Lập kế hoạch tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng mềm của giáo viên tiểu học tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh thái bình​ (Trang 80 - 85)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH THÁI BÌNH

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Bình

3.2.2. Lập kế hoạch tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học

Lập kế hoạch bồi dưỡng KNM của GV trong nhà trường là một trong những chức năng cơ bản đầu tiên của quản lý bồi dưỡng năng lực dạy học giáo viên. Mục tiêu của việc lập kế hoạch là giúp cho các nhà quản lý hoàn toàn chủ động và có bước đi phù hợp trong công tác tự bồi dưỡng GV, đảm bảo cho công tác quản lý tự bồi dưỡng GV đi vào nề nếp và thực hiện theo trình tự hợp lý. Việc lập kế hoạch công tác tự bồi dưỡng cũng tạo ra khả năng huy động và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác tự bồi dưỡng một cách hợp lý, giúp các nhà quản lý thực hiện tốt chức năng kiểm tra.

3.2.2.2. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng KNM của GV phải bao gồm: Kế hoạch bồi dưỡng dài hạn (5- 10 năm ), kế hoạch tự bồi dưỡng trung hạn (3- 5 năm ) và kế hoạch tự bồi dưỡng ngắn hạn (hàng năm), phân cấp, xây dưng, quản lý và tổ chức thực hiện kế hoạch cho các cấp quản lý giáo dục. Trên kế hoạch dài hạn của Bộ GD - ĐT, của Sở và các trường tiểu học, xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng trung hạn và ngắn hạn theo nguyên tắc: kế hoạch của cấp trên làm căn cứ cho kế hoạch cấp dưới, kế hoạch cấp dưới có tác động điều chỉnh đến kế hoạch cấp trên.

Kế hoạch dài hạn mang tính chất cơ bản làm phần cứng thống nhất từ Bộ GD và ĐT đến cơ sở, có những kế hoạch ngắn hạn có tính linh hoạt mềm dẻo phù hợp với từng cơ sở GD, từng nhóm đối tượng GV. Kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng GV cần phải được triển khai ở tất cả các cấp quản lý GD và mạng lưới GV cốt cán. Trên cơ sở nội dung kế hoạch đã được xây dựng, đội ngũ này sẽ tham gia góp ý kiến để kế hoạch triển khai đạt hiệu quả nhất. Từ việc thống nhất kế hoạch hành động, kế hoạch này sẽ được quán triệt tới từng cán bộ giáo viên để công tác bồi dưỡng, cũng như việc tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên đạt kết quả cao, từ đó nâng cao kỹ năng mềm của giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. Nội dung của việc lập kế hoạch bao gồm:

Thứ nhất, Xác định các KNM cần bồi dưỡng và tự bồi dưỡng: Mục tiêu cuối cùng của công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng KNM của GV các trường tiểu học là kỹ năng mềm cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề nghiệp. Trên cơ sở các tiêu chí của từng KNM mà chuẩn đề ra, thực trạng đội ngũ giáo viên và những nhu cầu cần bồi dưỡng của GV mà đề ra các mục tiêu cụ thể cho từng kế hoạch trong từng giai đoạn.

Thứ hai, Xây dựng nội dung bồi dưỡng và tự bồi dưỡng KNM: Nội dung bồi dưỡng và tự bồi dưỡng là cụ thể hóa các vấn đề cần bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đã được xác định một cách khái quát. Cần phải dựa trên những yêu cầu trước mắt và lâu dài của mục tiêu phát triển của các cấp học cũng như các điều kiện thực hiện để thể chế hóa thành những nội dung cụ thể trong những nội dung cần bồi dưỡng gồm:

Việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng KNM tập trung vào các nội dung sau:

kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nhận xét, kỹ năng, kỹ năng giao tiếp sư phạm.

Thứ ba, Đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên: Các nhà QLGD (BGH) dựa vào mục tiêu đã định và căn cứ vào thực trạng đội ngũ giáo viên, quyết định nội dung, chương trình bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để từ đó lựa chọn hình thức phù hợp cho các lớp bồi dưỡng. Các hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cần đa dạng và có thể tiến hành phù hợp với đội ngũ giáo viên nhà trường đó là:

- Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ: Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng dài hạn (5 - 10 năm), kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trung hạn (3- 5 năm) với nội dung bắt buộc và yêu cấu của Bộ và các kế hoạch chung của Sở. Có nội dung tổ chức dưới dạng tập trung ngắn hạn cho toàn thể GV hoặc mạng lưới GV cốt cán, sau đó giáo viên cốt cán sẽ có nhiệm vụ triển khai tới toàn thể giỏo viờn. Xỏc định rừ cỏc nội dung tập huấn do cấp Sở, cấp trường đảm nhiệm và có cả nội dung dành cho giáo viên tự

nghiên cứu, học tập. Trong những trường hợp cần thiết, có thể áp dụng biện pháp cử giáo viên đi bồi dưỡng tập trung dài hạn, ngắn hạn dưới hình thức liên kết với các trường sư phạm, các trung tâm đào tạo bồi dưỡng GV. Kết hợp bồi dưỡng chuyện môn, nghiệp vụ theo hình thức tập trung với việc tự rèn luyện năng lực trong thực tế công tác, bồi dưỡng cho các đối tượng GV theo nội dung yêu cầu từ thấp đến cao.

- Kết hợp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên thường xuyên và bồi dưỡng tự bồi dưỡng nâng cao theo chuyên đề. Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trung hạn của cấp Sở, ngắn hạn của cấp trường với nhiệm vụ bồi dưỡng cập nhật, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao dưới dạng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên đề, hội thảo…như cho giáo viên tham gia các đợt bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong hè theo các chuyên đề do Sở tổ chức, tham gia các điểm bồi dưỡng theo cụm trường: hội giảng, thông báo kinh nghiệm, hội thảo ... Tại trường tổ chức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cập nhật cho giáo viên qua hình thức hội thảo, hội giảng, dạy thể nghiệm, sinh hoạt tổ - nhóm chuyên môn, qua dự giờ thăm lớp, kiểm tra đánh giá, nghe nói chuyện chuyên đề, thăm quan thực tế, giao lưu học tập với các đơn vị bạn, qua hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng từ xa trên thông tin đại chúng, qua mạng Internet... trường cần trú trọng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cốt cán, GV có uy tín và kinh nghiệm trong các hoạt động GD của trường, kết hợp với các đơn vị bạn và các cán bộ chuyên môn, chuyên gia của các cơ quan quản lý cấp trên để xây dựng những nhóm trợ giúp.

- Tự bồi dưỡng của giáo viên. Bên cạnh hình thức bồi dưỡng như đã nói ở trên, BGH nhà trường cần coi trọng việc động viên, khuyến khích giáo viên tự bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ. Việc tự bồi dưỡng của giáo viên là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao trình độ, năng lực dạy học của chính bản thân họ, biến các yêu cầu bồi dưỡng bắt buộc thành nhu cầu tự bồi dưỡng một cách tự giác, thường xuyên và có hiệu quả. Hình thức bồi

dưỡng này tốt hay không có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng của công tác bồi dưỡng giáo viên. Tuy nhiên vai trò của người quản lý ở hình thức này rất quan trọng bởi vì người lao động thường chỉ làm việc 50% công suất nếu không được người quản lý tác động tiếp đến 50% còn lại bằng các biện pháp khác nhau. Tóm lại tất cả các hình thức bồi dưỡng và tự bồi dưỡng GV mà người quản lý lựa chọn phải đảm bảo nguyên tắc thiết thực, hiệu quả, hướng vào việc nâng cao năng lực dạy học nói chung và kỹ năng mềm nói riêng của giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp

Để thực hiện các nội dung trên cần tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị xây dựng kế hoạch.

Để việc lập kế hoạch được thực hiện một cách khoa học, đảm bảo tính khả thi, cần thu thập đầy đủ thông tin cần thiết. Mục tiêu của công tác tự bồi dưỡng là nâng cao KNM cho GV hướng tới chuẩn nghề nghiệp. Vì thế trước khi lập kế hoạch nhất thiết phải khảo sát thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên so với chuẩn yêu cầu phát triển của giáo viên THPT, kế hoạch tự bồi dưỡng giáo viên dài hạn của Bộ, Sở, đặc biệt kinh tế - văn hóa - xã hội địa phương và điều kiện thực tế của nhà trường.

Trên cơ sở thông tin và đặc điểm của những bên có liên quan, BGH nhà trường cần xác định mục tiêu cụ thể cho các kế hoạch trung hạn, ngắn hạn và phác khảo sơ bộ các bước đi để thực hiện mục tiêu đó. Để làm tốt việc này, BGH phải trả lời cho được các câu hỏi: Cần phải làm gì ? Làm bằng cách nào?

Thực hiện khi nào? ở đâu? cần những điều kiện gì? … để đạt mục tiêu. Trả lời được chính xác các câu hỏi đó sẽ định hướng tốt cho việc lập kế hoạch.

Bước 2: Dự thảo kế hoạch.

Để thực hiện được mục tiêu tự bồi dưỡng KNM cho giáo viên đáp ứng chuẩn nghề nghiệp, cần phác thảo một chương trình hành động khách quan, phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngang chuẩn. Tùy từng loại kế hoạch (dài hạn, trung hạn, ngắn hạn) mà xác định chương trình

hành động. Khi xây dựng kế hoạch phải xuất phát từ các căn cứ: Hệ thống các tiêu chí về kỹ năng mềm của chuẩn nghề nghiệp; Định hướng chỉ đạo của các cấp quản lý về công tác tự bồi dưỡng giáo viên; Thực trạng phát triển giáo dục của huyện, tỉnh, thực trạng kỹ năng mềm hiện nay của giáo viên và những nhu cầu cần tự bồi dưỡng của giáo viên tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Bình.

Các yếu tố ảnh hưởng và điều kiện phục vụ cho công tác bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng KNM cho giỏo viờn phải xỏc định rừ hệ thống cỏc chỉ tiờu cụ thể cần đạt, đảm bảo tính khoa học, toàn diện, cân đối, đáp ứng được nhu cầu trước mắt và lõu dài. Bờn cạnh những nội dung cần chỉ rừ cỏc biện phỏp thực hiện và những điều kiện cần thiết để thực thi kế hoạch.

Bước 3: Thông qua dự thảo kế hoạch.

Sau khi có kế hoạch tự bồi dưỡng KNM cho giáo viên cần thông qua kế hoạch ở những cấp có thẩm quyền như Sở GD - ĐT … Các cấp lãnh đạo sẽ có căn cứ vào yêu cầu phát triển đội ngũ của cấp học để phê duyệt kế hoạch, thông qua các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện kế hoạch.

Kế hoạch tự bồi dưỡng KNM cho giáo viên được thông qua nghĩa là đã thể chế hóa được công tác tự bồi dưỡng. Do đó kế hoạch này phải được phổ biến tới tất cả các bộ phận có liên quan: BGH, chi Bộ, Đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, tổ chuyên môn, đội ngũ cốt cán và toàn thể giáo viên.

Sơ đồ 3.2: Nội dung lập kế hoạch tự bồi dưỡng KNM cho giáo viên

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện

Người xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng KNM cho giáo viên phải là người am hiểu về cấp tiểu học, nắm vững các tiêu chí về KNM theo chuẩn quy định, thực trạng đội ngũ giáo viên nhà trường, kế hoạch tổng quát của toàn ngành giáo dục, yêu cầu phát triển của cấp tiểu học, đồng thời phải có kế hoạch nhất định về công tác xây dựng kế hoạch đào tạo.

Các bộ phận liên quan phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết cho người lập kế hoạch. Người lập kế hoạch phải giữ được mối liên hệ chặt chẽ với đội ngũ giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý giáo dục cấp trên, kịp thời nắm bắt thông tin hai chiều để xây dựng kế hoạch có tính khả thi đáp ứng mục tiêu.

3.2.3. Xây dựng các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng mềm của giáo viên tiểu học tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh thái bình​ (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)