Thực trạng nội dung và hình thức tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng mềm của giáo viên tiểu học tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh thái bình​ (Trang 54 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học tại Trung

2.3.2 Thực trạng nội dung và hình thức tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu

Tiểu học tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Bình

2.3.2.1 Thực trạng nội dung tự bồi dưỡng kỹ năng mềm của giáo viên Tiểu học

* Đánh giá về mức độ quan trọng của các nội dung tự bồi dưỡng kỹ năng mềm của GVTH

Kết quả khảo sát trên giáo viên cho thấy, mức độ quan trọng của các nội dung tự bồi dưỡng KNM như sau:

Bảng 2.5. Mức độ quan trọng của các nội dung tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học

TT Các kỹ năng mềm Mức độ quan trọng Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng 1 Kỹ năng lập kế hoạch 100 20,1 0 2 Kỹ năng lắng nghe 70,9 33,9 0

3 Kỹ năng giải quyết vấn đề 60,1 5,5 0

4 Kỹ năng nhận xét 94,5 5 0

5 Kỹ năng giao tiếp sư phạm 90,9 20,1 0 3 trong số 5 kỹ năng được khách thể đánh giá nhiều nhất ở mức độ rất quan trọng là: kỹ năng lập kế hoạch (100%), kỹ năng nhận xét (94,5%), kỹ năng giao tiếp sư phạm (90,9%).

Các nội dung tự bồi dưỡng KNM đều được giáo viên tiến hành, tuy nhiên mức độ thường xuyên có khác nhau ở từng nội dung. Chiếm tỉ lệ cao là các nội dung: kỹ năng lập kế hoạch (58,6%) và kỹ năng giao tiếp sư phạm (50,0%). Tiếp theo là nội dung tự bồi dưỡng về kỹ năng nhận xét (32,6%) và kỹ năng giải quyết vấn đề (28,2%). Thấp nhất là nội dung tự bồi dưỡng kỹ năng lắng nghe chỉ với (23,9%)

Có rất nhiều nguyên nhân lý giải cho việc tại sao kỹ năng lập kế hoạch được tất cả khách thể đều đánh giá ở mức độ rất quan trọng. Thực tế, lập kế

hoạch trong dạy học có vai trị đặc biệt quan trọng, bởi nó giúp giáo viên quản lý thời gian dành cho mỗi đơn vị bài học được tốt hơn. Bên cạnh đó lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực giúp cho giờ học phát huy được tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của cả giáo viên và học sinh. Vai trò của kỹ năng lập kế hoạch trong giảng dạy giúp người giáo viên thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt được các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình.

Trước kia theo mơ hình dạy học thụ động, giáo viên đóng vai trị thơng báo, giảng dạy kiến thức, truyền thụ một chiều, sử dụng phương pháp dạy học thuyết trình là chính, giáo viên chủ yếu độc thoại; cịn học sinh thụ động tiếp thu bằng cách ghi nhớ máy móc, học thuộc lịng. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh đòi hỏi tự học sinh phải tự tìm kiếm, khám phá kiến thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên thông qua việc phối hợp các phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học tích cực, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại có ứng dụng cơng nghệ thơng tin. Có được kỹ năng lập kế hoạch trong giảng dạy, bài giảng của giáo viên sẽ thực hiện tốt được mục tiêu chương trình học, chú ý đến việc phát huy tính tích cực của học sinh, thể hiện được đề cương của nội dung bài giảng, thể hiện được việc tổ chức hoạt động của học sinh trong giờ học. Nhờ đó giúp giáo viên sử dụng dễ dàng khi lên lớp và có cách ứng phó linh hoạt trong những tình huống phát sinh.

Tiếp theo là nội dung bồi dưỡng kỹ năng nhận xét cũng được đánh giá rất cao (chiếm 94,5%.). Thực tiễn ở trường phổ thông từ bậc Tiểu học cho đến Trung học nhiều năm qua cho thấy rằng, việc nhận xét học sinh trong quá trình dạy học hay bằng lời phê trong các bài kiểm tra/thi của học sinh có rất nhiều điều đáng quan tâm bởi sự tùy tiện, thiếu mơ phạm của giáo viên. Chính vì vậy, kỹ năng nhận xét của giáo viên Tiểu học là rất cần thiết và rất đáng quan tâm

đối với giáo viên. Đối với học sinh Tiểu học thì lời nhận xét, đánh giá của giáo viên như là việc đặt vết tích của thày cơ vào sự phát triển của học sinh. Tác động của nó vừa có ý nghĩa tích cực thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh qua những lời khen ngợi nhưng lại vừa có tác động tiêu cực nếu làm cho học sinh sợ hãi, tự ti, xấu hổ hoặc bị tổn thương bởi những lời nhận xét, phê bình quá nặng nề của giáo viên. Vì vậy khi nhận xét, đánh giá học sinh cần rất thận trọng và phải nắm vững những yêu cầu về mặt sư phạm.

Đối với giáo viên Tiểu học nhận thấy việc tự bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp sư phạm cũng là rất cần thiết đối với họ (chiếm 90,9%) nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ với đồng nghiệp, quan hệ thày trò, quan hệ với phụ huynh học sinh. Dạy học là hoạt động đặc thù cần nhiều kỹ năng. Chính vì vậy, giáo viên cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng sư phạm để đáp ứng với thực tế xã hội. Một giáo viên nếu chỉ có tri thức thì chỉ gọi là thợ dạy, và khi nào họ có kỹ năng sư phạm cũng như bộc lộ hệ thống kỹ năng ấy một phù hợp vào thực tiễn giáo dục mới gọi là “Thầy”. Sự khéo léo và tài tình ở người giáo viên không phải là dùng uy nghiêm của mình giáo dục các em mà phải dùng kỹ năng sư phạm để hướng dẫn và tương tác với học sinh một cách khéo léo. Bên cạnh đó, học sinh Tiểu học ngày nay có sự biến đổi lớn về mặt tâm lý do sự tác động từ môi trường xã hội do vậy giáo viên cần hiểu rõ hơn về tâm lý của học sinh và có khả năng giải quyết tốt các tình huống sư phạm.

Đối với nội dung tự bồi dưỡng kỹ năng lắng nghe và kỹ năng giải quyết vấn đề cũng chiếm một tỷ lệ khá cao khách thể khảo sát đánh giá ở mức độ rất cần thiết (70,9% và 60,1%). Trong giáo dục, quá trình dạy học cũng là giao tiếp - một cuộc giao tiếp đặc thù giữa thầy và trị. Cho nên, có thể nói, lắng nghe trong dạy học cũng là một kỹ năng quan trọng, cần thiết và mang tính đặc thù. Lấy học trị làm trung tâm - đó chính là đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học hiện đại. Trong đó, học trị ln được phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Học trị chính là chủ thể đi thâm nhập, khám phá kiến thức và có trách

nhiệm với việc học của chính mình. Để đạt được điều đó, trong dạy học, giáo viên đóng vai trị là người tổ chức, hướng dẫn, gợi mở, cho học trò phương pháp để khám phá, sáng tạo kiến thức. Giáo viên sẽ nói ít hơn. Và như vậy, sự lắng nghe học trò càng trở nên quan trọng. Đặc biệt đối với học sinh Tiểu học, giáo viên phải gần gũi, biết lắng nghe học sinh để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của từng em.Điều này rất có ý nghĩa bởi chỉ khi giáo viên vừa là thầy, vừa là bạn của học sinh mới thực sự hiểu được các em nghĩ gì, cần gì và mong muốn gì; từ đó sẽ có những nhận xét, phương án giúp đỡ tốt nhất để các em thay đổi về hành vi, thái độ. Lắng nghe trong dạy học không chỉ là sự lắng nghe những ý kiến phát biểu trực tiếp của học sinh. Sự lắng nghe còn mang nghĩa rộng, là sự tạo điều kiện và sự xử lý tốt tất cả những thông tin mà giáo viên tiếp nhận được khi học sinh thể hiện suy nghĩ, hoạt động,… của mình. Sự lắng nghe học sinh sẽ là một phương pháp cơ bản, hữu hiệu để giáo viên đánh giá đúng năng lực hiện có của học sinh và tìm đúng cách tác động nhằm nâng cao năng lực đó. Giáo viên sẽ làm tốt điều đó nhờ vào niềm tin, sự tôn trọng, tinh thần dân chủ và tâm huyết với học trò.

Với kỹ năng giải quyết vấn đề có đến 60,1% khách thể nhận thấy rất cần thiết. Thực tế cho thấy, cuộc sống của con người, suy đến cùng, là một chuỗi liên tục giải quyết vấn đề. Càng giải quyết tốt các vấn đề bao nhiêu, chất lượng cuộc sống của con người càng có nhiều cơ hội được nâng cao bấy nhiêu. Đối với người giáo viên, nhà trường chính là cuộc sống. Các vấn đề thực tế cuộc sống được phản ánh vào nhà trường dưới một lăng kính đủ để cho người học tiếp cận theo cách phù hợp với lứa tuổi của mình. Giải quyết các vấn đề trong các bài học ở nhà trường cũng nên xem như giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Nhờ vậy, các em khỏi bỡ ngỡ khi bước vào đời sống thực tế phong phú. Để làm được điều đó, giáo viên cần phải luôn tự rèn luyện và bồi dưỡng kĩ năng giải quyết vấn đề.

* Đánh giá về mức độ đáp ứng các nội dung tự bồi dưỡng KNM của GVTH

Điều đáng chú ý, mặc dù chiếm tỷ lệ rất cao giáo viên cho rằng tự bồi dưỡng kỹ năng nhận xét (94,5%) và tự bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp sư phạm (90,9%) rất cần thiết đối với họ nhưng thực tế vẫn còn đến 45,4% và 43,6% tỷ lệ giáo viên nửa đáp ứng và nửa chưa đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi trong quá trình giảng dạy hiện nay. Thực tế này rất cần thiết phải có kế hoạch bồi dưỡng/tự bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng của 2 loại kỹ năng này của giáo viên Tiểu học tại tỉnh Thái Bình.

Bảng 2.6. Mức độ đáp ứng các nội dung tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học

STT Các kỹ năng Mức độ đáp ứng Hồn tồn đáp ứng khơng cần bồi dưỡng nữa Đáp ứng phần lớn Nửa đáp ứng, nửa khơng Đáp ứng một phần Hồn tồn khơng đáp ứng 1 Kỹ năng lập kế hoạch 12,7 81,8 5,5 0 0 2 Kỹ năng lắng nghe 23,6 67,3 9,1 0 0

3 Kỹ năng giải quyết vấn đề 45,5 18,2 36,3 0 0

4 Kỹ năng nhận xét 27,2 21,8 45,4 5,4 0

5 Kỹ năng giao tiếp sư phạm 21,8 30,9 43,6 3,6 0

Gần đây khi thực hiện Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học bằng nhận xét đã đưa

ra những yêu cầu chung về cách ghi nhận xét. Sau 1 năm thực hiện tại tỉnh, theo đánh giá của CBQL “Giáo viên tích cực tự học, tự rèn luyện, tự bồi

dưỡng, học hỏi, việc đánh giá học sinh bằng lời: nhận xét, tư vấn, động viên khích lệ, đặc biệt là việc hướng dẫn học sinh tự đánh giá, tham gia đánh giá bạn, từ đó điều chỉnh, đồi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động cơ bản, hoạt động thực hành, hoạt động thực hành, hoạt động ứng dụng phù hợp với năng lực học sinh tạo điều kiện tốt nhất để học sinh tự tin, khẳng định bản thân và có động cơ vươn lên trong học tập” CBQL trường Tiểu học Lý Tự Trọng, TP Thái Bình

Bản thân giáo viên cũng nhận thấy:

“Hiện tại, giáo viên đã tích cực và trách nhiệm hơn trong việc chọn lựa lời nhận xét để thực hiện đánh giá “viết” vào vở HS và sổ Theo dõi chất lượng giáo dục. Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm đánh giá nhất là những ngôn từ sử dụng trong đánh giá, hạn chế dần những nhầm lẫn trong đánh giá về kiến thức kĩ năng với năng lực và phẩm chất. Lời khen khuyến khích động viên cũng như lời tư vẫn giúp đỡ học sinh chính xác hơn, đúng đối tượng hơn, giáo viên khơng cịn bí từ khi ghi lời nhận xét.GV ln tự học tập, trau dồi làm giàu hơn vốn ngôn ngữ dùng trong đánh giá HS”

(Giáo viên lớp 2, Trường Tiểu học Lý Tự Trọng, TP Thái Bình)

Tuy nhiên vẫn là chưa đủ đối với giáo viên khi phải thực hiện công việc này và rất nhiều giáo viên còn lúng túng, thiếu kỹ năng cơ bản để nhận xét bằng lời hay ghi trên bài kiểm tra của học sinh. Điều này đặt ra cho ngành giáo dục cũng như các trường Đại học sư phạm phải xem xét lại vấn đề đào tạo và bồi dưỡng giáo viên về lĩnh vực kiểm tra, đánh giá trong giáo dục. Để nâng cao nhận thức và kỹ năng nhận xét, đánh giá cho giáo viên, trước mắt trong chương

trình bồi dưỡng thường xuyên cần chú trọng tới bồi dưỡng cho giáo viên những kỹ năng này. Khi đổi mới chương trình đào tạo giáo viên, các trường sư phạm cần bổ sung kỹ năng nhận xét, đánh giá trong học phần về kiểm tra, đánh giá và tăng cường rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng cần thiết. Chỉ có như thế việc đánh giá, nhận xét của sinh viên mới đảm bảo sự chuẩn mực sư phạm và vì sự tiến bộ của học sinh.

Đối với kỹ năng giao tiếp sư phạm cũng chiếm đến 43,6% giáo viên nửa đáp ứng và chưa đáp ứng được yêu cầu. Kỹ năng giao tiếp sư phạm rất cần có sự trải nghiệm đích thực, rèn luyện lâu dài, thường xuyên... Ðiều có giá trị bền vững là ở chính bản thân giáo viên phải ý thức được vai trò của kỹ năng giao tiếp sư phạm với nghề nghiệp để chính họ có ý thức tự rèn luyện.

2.3.2.2. Thực trạng hình thức tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học

Đánh giá về mức độ thực hiện của các hình thức tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học

Nghị quyết Trung ương khóa VIII xác định: giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Phát triển giáo dục là trách nhiệm của toàn dân và toàn xã hội, trong đó đội ngũ giáo viên là lực lượng nịng cốt, giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhận thức được điều đó, giáo viên đã có ý thức nhất định trong việc tự bồi dưỡng kỹ năng nói chung và kỹ năng mềm nói riêng bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của mình.

Khi phân tích số liệu thống kê ý kiến của GV tiểu học về mức độ thực hiện của các phương pháp tự bồi dưỡng của GV, kết quả thu được như bảng sau:

Bảng 2.7. Mức độ thực hiện của các hình thức tự bồi dưỡng KNM của GV Tiểu học

TT Hình thức tự bồi dưỡng kỹ năng mềm

Mức độ thực hiện Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1 Tự nghiên cứu qua sách vở, tài liệu tham khảo 67,4 32,6 0

2 Trao đổi, làm việc nhóm với các GV khác 58,6 41,4 0

3 Trao đổi, tìm thơng tin trên diễn đàn qua

mạng internet, phương tiện truyền thông 26,1 73,9 0

4 Quan sát hoạt động giảng dạy, giáo dục của

GV khác 67,4 32,6 0

5 Nghiên cứu thực tế, tham quan học tập 4,3 67,4 28,2

6

Tham gia các khóa bồi dưỡng KNM, tập huấn do trường, Phòng, Sở, Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức

0 28,2 71,7

7 Tự tìm kiếm để tham dự khóa bồi dưỡng do

nơi khác tổ chức 2,2 15,2 82,6

Kết quả cho thấy, với hình thức tự bồi dưỡng KNM qua tự nghiên cứu qua sách vở, tài liệu tham khảo và qua quan sát hoạt động giảng dạy, giáo dục của giáo viên được họ thực hiện ở mức độ thường xuyên cao hơn các hình thức khác (đều chiếm tỷ lệ 67,4%).

Đa số giáo viên cho rằng thỉnh thoảng họ tự bồi dưỡng KNM thông qua các hình thức như: trao đổi thơng tin trên diễn đàn qua mạng internet, phương tiện truyền thông và nghiên cứu thực tế, tham quan học tập được giáo viên thỉnh thoảng sử dụng nhiều hơn (chiếm tỷ lệ 73,9% và 67,4%).

Điều đáng lưu ý chiếm tỷ lệ không đáng kể ( 4,3% và 2,2%) số giáo viên thường xuyên tự bồi dưỡng KNM thơng qua hình thức nghiên cứu thực tế, tham quan học tập và tự tìm kiếm và tham dự khóa bồi dưỡng do nơi khác tổ chức. Đặc biệt chiếm phần lớn (đến 82,6% và 71,7%) giáo viên chưa bao giờ tự tìm kiếm để tham dự các khóa tập huấn do nơi khác tổ chức giáo và các khóa bồi dưỡng KNM, tập huấn do trường, Phịng, Sở, Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức.

Đánh giá về hiệu quả của các hình thức tự bồi dưỡng KNM của GV Tiểu học: Kết quả khảo sát về tính hiệu quả của các hình thức tự bồi dưỡng trên cho thấy: phần lớn đối tượng khảo sát đánh giá cao tính hiệu quả của các hình thức tự bồi dưỡng như: quan sát hoạt động giảng dạy, giáo dục của đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng mềm của giáo viên tiểu học tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh thái bình​ (Trang 54 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)