PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 34)

1.3.1 Sự cần thiết phải phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng Thƣơng mại

Do sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của nƣớc ta

Đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào là sự hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới để tận dụng các cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế trong mọi lĩnh vực hoạt động. Nổi bật là sự phát triển của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, giao thương giữa các quốc gia, nhiều cơ hội hợp tác xuất khẩu lao động, di cư, du học,... điều này tạo điều kiện cho giao dịch qua ngân hàng càng nhiều, đặc biệt là hoạt động TTQT của ngân hàng có cơ hội phát triển. Vì vậy, mỗi ngân hàng cần chủ động chuẩn bị đầy đủ để có thể tận dụng cơ hội cũng như xu hướng này nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Giúp tăng thu phí dịch vụ của Ngân hàng thƣơng mại

Ngoài các nguồn thu từ nghiệp vụ ngân hàng truyền thống như tín dụng, huy động vốn với đặc điểm là chi phí cao, mà lại chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, thì một ngân hàng hiện đại nhất thiết phải có chiến lược tăng nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, để thu nhập từ dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao hơn. Phát triển TTQT là một trong những cách thức nâng cao nguồn thu từ hoạt động dịch vụ, giúp NHTM duy trì và tăng trưởng lợi nhuận.

Nâng cao uy tín và thƣơng hiệu của Ngân hàng thƣơng mại ở trong nƣớc và ngoài nƣớc

Hoạt động TTQT giúp cho ngân hàng thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng mới, vì ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của mọi đối

tượng khách hàng trong xu thế hội nhập quốc tế như hiện nay. Hơn nữa, thông qua các nghiệp vụ TTQT, hoạt động của ngân hàng vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, hòa nhập vào ngân hàng thế giới từ đó nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế. Mặt khác, một khi các NHTM chú trọng phát triển hoạt động TTQT, thì NHTM sẽ nỗ lực đầu tư cho công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ, tiếp thị quảng bá sản phẩm, mở rộng ngân hàng đại lý cũng như tăng cường công tác quản lý. Nhờ vậy mà chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt hơn và thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng, từ đó tạo cho NHTM uy tín và thương hiệu trên thị trường.

Phát triển Thanh toán quốc tế góp phần phát triển các nghiệp vụ khác

Đối với nghiệp vụ tín dụng, TTQT góp phần tạo hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng. Đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng sẽ cho vay hỗ trợ người đi hợp tác lao động nước ngoài hoặc các du học sinh trang trải các chi phí cần thiết. Vì thế, nghiệp vụ TTQT sẽ tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động tín dụng mở rộng, đảm bảo thực hiện an toàn đồng vốn tín dụng được thu hồi cả gốc lẫn lãi, góp phần không những gia tăng dư nợ tín dụng mà còn tăng hiệu quả kinh doanh tín dụng của ngân hàng.

Đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể bán ngoại tệ cho khách hàng để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa hoặc dịch vụ; hoặc mua ngoại tệ khi khách hàng có nguồn thu từ xuất khẩu hàng hóa dịch vụ. Dòng kiều hối góp phần không nhỏ trong doanh số mua ngoại tệ của mỗi ngân hàng khi khách hàng bán ngoại tệ đổi lấy đồng bản tệ. Do đó, TTQT góp phần nâng cao doanh số kinh doanh ngoại tệ, tăng thu dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Bên cạnh đó, TTQT còn hỗ trợ cho các hoạt động khác của ngân hàng như các nghiệp vụ dành cho khách hàng cá nhân như huy động vốn ngoại tệ, tiền gửi thanh toán, dịch vụ thẻ... có điều kiện phát triển, từ đó, góp phần đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ cho NHTM, và mang lại một kết quả kinh doanh hiệu quả hơn. Nguồn kiều hối chuyển về qua ngân hàng có thể giúp NHTM gia tăng nguồn vốn huy động ngoại tệ mà NH không phải trả nhiều chi phí.

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng Thƣơng mại Ngân hàng Thƣơng mại

Doanh số

Đây là tiêu chí quan trọng phản ánh quy mô và tốc độ phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng, thường bao gồm: doanh số chi trả kiều hối, doanh số xuất nhập khẩu... Doanh số TTQT ngày càng cao thể hiện tốc độ phát triển mạnh TTQT của NHTM, và là kết quả của việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ gắn với mức giá hợp lý để có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Tăng trưởng doanh số phản ánh việc ngày càng có nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn sử dụng sản phẩm dịch vụ TTQT.

Thị phần Thanh toán quốc tế của một Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn

Thị phần hoạt động TTQT của Ngân hàng cũng là một chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động TTQT của NHTM. Chỉ tiêu này được tính bằng tỷ lệ doanh số TTQT của ngân hàng so với doanh số TTQT của các ngân hàng trên địa bàn hoặc rộng hơn là doanh số TTQT của một hệ thống ngân hàng so với của tất cả các NHTM trong cả nước. Tỷ lệ này càng cao có nghĩa là thị phần hoạt động TTQT càng lớn, khối lượng khách hàng sử dụng dịch vụ này của ngân hàng càng nhiều, đó chính là một yếu tố để giúp mở rộng hoạt động TTQT của ngân hàng và gia tăng uy tín của ngân hàng.

Sự đa dạng các sản phẩm, dịch vụ cung cấp

Việc gia tăng số sản phẩm dịch vụ TTQT mà NHTM cung cấp phản ánh việc phát triển hoạt động TTQT của Ngân hàng, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, thể hiện sự nhanh nhạy của ngân hàng, để theo kịp đòi hỏi thực tế cũng như chất lượng dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

Ngày nay, các ngân hàng đều cố gắng đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ TTQT để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ TTQT ngày một phong phú hơn, phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Số lƣợng khách hàng

Khách hàng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT của NHTM. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT ngày càng tăng chứng tỏ dịch vụ TTQT đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và phản ánh sự phát triển của hoạt động TTQT. Để số lượng khách hàng giữ vững và gia tăng thì mỗi ngân hàng phải đảm bảo hoạt động TTQT có chất lượng tốt, vượt trội. Bên cạnh khách hàng truyền thống có quan hệ lâu năm, ngân hàng luôn chú trọng đến những khách hàng tiềm năng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các khách hàng đi xuất khẩu lao động, đi du học nước ngoài... trên địa bàn để thu hút và tăng doanh số TTQT.

Thu nhập từ Phí dịch vụ Thanh toán quốc tế

Khi thực hiện thanh toán quốc tế, ngân hàng sẽ thu được một khoản phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của ngân hàng như phí chuyển tiền, phí thanh toán L/C, phí thông báo L/C,... phí thu được càng nhiều thì hiệu quả hoạt động TTQT càng lớn, góp phần tăng doanh thu phí TTQT, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Đánh giá sự phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế qua sự đáp ứng của Ngân hàng Thƣơng mại đối với nhu cầu của khách hàng

Sự phát triển của hoạt động TTQT có thể được đánh giá qua sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm dịch vụ TTQT mà ngân hàng cung ứng. Nhu cầu và mong muốn của khách hàng đã được ngân hàng thỏa mãn ở mức độ như thế nào sẽ giúp cho ngân hàng biết về chất lượng hoạt động TTQT và nó có ảnh hưởng quan trọng và trực tiếp đến sự phát triển của hoạt động TTQT. Thông thường khách hàng thường có sự đánh giá về các tiêu chí như sau:

+ Các yếu tố hữu hình như trụ sở ngân hàng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, giấy tờ tài liệu,...

+ Sự đa dạng của các loại hình sản phẩm dịch vụ, tiện ích của sản phẩm dịch vụ.

+ Mức độ tin cậy: uy tín và thương hiệu của ngân hàng, khả năng đảm bảo thực hiện dịch vụ đã hứa hẹn một cách chắc chắn và chính xác.

+ Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp, nhiệt tình, lịch sự, quan tâm, lo lắng đến từng khách hàng.

+ Sự thuận tiện trong giao dịch, thời gian xử lý giao dịch, công nghệ ứng dụng. + Các chương trình chăm sóc khách hàng, chương trình khuyến mãi, tiếp thị. Nếu như dịch vụ TTQT đáp ứng được nhu cầu và làm hài lòng khách hàng thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài và chấp nhận ngân hàng, và có thể giới thiệu cho KH khác đến giao dịch tại ngân hàng. Vì vậy, các NHTM cần phải có kế hoạch chiến lược củng cố và hoàn thiện chất lượng hoạt động TTQT để có thể mở rộng và phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng hơn.

1.4 Kinh nghiệm phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế của một số ngân hàng ngân hàng

1.4.1 Kinh nghiệm phát triển Thanh toán quốc tế của ngân hàng HSBC

- Về phát triển mạng lưới: hiện nay HSBC là một trong những ngân hàng có chi nhánh nhiều nhất trên thế giới. Mạng lưới quốc tế của HSBC bao gồm 6.300 văn phòng tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu, Hong Kong, các nước còn lại trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và Bắc Phi.

- Phát triển sản phẩm dịch vụ: với hơn 130 năm hoạt động tại Việt Nam, HSBC cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cá nhân lẫn doanh nghiệp. HSBC luôn là ngân hàng đi tiên phong trong việc cung cấp những dịch vụ mới. Với những sản phẩm tài trợ xuất khẩu tiện lợi, HSBC đã thu hút được nhiều khách hàng giao dịch TTQT.

- Nguồn nhân lực chất lượng cao: HSBC luôn có một nguồn nhân lực là người bản địa dồi dào và có trình độ cao. Các chế độ ưu đãi cũng như các chương trình tuyển chọn nhân sự tốt đã giúp HSBC luôn thu hút được nhiều nhân tài. Do có được những nhân tài xuất sắc nên công tác quản lý điều hành của HSBC luôn ổn định. Ngoài ra, HSBC có chế độ đào tạo nghiệp vụ và chế độ phúc lợi cho nhân viên tốt giúp chất lượng khách hàng cao.

- Chất lượng dịch vụ: HSBC có chất lượng dịch vụ TTQT được xem là tốt nhất hiện nay trong các Ngân hàng thương mại nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, HSBC luôn chú trọng đến nhu cầu của khách hàng. Các giao dịch TTQT của HSBC được thực hiện nhanh chóng và chính xác, tạo được sự tin tưởng tuyệt đối với khách hàng.

- Chính sách khách hàng: ngoài những chính sách ưu đãi với những khách hàng hiện hữu và có quan hệ lâu dài, HSBC còn có những chính sách rất hấp dẫn đối với những khách hàng tiềm năng. HSBC có những cách tiếp cận khách hàng mới rất chu đáo được thể hiện qua việc tìm hiểu đầy đủ thông tin khách hàng trước khi tiếp thị và đưa ra những ưu đãi đặc biệt cho khách hàng.

1.4.2 Kinh nghiệm phát triển Thanh toán quốc tế của Vietcombank

Vietcombank là ngân hàng hoạt động TTQT đầu tiên và lâu đời nhất tại Việt Nam, Vietcombank luôn cung cấp cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng vượt trội. Là NH được bình chọn có dịch vụ TTQT tốt qua nhiều năm. Kinh nghiệm phát triển TTQT của Vietcombank có thể nhờ vào các yếu tố như sau:

- Có mạng lưới NHĐL rộng lớn trên khắp thế giới với gần 1.250 ngân hàng và định chế tài chính uy tín tại 80 quốc gia và vùng lãnh thổ

- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, chính vì thế mà chất lượng TTQT của Vietcombank luôn được bảo đảm, và có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước.

- Viêtcombank có thế mạnh về nguồn vốn ngoại tệ, nhờ vậy Vietcombank có thể đáp ứng tốt nhu cầu vốn của khách hàng. Ngoài ra, với các sản phẩm ngoại hối đặc thù, Vietcombank còn giúp khách hàng phòng tránh những rủi ro trong TTQT.

1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang thôn Tiền Giang

- Phát triển sản phẩm, dịch vụ: cần có chiến lược đầu tư nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm dịch vụ, đáp ứng yêu cầu

phát triển của xã hội, của nền kinh tế, phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: ngày nay, khi TTQT ngày càng trở nên đa dạng, phức tạp, thì càng đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực chuyên nghiệp, dày dạn kinh nghiệm. Chính đội ngũ nhân viên làm nên tính cạnh tranh, đảm bảo uy tín và thương hiệu của NHTM trên thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy, Agribank Tiền Giang cần chú trọng công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ, kinh nghiệm của các nhân viên TTQT.

- Xây dựng mô hình TTQT tập trung: xu hướng của các NHTM hiện nay là tập trung xử lý giao dịch TTQT tại trung tâm, khi đó NHTM sẽ tận dụng tính kinh tế theo quy mô, mang lại nhiều lợi ích, hiệu quả, chất lượng cho khách hàng lẫn ngân hàng hơn so với mô hình TTQT truyền thống phân quyền cho các kênh phân phối.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu các cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động TTQT và phát triển hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại.

Thứ nhất, luận văn trình bày các cơ sở lý thuyết các dịch vụ TTQT đối với từng nhóm đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và khách hàng là cá nhân, và làm sáng tỏ vai trò của hoạt động TTQT đối với nền kinh tế, xã hội, và đối với ngân hàng.

Thứ hai, luận văn phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến hoạt động TTQT. Tiếp đó, tác giả phân tích sự cần thiết phải phát triển hoạt động TTQT với các tiêu chí để đánh giá tình hình hoạt động TTQT của NHTM, làm nền tảng cho việc đánh giá thực tiễn hoạt động TTQT tại Agribank Tiền Giang.

Thứ ba, luận văn cũng tổng hợp một số kinh nghiệm phát triển hoạt động TTQT của NHTM làm cơ sở để tham khảo cho việc đề xuất những giải pháp cho phát triển hoạt động TTQT.

Những lý luận nêu trên làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu của luận văn trong chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TIỀN GIANG

2.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang Tiền Giang

2.1.1 Giới thiệu sơ nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang Tiền Giang

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang (Agribank Tiền Giang) được hình thành vào năm 1988 với sứ mệnh chủ yếu là cung ứng vốn cho thị trường nông thôn. Hiện nay, chi nhánh có 475 nhân viên, với mạng lưới hoạt động rộng lớn bao gồm Hội sở đặt tại Thành phố Mỹ Tho, 11 Chi nhánh loại 3 tại tất cả các huyện, thị xã cùng với 15 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh loại 3 ở rải rác khắp các vùng nông thôn trong tỉnh Tiền Giang.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang trong những năm gần đây năm gần đây

Trong 3 năm gần đây, mặc dù số lượng chi nhánh ngân hàng thương mại trên địa bàn ngày càng tăng (đến cuối 2015 đã có 20 NHTM hoạt động trong tỉnh Tiền Giang) nhưng nhìn chung Agribank Tiền Giang thường xuyên đạt kết quả khả quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang (Trang 34)