Mô hình tổ Thanh toán quốc tế tại Agribank Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 43)

Mô hình bộ phận TTQT tại Agribank Tiền Giang gồm ban lãnh đạo là một giám đốc phụ trách chung, một trưởng phòng và một phó phòng có nhiệm vụ điều hành, quản lý hoạt động TTQT, kiểm soát và phê duyệt các giao dịch TTQT, đảm bảo các giao dịch đúng quy định, quy trình nghiệp vụ TTQT. Cán bộ tác nghiệp bao gồm hai Thanh toán viên trực tiếp thực hiện xử lý nghiệp vụ, có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, hạch toán, lưu trữ, bảo quản chứng từ, hồ sơ, thực hiện báo cáo, thống kê, báo cáo kịp thời những khó khăn vướng mắc cho kiểm soát viên.

2.2.2 Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang

2.2.2.1 Thực trạng Dịch vụ chi trả kiều hối - Qua hệ thống Swift, Western Union và qua các kênh khác theo thỏa thuận giữa Agribank và các Ngân hàng nƣớc ngoài.

Nhìn chung, dịch vụ kiều hối tại Agirbank Tiền Giang qua các năm giữ ổn định về doanh số và số lượng giao dịch, nhưng vẫn chưa đạt tốc độ tăng trưởng tốt, chưa tương xứng vị thế và uy tín của mình, cũng như đạt được kế hoạch đề ra. Nguyên nhân là do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các NHTM trên địa bàn, các đại lý chi trả ngoài hệ thống NHTM. Chính vì vậy, Agribank Tiền Giang cần cố

gắng nỗ lực phát huy hơn để tốc độ tăng được nâng cao hơn và đạt doanh số tốt hơn.

Như được trình bày trong Bảng 2.1, năm 2013 doanh số chi trả kiều hối là 10.249 ngàn USD, sang năm 2014 giảm 1,56% so năm 2013; tuy nhiên, năm 2015 doanh số chi trả kiều hối có tốc độ tăng là 3,31%, đạt 10.423 ngàn USD.

Bảng 2.1: Doanh số chi trả kiều hối qua các năm (2013-2015)

Đvt: ngàn USD

Năm Doanh số Mức tăng/giảm so với năm trƣớc Tốc độ tăng/giảm (%)

2013 10,249

2014 10,089 (160) -1.56%

2015 10,423 334 3.31%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Tiền Giang từ năm 2013 đến năm 2015 [6,7,8]

Trong cơ cấu dịch vụ kiều hối, biểu đồ 2.1 cho thấy Western Union là dịch vụ quen thuộc, phổ biến của khách hàng tại Agribank Tiền Giang, thứ 2 là chuyển qua các kênh kiều hối theo hợp tác thỏa thuận giữa Agribank với NH nước ngoài như Bank of New York Melon, Chinatrust Bank, Maybank,… và thấp nhất là chuyển qua hệ thống Swift.

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Tiền Giang từ năm 2013 đến năm 2015 [6,7,8]

Nhưng trước sự cạnh tranh mạnh mẽ, thì kênh kiều hối qua dịch vụ Western Union đang sụt giảm về doanh số lẫn lượng giao dịch. Lý do cho sự sụt giảm này là do các chính sách khách hàng, chính sách khuyến mãi hấp dẫn... của các NHTM khác đã thu hút một lượng khách hàng của Agribank Tiền Giang chuyển sang giao dịch tại các NHTM này. Và một phần do chính sách quy định nhận tiền khắt khe hơn từ công ty Western Union. Đối với dịch vụ kiều hối nhận tiền qua hệ thống Swift, đây là kênh ít được ưa chuộng nhất tại Agribank Tiền Giang, số giao dịch cũng đạt tương đối thấp, trung bình khoảng 500 giao dịch/năm, và đang có xu hướng sụt giảm. Agribank Tiền Giang cần có biện pháp mạnh mẽ và tích cực hơn nhằm cải thiện tình hình hoạt động của loại hình dịch vụ này.

2.2.2.2 Dịch vụ chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân - Qua hệ thống Swift, và dịch vụ Western Union thống Swift, và dịch vụ Western Union

Trong những năm vừa qua, dịch vụ chuyển tiền nước ngoài của khách hàng cá nhân là người cư trú tại chi nhánh Agribank Tiền Giang, mặc dù tăng trưởng khá về số lượng giao dịch lẫn doanh số chuyển tiền, nhưng doanh số còn khá khiêm tốn, tuy nhiên Agribank Tiền Giang luôn nỗ lực cố gắng thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác đem đến cho khách hàng sự hài lòng và gắn bó để đạt được mức tăng trưởng cao hơn. (xem qua bảng số liệu 2.2)

Bảng 2.2: Doanh số chuyển tiền và số lượng giao dịch chuyển tiền đi nước ngoài đối với khách hàng cá nhân

Đvt: ngàn USD Năm Doanh số chuyển tiền (ngàn USD) Tốc độ tăng, giảm(%) Số lƣợng giao dịch (số món) Tốc độ tăng, giảm(%) 2013 236 38 2014 309 30% 54 42% 2015 484 56% 65 20%

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Tiền Giang từ năm 2013 đến năm 2015 [6,7,8]

Biểu đồ 2.2 cho thấy sự chọn lựa về kênh chuyển tiền của khách hàng tại Agribank Tiền Giang, đại đa số khách hàng chọn kênh chuyển tiền qua hệ thống Swift để chuyển tiền vào tài khoản người nhận tại một ngân hàng nước ngoài, vì phần lớn người nhận đã mở tài khoản tại nước ngoài, khoản tiền chuyển sẽ được trực tiếp ghi có thẳng vào tài khoản của người nhận. Tạo sự thuận tiện hơn cho người nhận trong việc theo dõi cũng như là việc sử dụng sau này. Nếu sử dụng dịch vụ Western Union, người nhận phải trực tiếp đến các đại lý của Western Union để nhận tiền, phần đông người nhận khó có thể thu xếp được thời gian nên dịch vụ này, và số lượng tiền chuyển đi cũng bị hạn chế hơn so với chuyển qua hệ thống Swift.

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng chuyển tiền qua các kênh (Swift và Western Union)

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Tiền Giang từ năm 2013 đến năm 2015 [6,7,8]

Bảng 2.3 nêu rõ, phần lớn các giao dịch chuyển tiền tại Agribank Tiền Giang là nhằm mục đích học tập ở nước ngoài của bản thân hay thân nhân của khách hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang giảm dần do thị phần đang bị cạnh tranh từ các NHTM khác. Agribank Tiền Giang cần chú trọng hơn vào nhóm khách hàng này để nâng cao doanh số chuyển tiền. Kế đến là chuyển tiền cho mục đích trợ cấp cho thân nhân đang gặp khó khăn về tài chính ở nước ngoài, hàng năm doanh số này chiếm khoảng 20% trong tổng doanh số chuyển tại Agribank Tiền Giang. Chiếm

doanh số không thường xuyên là phục vụ cho các mục đích như trả các loại phí, lệ phí của bản thân, chuyển tiền đi định cư, chuyển lương về nước…

Bảng 2.3: Doanh số chuyển tiền đi nước ngoài theo từng mục đích chuyển

Đvt: ngàn USD

Mục đích chuyển tiền đi

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Học tập 182 77.07 155 49.93 123 25.47 Trợ cấp 49 20.81 58 18.83 102 21.12 Mục đích khác 5 2.17 97 31.24 258 53.41 Tổng cộng 236 100.00 310 100.00 483 100.00

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Tiền Giang từ năm 2013 đến năm 2015 [6,7,8]

2.2.2.3 Tình hình sử dụng các thẻ quốc tế tại Agribank Tiền Giang trong những năm vừa qua

Cùng với xu hướng phát triển của thị trường, Agribank Tiền Giang đã và đang đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ. Khách hàng có thể lựa chọn các loại thẻ như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế với các thương hiệu như MasterCard, Visa. Nhờ chi nhánh đã rất tích cực trong giới thiệu, quảng bá, khuyến mãi miễn phí phát hành thẻ ... đã khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ quốc tế của Agribank Tiền Giang với số lượng thẻ, và doanh số thanh toán thẻ gia tăng qua các năm.

Bảng 2.4: Tình hình sử dụng thẻ quốc tế tại Agribank Tiền Giang qua các năm

Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng giảm (%)

2013 2014 2015 2014/2013 2015/2014

Số lượng thẻ quốc tế (thẻ) 625 718 837 14.88 16.57 Doanh số thanh toán thẻ

(USD) 8,456 10,120 12,706 19.67 25.56

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Tiền Giang từ năm 2013 đến năm 2015 [6,7,8]

Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng doanh số thẻ tuy có phát triển nhưng hoạt động nay còn chưa phổ biến do chi phí phải trả khi sử dụng thẻ ở nước ngoài khá cao, nên đã hạn chế phần nào sự sử dụng của khách hàng khi có nhu cầu.

Qua phân tích các sản phẩm TTQT như chi trả kiều hối, chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân mặc dù doanh số còn khiêm tốn, tăng trưởng không bền vững nhưng đã góp phần nâng cao thương hiệu, mở rộng thị phần, đặc biệt là tăng nguồn thu từ dịch vụ, hiệu quả kinh doanh cho Agribank Tiền Giang. Có thể thấy dịch vụ này ngày càng trở nên một địa chỉ đáng tin cậy và được khách hàng tin tưởng, thị trường còn nhiều tiềm năng phát triển, cần sự đầu tư để cho phát triển tốt hơn, và để tương xứng với vị trí Agribank Tiền Giang là một NHTM lâu đời tại Tiền Giang.

2.2.3 Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế đối với khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Tiền Giang nghiệp tại Agribank Tiền Giang

Bảng 2.5 cho thấy doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Agribank Tiền Giang còn khá thấp, tốc độ tăng không đều đặn. Khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT chủ yếu trên cơ sở quan hệ tín dụng, kết hợp sử dụng dịch vụ tài trợ xuất khẩu.

Bảng 2.5: Doanh số thanh toán XNK tại Agribank Tiền Giang qua các năm 2013-2015

Đvt: USD

Năm Tổng doanh số Mức tăng/giảm so với năm trƣớc Tốc độ tăng/giảm so với năm trƣớc (%)

2013 10,704,000

2014 7,406,890 (3,297,110) -30.80

2015 8,379,000 972,110 13.12

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Tiền Giang từ năm 2013 đến năm 2015 [6,7,8]

Cũng như các NHTM khác, chiếm phần lớn trong doanh số thanh toán XNK là phương thức chuyển tiền, và được sử dụng rất phổ biến bởi các khách hàng là doanh nghiệp tại Agribank Tiền Giang. Với mạng lưới NHĐL rộng trên toàn thế

giới, dịch vụ chuyển tiền tại Agribank Tiền Giang đảm bảo được sự an toàn, thuận tiện và nhanh chóng cho khách hàng. Doanh số chuyển tiền quốc tế đến nhằm thanh toán các khoản tiền hàng hóa xuất khẩu trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 vẫn giữ sự ổn định, chiếm tỷ trọng từ 80% đến khoảng 94% trong tổng số doanh số TTQT. Tỷ trọng phương thức Nhờ thu khá thấp, đối với phương thức thanh toán TDCT cũng có doanh số ít ỏi và không phát triển bền vững. (xem biểu đồ số liệu 2.3)

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dịch vụ TTQT của khách hàng doanh nghiệp tại Agribank Tiền Giang qua các năm 2013-2015

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Tiền Giang từ năm 2013 đến năm 2015 [6,7,8]

Doanh số thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu

Qua bảng 2.6 cho thấy chủ yếu nghiệp vụ TTQT tại Agribank Tiền Giang là phục vụ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng trên 91% trở lên mỗi năm.

Bảng 2.6: Tỷ trọng Doanh số thanh toán XNK tại Agribank Tiền Giang từ năm 2013-2015

Đvt: triệu USD

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Tổng DS xuất khẩu 10,70 94.72 6,80 91.08 7,90 94.52 Tổng DS nhập khẩu 0,60 5.28 0,60 8.92 0,50 5.48 Tổng doanh số TTQT 11,30 100.00 7,40 100.00 8,40 100.00

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Agribank Tiền Giang từ năm 2013 đến năm 2015 [6,7,8]

Các khách hàng của chi nhánh hầu hết sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu trên các lĩnh vực bao gồm hàng nông sản như rau củ quả, hàng thủ công mỹ nghệ từ lục bình, dây cói.. Trong khi đó, thanh toán nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ, phục vụ cho việc mua máy móc, thiết bị, phụ gia thức ăn gia súc, chi trả hoa hồng, phí, lệ phí,…

2.2.4 Đánh giá về hoạt động TTQT tại Agribank Tiền Giang 2.2.4.1 Về sản phẩm dịch vụ TTQT 2.2.4.1 Về sản phẩm dịch vụ TTQT

Sản phẩm chi trả kiều hối

Nhìn chung, nếu so sánh sản phẩm dịch vụ của Agribank Tiền Giang với các NHTM hoạt động mạnh về nghiệp vụ chi trả kiều hối tại địa bàn tỉnh Tiền Giang như Vietcombank, BIDV, DongABank, Vietinbank,...(phụ lục 01) thì Agribank Tiền Giang đã cung cấp cũng tương đối đầy đủ, đa dạng các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho việc nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam cho khách hàng cá nhân tương tự các đối thủ cạnh tranh. Đó là những sản phẩm dịch vụ như nhận tiền nhanh bằng Mã số giao dịch, nhận tiền bằng CMND, hoặc nhận tiền qua tài khoản mở tại một NHTM tại Việt Nam.

Tuy nhiên, một số NHTM khác còn cung cấp thêm các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng mà Agribank chưa thực hiện, điển hình như tại Vietinbank ngoài dịch vụ Western Union, ngân hàng này còn cung cấp cho khách hàng tại Mỹ kênh chuyển tiền qua ngân hàng Wells Fargo với mức phí hợp lý, thủ tục nhanh gọn. Điểm nổi trội là phí trọn gói cho dịch vụ chỉ có 12 USD cho một lần chuyển từ tài khoản và 14 USD cho một lần nộp tiền mặt chuyển đi, với hạn mức số tiền gửi lên tới 3.000 USD/ngày, đồng thời người chuyển có thể chọn chuyển tại quầy, chuyển online, gọi điện thoại trực tiếp một cách nhanh gọn, còn thời gian người thụ hưởng có thể nhận tiền là ngay trong ngày. Bên cạnh đó, Vietinbank cũng liên kết với công ty chuyển tiền Western Union đã triển khai thêm tiện ích là nhận tiền trên Internet, rất thuận tiện cho khách hàng vì không mất thời gian tới ngân hàng, có thể nhận

tiền bất cứ thời gian nào, và bất cứ nơi đâu. Để thuận tiện hơn cho khách hàng, Sacombank hay Ngân hàng Đông Á còn cung cấp dịch vụ chuyển tiền tận nhà, giúp người nhận tiền không mất thời gian đi lại, phù hợp yêu cầu và hoàn cảnh của một bộ phận khách hàng, thời gian nhân viên phát tận nhà chỉ trong vòng 12 giờ sau khi chuyển tiền hoàn tất, trong phạm vi tỉnh thành hoặc từ hai đến ba ngày ở vùng ngoại thành hoặc vùng xa xôi. Đây là dịch vụ rất thuận tiện cho các khách hàng không có điều kiện đi nhận tiền tại ngân hàng.

Sản phẩm chuyển tiền đi quốc tế dành cho khách hàng cá nhân

Nhìn chung, dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài tại Agribank Tiền Giang đáp ứng được hầu hết các nhu cầu được phép của khách hàng cá nhân, danh mục sản phẩm chuyển tiền đi quốc tế cũng khá giống như các NHTM khác như BIDV, Vietcombank hay Vietinbank. Tuy nhiên, so với các NHTM khác, Agribank còn nghèo nàn về các tiện ích đi kèm, các chương trình khuyến mãi, các gói sản phẩm,... Tại BIDV, dịch vụ chuyển tiền quốc tế đi theo gói sản phẩm “Du học cùng BIDV” sẽ cung cấp một giải pháp trọn gói cho khách hàng từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn đi du học và giai đoạn kết thúc du học quay về Việt Nam. Vietinbank niêm yết cụ thể các mức phí OUR để khách hàng biết và lựa chọn sử dụng. Vietcombank cung cấp dịch vụ chuyển tiền đi Hàn quốc trên cơ sở hợp tác với Ngân hàng Mizuho Bank với tỷ giá ưu đãi và chi phí thấp.

Sản phẩm Thanh toán quốc tế dành cho khách hàng doanh nghiệp

Danh mục sản phẩm dịch vụ TTQT dành cho khách hàng Doanh nghiệp của Agribank Tiền Giang có thể đáp ứng được các nhu cầu về thanh toán xuất khẩu, hay nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, và các sản phẩm của Agribank Tiền Giang cũng tương tự như các NHTM khác như BIDV, Vietinbank, Vietcombank xét về sự đa dạng các sản phẩm phục vụ cho XNK của doanh nghiệp bao gồm các phương thức như Chuyển tiền, Nhờ thu, L/C, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu,...

2.2.4.2 Về khách hàng Khách hàng kiều hối Khách hàng kiều hối

Số lượng khách hàng duy trì và sử dụng tài khoản (VNĐ hoặc ngoại tệ) cho việc nhận tiền kiều hối tại Agribank Tiền Giang là 257 khách hàng ở tại tất cả chi nhánh và Phòng giao dịch. Qua đó, có thể thấy rằng số lượng khách hàng kiều hối của Agribank còn khá ít ỏi. Phần lớn là khách hàng truyền thống, đã sử dụng dịch vụ chi trả kiều hối tại Agribank Tiền Giang một thời gian khá dài, tuy nhiên, số lượng khách hàng mở tài khoản mới tại Agribank Tiền Giang không đáng kể. Thứ hai, qua số lượng khách hàng có thể cho thấy rằng với doanh số chi trả là 10 triệu USD trong một năm, thì đại bộ phận khách hàng tại Agribank Tiền Giang là khách hàng vãng lai, nhận tiền bằng CNMD. Với đối tượng khách hàng này dễ dàng có xu hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)