nhánh biết nhằm tránh rủi ro luật pháp và tập quán quốc tế mới phát sinh.

3.3.3.2. Nâng cao hiệu quả thanh toán quốc tế thông qua công tác kiểm toán

Kiểm toán nội bộ là một hoạt động nội kiểm có tính độc lập trong các cơ quan, đơn vị kinh tế thực hiện với chức năng chính là kiểm tra, đánh giá các hoạt động tài chính và phi tài chính nhằm bảo vệ tài sản của doanh nghiệp cũng như đảm bảo được sự chính xác và độ tin cậy cảu các sổ sách kế toán, nâng cao hiệu quả các hoạt động trong ngân hàng. Thông qua công tác kiểm toán, kế toán nội bộ còn có chức năng tư vấn trong nội bộ ngân hàng, đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả cơ cấu tổ chức cũng như quy trình nghiệp vụ của ngân hàng. Bên cạnh việc chi nhánh tự kiểm tra kiểm soát thì Sở giao dịch cũng cần

thường xuyên kiểm tra, kiểm toán, giám sát các chi nhánh để nâng cao hiệu quả hoạt động trong toàn hệ thống.

Hoạt động kiểm toán hiện nay chủ yếu tập trung vào hoạt động tín dụng, hoạt động tài chính kế toán, ngân quỹ, còn lại các hoạt động khác chưa được quan tâm như kiểm toán các dịch vụ ngân hàng, kiểm toán hoạt động thanh toán quốc tế, kiểm toán hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản. Hơn nữa trong quá trình kiểm toán chủ yếu là kiểm toán tuân thủ, chưa chú trọng kiểm toán tính hiệu quả của quá trình hoạt động, của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Kiểm toán chú trọng phát hiện sai phạm, chưa quan tâm đến phát hiện các rủi ro tiềm ẩn của từng loại hoạt động nghiệp vụ để có đề xuất cho ban lãnh đạo biện pháp hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng.

Tổ chức kiểm tra kiểm soát phải quan tâm xây dựng kế hoạch kiểm toán toàn diện các mặt hoạt động của ngân hàng, đảm bảo tất cả các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ tại ngân hàng, tất cả các bộ phận đều được kiểm toán sau một thời gian nhất định, trên cơ sở xây dựng phương pháp và quy trình kiểm toán cho từng nghiệp vụ cụ thể. Đặc biệt việc kiểm toán hoạt động thanh toán quốc tế cần được quan tâm vì đây là một lĩnh vực hoạt động nhạy cảm với môi trường quốc tế, gắn liền với rủi ro toàn cầu và uy tín của ngân hàng trên thương trường quốc tế, một hoạt động đánh giá mức độ hội nhập quốc tế của ngân hàng.

Để kiểm toán hoạt động thanh toán quốc tế , cần xây dựng một quy trình kiểm toán cụ thể, đi sâu kiểm tra quy trình nghiệp vụ của các phương thức thanh toán quốc tế qua đó nắm bắt được mức độ hiệu quả của từng phương thức trên các tiêu chí đã đề ra, kịp thời phát hiện sai sót nghiệp vụ, có tham mưu đề xuất cho chi nhánh nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.

3.3.3.3. Mở rộng và nâng cao chất lượng quan hệ đại lý thực hiện thanh toán

Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro. Thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng có điều kiện thực hiện các dịch vụ ủy thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT.

Nhờ việc thiết lập các quan hệ mới, các giao dịch thanh toán và dịch vụ thông báo sẽ về thẳng ngân hàng mà không phải qua trung gian giúp khách hàng sớm nhận được thanh toán và các thông báo, tiết giảm chi phí, nhờ đó đảm bảo được hiệu quả kinh doanh của khách hàng.

Bảng 3.1. Cơ cấu ngân hàng đại lý với Agribank Việt Nam theo khu vực

KHU VỰC SỐ LƢỢNG NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ SỐ QUỐC GIA

CHÂU Á 471 18 TRUNG ĐÔNG 35 10 CHÂU MỸ 124 16 CARIBEAN 4 1 CHÂU ÂU 366 36 CHÂU ÚC 28 4 CHÂU PHI 19 8 TỔNG 1047 93

Nguồn: Danh sách ngân hàng quan hệ đại lý với Agribank Việt Nam

Bảng 3.2. Số lƣợng ngân hàng đại lý của một số Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

STT NGÂN HÀNG SỐ LƢỢNG NGÂN

HÀNG ĐẠI LÝ

1. Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và

phát triển Việt Nam – BIDV 1600 2. Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại

thương Việt Nam – VCB 1300

3. Ngân hàng thương mại cổ phần công

thương Việt Nam – VIETINBANK 900

4. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam

Á (SeABank) 200

Từ bảng 3.2 cho thấy hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng phát triển mạng lưới ngân hàng đại lý thực hiện TTQT, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Rõ ràng, các ngân hàng thương mại đang mở rộng khả năng chiếm lĩnh thị phần TTQT của mình bằng cách mở rộng các chuỗi đại lý, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Mặc dù hiện nay Agribank Việt Nam là một trong những ngân hàng thương mại Việt Nam có số lượng ngân hàng đại lý nhiều nhất nhưng vấn đề đặt ra cho Agribank Việt Nam là làm sao phải duy trì, mở rộng và không ngừng nâng cao không chỉ số lượng mà cả chất lượng quan hệ đại lý.

Sở giao dịch nên kịp thời thu thập thông tin từ các chi nhánh để thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng mà khách hàng có nhu cầu thông báo L/C với trị giá giao dịch lớn, cập nhật thông tin về các ngân hàng đại lý một cách công khai và phổ biến cho các chi nhánh để tư vấn tốt nhất cho khách hàng, đồng thời thu thập những phản hồi của các chi nhánh về chất lượng của các ngân hàng có quan hệ đại lý, thống kê số lượng giao dịch với các ngân hàng đại lý trong một năm từ đó có sự xếp loại ngân hàng đại lý theo vùng và quốc gia để từ đó có quyết định nên tiếp tục hay hủy bỏ quan hệ đại lý không hiệu quả và tìm kiếm các đối tác quan hệ đại lý tốt hơn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)