So sánh đánh giá qua các chỉ tiêu định lƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 58 - 61)

Chỉ tiêu định lượng để so sánh đánh giá hiệu quả thực hiện các phương thức thanh toán tại Agribank An Phú bao gồm: chỉ tiêu lợi nhuận ròng từ từng phương thức thanh toán quốc tế, tỷ lệ giữa lợi nhuận của các phương thức so với doanh thu của mỗi phương thức tương ứng, tỷ lệ giữa doanh thu của từng phương thức so với tổng doanh thu của tất cả các phương thức, và được thể hiện thông qua tỷ lệ giữa chi phí từng phương thức so với doanh thu mà phương thức đó mang lại.

Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu định lƣợng đánh giá hiệu quả các phƣơng thức thanh toán quốc tế tại Agribank An Phú giai đoạn năm 2008-2012

Phƣơng thức Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng DTNH 131.682,57 166.967,35 238.455,89 331.999,89 333.100,48 DTTTQT & KDNT 2021,56 6217,58 19057,57 16704,97 6465,71 KDNT 939,19 834,12 15526,26 7262,86 2364,29 DTPTTTQT 1082,37 5383,46 3531,31 9442,11 4101,42 Chuyển tiền 1.DTCT 146,46 329,40 483,33 1273,00 509,33 2.CPCT 20,60 54,05 50,80 48,24 52,30 3.LNCT 125,86 275,35 432,53 1224,76 457,03 4. CPCT/ DTCT 0,4646 0,1342 0,8147 0,4348 0,3657 5.LNCT/DTCT 0,8593 0,8359 0,8949 0,9621 0,8973 6. DTCT/DTPTTTQT 0,1353 0,0612 0,1369 0,1348 0,1242 Nhờ thu 1.DTNT 625,43 3766,27 1424,45 609,86 835,55 2.CPNT 19,21 22,74 19,18 19,40 21,27 3.LNNT 606,22 3743,53 1405,27 590,46 814,28 4.CPNT/DTNT 0,0307 0,0060 0,0135 0,0318 0,0255 5.LNNT/DTNT 0,9693 0,9940 0,9865 0,9682 0,9745 6.DTNT/DTPTTTQT 0,5778 0,6996 0,4034 0,0646 0,2037 Tín dụng chứng từ 1.DTTDCT 310,48 1287,79 1623,53 7559,25 2756,54 2.CPTDCT 36,01 79,51 57,51 59,70 50,95 3.LNTDCT 274,47 1208,28 1566,02 7499,55 2705,59 4.CPTDCT/DTTDCT 0,1160 0,0617 0,0354 0,0079 0,0185 5.LNTDCT/DTTDCT 0,8840 0,9383 0,9646 0,9921 0,9815 6.DTTDCT/DTPTTTQT 0,2869 0,2392 0,4598 0,8006 0,6721

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank An Phú qua các năm[9] và theo tính toán của tác giả

Bảng 2.7 cho thấy, trong giai đoạn năm 2008-2012:

- Lợi nhuận ròng từ phương thức tín dụng chứng từ cao nhất trong ba phương thức từ 274 triệu đồng đến gần 7.5 tỷ đồng mỗi năm, phương thức chuyển tiền có lợi nhuận ròng thấp nhất trong ba phương thức, từ 126 triệu đồng đến 1.2 tỷ đồng. Tốc độ tăng lên về doanh thu cao hơn tốc độ tăng của chi phí, do đó lợi nhuận từ các phương thức luôn có xu hướng tăng lên tuy nhiên trong đó doanh thu phí từ các phương thức thanh toán tăng trưởng không đồng đều và chi phí cho từng phương thức có sự tăng giảm không đáng kể qua các năm. Để tối đa hóa lợi nhuận ròng từ các phương thức thanh toán này thì chi nhánh cần phải cắt giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động trên cơ sở nâng cao trình độ cán bộ trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ liên quan. Như vậy, về chỉ tiêu lợi nhuận ròng và chỉ tiêu doanh thu từ phí thực hiện các phương thức thì phương thức tín dụng chứng từ đạt kết quả cao nhất trong giai đoạn năm 2008-2012.

- Về chỉ tiêu tỷ trọng giữa lợi nhuận của từng phương thức thanh toán quốc tế so với doanh thu từng phương thức thanh toán quốc tế: Đối với phương thức chuyển tiền một đồng doanh thu mang lại 83.59 đến 96.21 đồng lợi nhuận, đối với phương thức nhờ thu một đồng doanh thu mang lại 96.82 đến 99.40 đồng lợi nhuận và đối với phương thức tín dụng chứng từ một đồng doanh thu mang lại 88.4 đến 99.21 đồng lợi nhuận. Kết quả trên cho thấy chi phí các phương thức chiếm tỷ trọng nhỏ so với doanh thu, và mức phí bỏ ra tương đối ổn định và có xu hướng giảm do nâng cao công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng năng suất lao động, giảm chi phí quản lý và các chi phí hoạt động khác. Kết quả cũng cho thấy đối với chỉ tiêu này, phương thức nhờ thu mang lại hiệu quả cao hơn các phương thức khác.

- Về chỉ tiêu giữa chi phí của từng phương thức thanh toán quốc tế so với doanh thu của từng phương thức thanh toán quốc tế thì phương thức nhờ thu có tỷ lệ chi phí so với doanh thu thấp nhất, trong đó chi phí cho dịch vụ nhờ thu không tốn kém so với các phương thức khác, đồng thời vì tính miễn trách của ngân hàng

đối với bộ chứng từ nhờ thu nên mức rủi ro của ngân hàng cũng thấp hơn so với các phương thức thanh toán khác.

- Về chỉ tiêu giữa doanh thu của từng phương thức thanh toán quốc tế so với tổng doanh thu của tất cả các phương thức: doanh thu từ phương thức chuyển tiền chiếm từ 6.12% đến 13.69% (bình quân đạt 11.85%), doanh thu từ phương thức nhờ thu chiếm từ 6.46% đến 69.96% (bình quân đạt 38.98%) và doanh thu từ phương thức tín dụng chứng từ chiếm từ 23.92% đến 80.06% (bình quân đạt 49.17%). Như vậy xét về chỉ tiêu này thì doanh thu phí từ hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ đạt tỷ lệ cao nhất trong ba phương thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) so sánh, đánh giá hiệu quả các phương thức thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh an phú, tp hồ chí minh (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)