Những tác động từ phía khách hàng
- Đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp: đối với khách hàng là doanh nghiệp thì các yếu tố như quy mô, lĩnh vực kinh doanh, phạm vi hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, uy tín, đạo đức... có ảnh hưởng quyết định đối với hoạt động TTQT của NHTM.
- Đối với nhóm khách hàng cá nhân:
Trước hết, chuyển tiền kiều hối được hiểu là việc chuyển tiền do người sống và làm việc ở nước ngoài về đất nước của họ. Định nghĩa kiều hối của World Bank thì kiều hối là: Kiều hối bao gồm các khoản tiền chuyển từ nước ngoài có nguồn gốc là thu nhập của người lao động, dân di cư ở nước ngoài, được thể hiện trong cán cân thanh toán quốc tế là khoản chuyển tiền (ròng). (Đỗ Thị Kim Hảo 2013)
Về động cơ thúc đẩy người lao động và sinh sống ở nước ngoài chuyển tiền về trong nước. Có thể kể đến trước hết xuất phát từ động cơ bao bọc lẫn nhau. Kiều bào ở nước ngoài chuyển tiền về Việt Nam nhằm chu cấp tài chính cho gia đình của họ ở quê nhà. Động cơ thứ hai xuất phát từ lợi ích của việc đầu tư về nước như mua bất động sản, các tài sản tài chính…như một cách tiết kiệm và đầu tư số tiền họ đã kiếm được ở nước ngoài. Lý do thứ ba là thanh toán các khoản nợ. Thông thường, các gia đình phải vay tiền để trang trải chi phí cho người đi lao động hoặc sang học tập ở nước ngoài, vì vậy họ sẽ phải gửi tiền về nước để thanh toán một phần hoặc toàn bộ các khoản nợ trước đó. Động cơ cuối cùng có thể xem xét là động cơ bảo hiểm. Khi điều kiện lao động, kinh tế ở nước ngoài không thuận lợi thì gia đình là chỗ dựa vững chắc và yên tâm cho họ quay trở về.
Thị phần lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng bị chia sẻ bởi sự cạnh tranh đang trở nên quyết liệt hơn. Nhất là trong hoạt động TTQT, khi mà các NHTM không những cạnh tranh với các NHTM trong nước mà còn với các NHNNg với ưu thế về công nghệ hiện đại, quy mô rộng lớn, kinh nghiệm, sự đa dạng trong sản phẩm dịch vụ... Chính vì vậy, các NH phải luôn tìm mọi biện pháp giữ vững nguồn khách hàng hiện hữu, và mở rộng khách hàng mới. Mặt khác, các NHTM còn phải luôn đa dạng hóa, cải tiến sản phẩm dịch vụ TTQT của mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của khách hàng. Khó khăn và thách thức cho mỗi NH là xây dựng được một chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc liệt này.
Chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách và chủ trƣơng của Nhà nƣớc về ngoại hối
- Đối với hoạt động XNK của doanh nghiệp
Trước hết, chính sách tỷ giá của Nhà nước có ảnh hưởng hoạt động NXK của các doanh nghiệp. Một trong những chính sách quan trọng quyết định hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia là chính sách quản lý ngoại hối, và chính sách tỷ giá. NHNN có thể sử dụng tỷ giá như một công cụ để điều tiết, khuyến khích, hạn chế hoạt động XNK tùy thuộc mục tiêu từng thời kỳ. Từ đó, gây ảnh hưởng đến NHTM trong việc cung ứng sản phẩm dịch TTQT đến cho khách hàng. Thứ hai, chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc áp mức thuế suất cao hay thấp đối với hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu sẽ khuyến khích việc sản xuất, xuất khẩu hay nhập khẩu loại hàng hóa đó, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động TTQT của các doanh nghiệp và của Ngân hàng. Thứ ba, việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hóa mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến hành vi của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự sôi động hay trầm lắng của hoạt động TTQT. Sự lựa chọn chính sách đối ngoại có xu hướng bảo hộ sẽ gây khó khăn, cản trở hoạt động ngoại thương, ngược lại nếu chính sách đối ngoại là tự do mậu dịch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT phát triển.
- Đối với nguồn kiều hối
+ Thứ nhất, đó là chính sách kinh tế vĩ mô ổn định. Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, là tiền đề cho tăng trưởng kinh tế, sẽ tạo sự yên tâm cho kiều bào gửi tiền về nước. Một môi trường đầy hứa hẹn với nhiều cơ hội sinh lời cho người chuyển tiền về nước đầu tư. Do đó, khả năng thu hút kiều hối chuyển về tăng lên nhiều hơn.
+ Thứ hai, là các chính sách đối với nguồn kiều hối chuyển về nước. Các chủ trương, chính sách của chính phủ có khuyến khích và thu hút nguồn lực kiều hối hay không. Thông thường, tại các quốc gia đang phát triển, kiều hối là một trong những hoạt động ngoại hối được chính phủ đặc biệt quan tâm và khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi với những chính sách, chủ trương thông thoáng nhằm thu hút nguồn ngoại tệ về phục vụ vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.