Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học nội dung vectơ ở lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 78)

8. Cấu trúc đề tài

2.3. Kết luận chương 2

Để góp phần phát triển năng lực PH&GQVĐ cho HS thông qua dạy học nội dung véc tơ ở lớp 10- THPT, trong chương 2 sau khi nêu ra 4 nguyên tắc xây dựng biện pháp, đề tài đã xây dựng 4 biện pháp với việc trình bày cơ sở, nội dung, cách thực hiện biện pháp và một số ví dụ minh họa. Đó là các biện giúp HS nắm vững các kiến thức vec tơ như các khái niệm, định lý, bài tập nhằm nắm vững tri thức, làm cơ sở cho những phát hiện và cách giải quyết vấn đề toán học tiếp theo; Giúp cho HS thấy được ứng dụng thực tiễn của vec tơ từ đó tạo hứng thú, tính ham hiểu biết cho HS trong quá trình học nội dung này; Hướng dẫn HS phát hiện và sửa chữa sai lầm trong giải toán giúp HS biết giải quyết vấn đề chính xác, đầy đủ và sáng tạo; Áp dụng dạy học tích hợp giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập, phát huy năng lực giải quyết vấn đề

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ thực nghiệm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được thực hiện nhằm kiểm nghiệm tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã nêu ra trong luận văn; qua dạy thực nghiệm, bước đầu đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong Chương 2 của luận văn. Cụ thể thực hiện một số nội dung trong các biện pháp 1, 2, 3, 4 và kiểm nghiệm sự phù hợp của mỗi biện pháp.

3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm

- Đảm bảo tính khách quan, trung thực và chính xác.

- Phù hợp với đối tượng hs, sát với nội dung chương trình và tình hình thực tế dạy học.

3.1.3. Nhiệm vụ thực nghiệm

- Soạn Giáo án thực nghiệm và tiến hành dạy thực nghiệm;

- Thực nghiệm một số biện pháp sư phạm đã đề xuất trong chương 2; - Thu thập, xử lý các kết quả thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.

3.2. Nội dung thực nghiệm

Trong thực nghiệm chúng tôi tiến hành những công việc chính sau:

- Trước khi dạy thực nghiệm chúng tôi gặp gỡ giáo viên dạy thực nghiệm, trao đổi thống nhất nội dung và cách dậy theo giáo án mà tác giả luận văn đã soạn, đồng thời tìm hiểu thêm về đối tượng học sinh.

- Tiến hành dạy thực nghiệm một số bài trong chương 1 và chương 2 Hình học 10 của nhóm tác giả: Trần Văn Hạo, Nguyễn Mộng Hy, Nguyễn Văn Đoành, Trần Đức Huyên (NXGD, 2006). Tùy theo nội dung từng tiết dạy, chúng tôi áp dụng một vài biện pháp đã nêu trong chương II một cách hợp lý. Chúng tôi đã thực hiện được hầu hết các biện pháp ở chương 2 trong luận án.

Cuối mỗi tiết học đều có phiếu học tập để kiểm tra nhận thức của HS về bài vừa học.

Chương Vectơ được dạy ở học kỳ I của lớp 10 (lớp đầu cấp). Các em vừa mới chuyển từ bậc học THCS lên bậc THPT, do đó phương pháp học cũng có ít nhiều thay đổi. Việc tổ chức thực nghiệm cũng góp phần cho HS thấy được sự đổi mới trong dạy và học nói chung và môn hình học nói riêng. Qua đó phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho HS.

Nội dung các tiết dạy học được soạn theo hướng tăng cường tổ chức các hoạt động học tập cho HS, trong đó kết hợp một số biện pháp sư phạm góp phần phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

NLTH cho HS đã được đề xuất cụ thể:

Xây dựng một số tình huống sư phạm để HS tự lực tìm tòi, giải quyết vấn đề đặt ra. Rèn luyện kỹ năng nghe giảng, ghi chép, ghi nhớ kiến thức TH, rèn luyện cho HS kĩ năng phát hiện và sửa chữa sai lầm và khả năng ghi nhớ các kiến thức cơ bản, tổ chức dạy học ở trên lớp để giúp HS nắm vững kiến thức. Chú trọng vào phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề kết hợp với hình thức dạy học theo nhóm nhỏ để bồi dưỡng tư duy cho HS.

3.3. Thời gian, đối tượng, quy trình, phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm nghiệm sư phạm

3.3.1. Thời gian, đối tượng thực nghiệm sư phạm

Căn cứ vào những yêu cầu cụ thể của luận văn, chúng tôi tiến hành thực nghiệm từ ngày 10 tháng 2 năm 2016 đến 17 tháng 4 năm 2016.

Lớp thực nghiệm là lớp 10A8 trường THPT Ngô Quyền - Thịnh Đán- Thái Nguyên năm học 2015-2016, lớp có 40 HS.

Lớp đối chứng là lớp 10C10 trường THPT Ngô Quyền - Thịnh Đán- Thái Nguyên, lớp có 40 HS.

Giáo viên dạy lớp thực nghiệm: Thầy giáo Nguyễn Văn Hải Giáo viên dạy lớp đối chứng: Thầy giáo Nguyễn Xuân Quang.

Qua khảo sát ban đầu cho thấy hai lớp đối chứng và thực nghiệm được chọn bảo đảm trình độ nhận thức, kết quả học tập toán khi bắt đầu tiến hành thực nghiệm là tương đương nhau (quá trình khảo sát được GV trường THPT Ngô Quyền đảm nhận).

3.3.2. Quy trình triển khai nội dung thực nghiệm

- Chọn mốc thời gian thích hợp để chuẩn bị dạy các lớp thực nghiệm phù hợp với tiến độ giảng dạy ở các trường, đảm bảo GV dạy thực nghiệm và đối chứng tiến hành đúng tiến độ chương trình.

- Chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau về số lượng và trình độ.

- Hướng dẫn và giải thích mục đích, nội dung, cách thức tiến hành và phương pháp thực nghiệm cho các GV dạy các lớp thực nghiệm và đối chứng.

- Tiến hành dạy các tiết thực nghiệm tại các lớp học.

- Tiến hành phỏng vấn HS và GV sau giờ học để kiểm chứng và rút kinh nghiệm những mặt không thể đo được qua bài kiểm tra.

- Cho HS làm các bài kiểm tra và phân tích kết quả thu được.

3.3.3. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm

- Nội dung đánh giá.

 Việc đánh giá hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp nhằm phát triển năng lực PH&GQVĐ cho học sinh thông qua dạy học chủ đề vectơ ở trường phổ thông được chúng tôi đánh giá dựa trên cơ sở:

 Trong giờ học, HS tiếp thu bài có hiệu quả không? HS có hứng thú học tập, sôi nổi thảo luận trong giờ học không? Sự hiểu biết của HS về kiến thức Vectơ và khả năng vận dụng vào giải bài tập có tốt hơn không?

 Cho HS thực hiện các phiếu học tập để đánh giá kiến thức của HS sau mỗi giờ học theo giáo án thực nghiệm.

 Chúng tôi ra bài kiểm tra để đánh giá kiến thức của HS trong lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau khi dạy xong các giáo án thực nghiệm.

- Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành các công việc sau để đánh giá những nội dung trên

 Kiểm tra tự luận:

- Đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của HS qua các tiết học.

- Kiểm tra kiến thức của HS các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng thông qua 1 bài kiểm tra tự luận (45 phút) giữa đợt thực nghiệm và 1 bài kiểm tra tự luận (60 phút) cuối đợt thực nghiệm để đánh giá kết quả học tập của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng.

 Quan sát lớp học: GV quan sát không khí học tập tại lớp.

 Phỏng vấn: Chúng tôi trao đổi với các đồng nghiệp, cùng tiếp thu các ý kiến của HS về cách học mới qua việc phỏng vấn.

 Phương pháp thống kê toán học:

Lập bảng thống kê điểm của HS từ các bài kiểm tra. Các số liệu về điểm kiểm tra được tập hợp và xử lý theo công thức sau:

Điểm trung bình: k i i i 1 1 x n x n    ; (với k i i 1 n n)    Trong đó: xi là điểm đạt được;

ni là số bài đạt được điểm xitương ứng ở mỗi lần kiểm tra; k là số nhóm điểm khác nhau;

n là kích thước mẫu (tổng số HS được kiểm tra).

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.1. Phân tích định tính

Sau quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã theo dõi sự chuyển biến trong hoạt động học tập của HS, đặc biệt là các kĩ năng nghe giảng, ghi chép, thảo luận, đặt câu hỏi, tự đánh giá… Bước đầu rèn luyện cho HS có thói quen tự học, có kĩ năng giải quyết các vấn đề đặt ra, chủ động trong việc lĩnh hội kiến thức mới. Chúng tôi nhận thấy lớp thực nghiệm có chuyển biến tích cực hơn so với trước thực nghiệm.

- Học sinh hứng thú trong giờ học Toán. Điều này được giải thích là do trong quá trình học tập, học sinh được hoạt động, được suy nghĩ, được tự do bày tỏ quan điểm, được tham gia vào quá trình phát hiện GQVĐ nhiều hơn, được tham gia vào quá trình khám phá và kiến tạo kiến thức mới.

- Khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa, hệ thống hóa của HS tiến bộ hơn. Điều này được giải thích là do GV đã chú ý hơn trong việc rèn luyện các kĩ năng này cho HS .

- HS đã tập trung chú ý nghe giảng, thảo luận nhiều hơn:

Điều này đã được giải thích là do trong quá trình nghe giảng, HS phải theo dõi, tiếp nhận nhiều hơn các nhiệm vụ học tập mà giáo viên giao cho, nghe những hướng dẫn, gợi ý, điều chỉnh…. Của GV để thực hiện nhiệm vụ đề ra.

- Việc ghi chép, ghi nhớ của HS thuận lợi hơn. Có được điều này là do trong quá trình dạy học, GV đã quan tâm tới việc tạo điều kiện để HS ghi chép theo cách của mình. Cách ghi chép theo biểu đồ tư duy có hiệu quả rõ rệt trong việc tổng hợp kiến thức của HS.

- Việc đánh giá bản thân của HS sát thực hơn. Có được điều này là do trong quá trình dạy học, GV đã cho HS thảo luận giữa thầy và trò, trò với trò được trả lời bằng các phiếu trắc nghiệm và khả năng suy luận của bản thân.

- HS tự học, tự nghiên cứu bài ở nhà thuận lợi hơn. Điều này được giải thích là do các tiết học ở trên lớp, GV đã quan tâm tới việc hướng dẫn HS tổ chức việc tự học, tự nghiên cứu ở nhà.

- HS tham gia vào bài học sổi nổi hơn, mạnh dạn hơn trong việc bộc lộ kiến thức của chính mình. Điều này là do quá trình dạy học, GV yêu cầu HS phải tự phát hiện và tự giải quyết một số vấn đề, tự khám phá một số kiến thức mới, HS được tự thảo luận với nhau và được tự trình bày kết quả vừa làm được.

3.4.2. Phân tích định lượng

Để đánh giá hiệu quả của các biện pháp đề ra trong luận văn chúng tôi yêu cầu HS của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm 2 bài kiểm tra như đã trình bày ở trên.

Bài kiểm tra số 1

Đề kiểm tra (Thời gian 60 phút)

Câu1(3điểm): Gọi O là tâm của hình bình hành ABCD. Chứng minh rằng:

a/DOAOAB b/ MA MC MB MD

Câu2 (2điểm): Cho tam giác ABC.Gọi M, N lần lượt là trung điểm của

BC,AC.Gọi H, P là các điểm được xác định bởi: 1 4 CHCA và 1 3 MPMN a/ Chứng minh: 3 4 BHACAB b/ Cho: 1 2 2 3 BPACAB. Chứng minh ba điểm B, P, H thẳng hàng. Câu3(4điểm): Trong mặt Oxy Cho ba điểm A(2;3),B(3;2),C(2;5)

a/ Tìm toạ độ của vectơ u2AB2CB3AC. b/ Tìm toạ độ của điểm D sao cho: AD 3BC.

c/ Tìm tọa độ điểm E trên trục hoành sao cho AC song song với BE. Câu4(1điểm): Cho tam giác ABC. Tìm tập hợp điểm M sao cho:

MC MA MB

MA   .

Kết quả thu được trên các lớp kiểm tra như sau:

Bảng 3.1. Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra bài 60 phút

Điểm Xi Số HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chú ý

Lớp Thực nghiệm 40 0 0 0 1 2 5 12 8 7 4 1

Lớp Đối chứng 40 0 0 1 3 6 14 7 5 3 1 0

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ so sánh kết quả điểm kiểm tra bài 60 phút

Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá, trung bình, yếu, kém

Bảng 3.2. Bảng phân bố Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá, trung bình, yếu, kém trong bài kiểm tra bài 60 phút

Tỉ lệ HS Đạt điểm giỏi HS Đạt điểm khá HS Đạt điểm t.bình HS Đạt điểm yếu HS Đạt điểm kém Lớp TN 12.5% 37.5% 42.5% 7.5% 0% Lớp ĐC 2.5% 20% 52.5% 22.5% 2.5%

Biểu đồ 3.2. Biểu đồ Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá, trung bình, yếu, kém trong bài kiểm tra bài 60 phút của lớp thực nghiệm

Biểu đồ 3.3. Biểu đồ Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá, trung bình, yếu, kém trong bài kiểm tra bài 60 phút của lớp đối chứng

Bài kiểm tra số 2 (30 phút)

Câu 1: Cho ∆ABC có các cạnh BC = a, AC = b, AB = c. Viết công thức tính AB.AC. Lấy ví dụ với các số bất kì. (4 điểm)

Câu 2: Cho AB   2, 1 , AC3; 1 

Tính AB AC. , tính AOB(4đ)

Câu 3: Cho tam giác ABC có AB=2, BC= 4, CA= 3

Gọi D là chân đường phân giác trong của góc A. Tính AD theo AB AC,

suy ra AD.

Kết quả thu được trên các lớp kiểm tra như sau:

Bảng 3.3. Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra bài 30 phút

Điểm Xi Số HS 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Chú ý

Lớp Thực nghiệm 40 0 0 0 0 1 3 4 11 13 6 2 7.45

Lớp Đối chứng 40 0 0 0 0 4 5 14 9 7 1 0 6.32

Biểu đồ 3.4. Biểu đồ so sánh kết quả điểm kiểm tra bài 30 phút

Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá, trung bình, yếu, kém

Bảng 3.4. Bảng phân bố Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá, trung bình, yếu, kém trong bài kiểm tra bài 30 phút

Tỉ lệ HS Đạt điểm giỏi HS Đạt điểm khá HS Đạt điểm t.bình HS Đạt điểm yếu HS Đạt điểm kém Lớp TN 20% 60% 17% 2.5% 0% Lớp ĐC 2.5% 40% 47.5% 10% 2%

Biểu đồ 3.5. Biểu đồ Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá, trung bình, yếu, kém trong bài kiểm tra bài 30 phút của lớp thực nghiệm

Biểu đồ 3.6: Biểu đồ Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi, khá, trung bình, yếu, kém trong bài kiểm tra bài 30 phút của lớp đối chứng

Qua các số liệu được xử lí trên các bảng biểu, các biểu đồ cho thấy kết quả thu được về mặt định tính của lớp thực nghiệm là vượt trội so với lớp đối chứng: điểm khá, giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn và điểm yếu kém của lớp này ít hơn so với lớp đối chứng.

3.5. Kết luận chương 3

Sau khi xác định được mục đích, đối tượng, phương pháp thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Ngô Quyền, phường Thịnh Đán, Thái Nguyên. Với các kết quả thu được và các số liệu được xử từ phương pháp thống kê, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra đã có cơ sở để khẳng định.

- Phương án dạy học theo hướng phát triển năng lực phát hiện và GQVĐ như đã đề xuất là khả thi.

- Dạy học theo hướng này, HS hứng thú học tập hơn. Các em tự tin hơn trong học tập, mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân, hăng hái tham gia thảo luận, tìm tòi, phát hiện và GQVĐ, giúp HS rèn luyện khả năng tự học suốt đời.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn đã thu được các kết quả sau đây: 1. Đã hệ thống hóa quan điểm của các nhà khoa học về năng lực toán học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. Luận văn đã phân tích so sánh để đưa ra NLTT của năng lực phát hiện và GQVĐ trong dạy học Hình học vectơ 10.

2. Đã đưa ra những định hướng chỉ đạo và xây dựng được 4 biện pháp SP nhằm phát triển năng lực phát hiện GQVĐ cho HS trong dạy học hình học 10.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học nội dung vectơ ở lớp 10 trung học phổ thông​ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)