Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG MỀM CỦA GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN TỈNH THÁI BÌNH
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm và kết luận
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của 4 biện pháp
TT Các biện pháp đề xuất
Tính cần thiết Tính khả thi
∑ X Thứ
bậc ∑ X
Th ứ bậc
1
Nâng cao nhận thức của CB-GV về hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học
136 2,95 1 133 2,89 2
2
Lập kế hoạch tự bồi dưỡng KNM của giáo viên cho giáo viên Tiểu học
132 2,86 3 135 2,93 1
3
Xây dựng các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng KNM
134 2,91 2 124 2,69 4
4
Xây dựng hệ thống kiểm tra - đánh giá khách quan về tự bồi dưỡng kỹ năng mềm
104 2,26
4 130 2,82 3
Trung bình 2,74 2,81
* Về tính cần thiết:
Kết quả cho thấy, trong 4 biện pháp đề xuất thì có đến 3 biện pháp hiện đang là rất cần thiết đối với công tác quản lý hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo viên tiểu học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Bình. Trong
đó biện pháp đề xuất đầu tiên cần được quan tâm nhất là biện pháp: Nâng cao nhận thức của CB-GV về hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng mềm cho giáo viên Tiểu học - có điểm trung bình cao nhất là 2,95. Thực tế, xã hội càng phát triển, giáo dục đào tạo cũng phát triển theo, đòi hỏi ngày càng cao hơn phẩm chất năng lực của đội ngũ giáo viên. Tự học, tự bồi dưỡng là phương thức tốt nhất giúp người giáo viên tiến bộ, trưởng thành, có đủ phẩm chất và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đào tạo được giao.
Đối với đội ngũ giáo viên trong các trường Tiểu học thì công tác tự học, tự bồi dưỡng lại gặp những khó khăn, phức tạp riêng các trường đa số dạy 2 buổi trên ngày cho nên việc bố trí, sắp xếp quỹ thời gian cho giáo viên tự học, tự bồi dưỡng không nhiều. Bản thân đội ngũ giáo viên dạy văn hóa phải dạy nhiều môn học nên khả năng hiểu biết chuyên sâu về kiến thức còn hạn chế.
Chính vì vậy tự học, tự bồi dưỡng càng có vai trò quan trọng hơn đối với giáo viên Tiểu học.
Tuy nhiên biện pháp đề xuất: Đánh giá khách quan về tự bồi dưỡng kỹ năng mềm được CBQL nhận thấy tính rất cần thiết ở mức độ thấp nhất - có điểm trung bình là 2,26.
2.95 2.86
2.91 2.26
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3
1st Qtr
Xây dựng hệ thống kiểm tra – đánh giá khách quan về tự bồi dưỡng kỹ năng mềm
Xây dựng các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng KNM Lập kế hoạch tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học
Nâng cao nhận thức của CB-GV về hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của 4 biện pháp
* Về tính khả thi
Tính khả thi của các biện pháp đề xuất cũng được các CBQL đánh giá cao, điểm trung bình của các biện pháp là khá tập trung và đồng đều, giá trị nhỏ nhất là 2.69; giá trị lớn nhất là 2.93 và điểm trung bình chung là 2.81 so với
điểm trung bình cực đại là 3.0. Điều đó chứng tỏ các biện pháp đề xuất được các CBQL đánh giá là rất khả thi, có thể thực hiện trong thời gian tới. Trong 5 biện pháp đó, biện pháp: Lập kế hoạch tự bồi dưỡng kỹ năng mềm của Tiểu học được đánh giá là có thể thực hiện được cao nhất.
2.55 2.6 2.65 2.7 2.75 2.8 2.85 2.9 2.95
1st Qtr
Nâng cao nhận thức của CB-GV về hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học
Lập kế hoạch tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học
Xây dựng các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng KNM Xây dựng hệ thống kiểm tra – đánh giá khách quan về tự bồi dưỡng kỹ năng mềm
Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của 4 biện pháp
Kết luận chương 3
Trên cơ sở lý luận về tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học và thực trạng KNM của giáo viên, quản lý hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo viên trường Tiểu học, căn cứ các văn bản chỉ đạo và định hướng phát triển giáo dục - đào tạo của Bộ, của tỉnh Thái Bình, chương 3 của luận văn đã xây dựng 4 biện pháp quản lý tự bồi dưỡng KNM của giáo viên tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Bình xuất phát từ 3 nguyên tắc (nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa, nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện). Ở mỗi biện phỏp quản lý, luận văn đó xỏc định rừ mục tiờu, nội dung, cỏch thức và điều kiện thực hiện để biện pháp thực hiện các hiệu quả nhất. Thực hiện đồng bộ 4 biện pháp được trình bày tại chương 3 thì Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Bình sẽ có được đội ngũ giáo viên có KNM đáp ứng được yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo mục tiêu của cấp học nói riêng và mục tiêu của giáo dục nói chung trong thời đại mới.
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động tự bồi dưỡng KNM là biện pháp tư tưởng tác động đến chủ thể quản lý, để chủ thể bị quản lý tự giác biến thành chủ thể quản lý, biến kế hoạch thành hành động thực tiễn, thành chương trình hành động thực tiễn để hoạt động tự bồi dưỡng giáo viên đạt được mục tiêu
Biện pháp 2 : Lập kế hoạch tự bồi dưỡng KNM cho giáo viên Tiểu học là chủ thể quản lý định hướng cho hoạt động quản lý và vận hành nó đạt mục tiêu
Biện pháp 3. Xây dựng các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng KNM. Biện pháp này mang tính hỗ trợ nhưng là nền tảng nâng đỡ các biện pháp khác tác động vào chủ thể quản lý.
Biện pháp 4. Xây dựng hệ thống kiểm tra - đánh giá khách quan về tự bồi dưỡng KNM là quan tâm, trú trọng đến kết quả tự bồi dưỡng, có sự tổng kết đánh giá kết quả đạt được sau mỗi hoạt động bồi dưỡng. Biện pháp này giúp nhà quản lý nắm được hiệu quả của hoạt động tự bồi dưỡng, năng lực của các đội ngũ tham gia bồi dưỡng, từ đó có những điều chỉnh phù hợp để hoạt động tự bồi dưỡng ngày càng đạt hiệu quả.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy cả 4 biện pháp đều có tính cần thiết và khả thi cao. Trong đó biện pháp 2 có tính khả thi cao nhất, còn biện pháp 1 có tính cần thiết nhất.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ