Xây dựng các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng mềm của giáo viên tiểu học tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh thái bình​ (Trang 85 - 87)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu

3.2.3. Xây dựng các điều kiện hỗ trợ hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo

viên Tiểu học

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Xác định những điều kiện cần thiết phục vụ cho công tác tự bồi dưỡng KNM của giáo viên, tạo điều kiện tốt nhất trong hồn cảnh cho phép để cơng tác này đạt hiệu quả tốt nhất, xác định nguồn để có được các điều kiện đó.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Thứ nhất: Về nguồn lực con người.

Các cấp QLGD phải thành lập Ban chỉ đạo công tác đào tạo, tự bồi dưỡng KNM cho GV, đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể từng loại hình tự bồi dưỡng, thành lập Ban tổ chức đối với các lớp tự bồi dưỡng tập trung, xác định người tổ chức thực hiện: giảng viên, nhóm hỗ trợ, nhóm chuyên gia, giáo viên cốt cán, tổ tư vấn thực hiện nhiệm vụ biên soạn tài liệu và trực tiếp bồi dưỡng.

Tranh thủ sự quan tâm chỉ đạo của cơ quan QLGD cấp trên, phối hợp với các hướng dẫn chỉ đạo của Bộ và Sở, của lãnh đạo cấp trên, của các giảng viên trong việc biên soạn nội dung chương trình cụ thể sát hợp với từng giáo viên và

hợp đồng, liên kết bố trí các chuyên gia, các giảng viên tham gia bồi dưỡng KNM học cho giáo viên.

Thứ hai, Về nguồn lực vật chất.

Đảm bảo đầy đủ tài liệu phục vụ cho giảng dạy, học tập và tham khảo. Trên cơ sở xác định nội dung mới có thể xác định tài liệu tự bồi dưỡng. Những nội dung thuộc kế hoạch cấp Bộ và Sở có thể đã sẵn có tài liệu, song cũng đã có những nội dung cần biên soạn lại cho phù hợp với tình hình đặc điểm nhà trường.

Những nội dung do trường chủ động lên kế hoạch bồi dưỡng cho GV có thể mời các chuyên gia, cán bộ chuyên môn xây dựng đề cương và tổ chức biên soạn. các tài liệu phục vụ cho công tác tự bồi dưỡng năng lực dạy học GV nên có kết cấu mở để có thể cập nhật thơng tin kịp thời: chú trọng xây dựng rèn kỹ năng biến thông tin thành kiến thức cho đội ngũ GV. Cần xác định đầu tư một khoản kinh phí thỏa đáng cho việc biên soạn tài liệu có chất lượng, đáp ứng mục tiêu bồi dưỡng. Có tài liệu dùng cho giảng viên, có tài liệu dùng cho người học.

Đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tự bồi dưỡng. Đối với việc tự bồi dưỡng GV, CSVC phòng học thật quan trọng như dành cho HS xong cũng không thể xem nhẹ. Dựa vào hình thức tự bồi dưỡng để xác định CSVC, trang thiết bị phù hợp vừa tránh lãng phí và đạt hiệu quả cao. Để tạo tâm lý thoải mái cho người dạy trong việc tổ chức các hoạt động dạy - học; người học tiếp thu, thực hành, chủ động trong các hoạt động cá nhân hay nhóm, hay thuyết trình,…., CSVC lớp học, phương tiện, thiết bị cần đáp ứng mọi hoạt động, mơi trường cần thống đãng, hợp vệ sinh. Hiệu quả của lớp tự bồi dưỡng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này.

Đảm bảo chế độ cho người dạy và người học. Đây khơng phải là yếu tố quyết định nhưng lại khích lệ, động viên được người dạy và người học, đôi khi đem lại hiệu quả rất cao.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với cơ quan nghiệp vụ, tham mưu với các cấp ủy Đảng chính quyền, địa phương, tranh thủ sự ủng hộ của các Ban ngành đoàn thể trong việc tạo các điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên.

Để có những điều kiện vật chất đảm bảo cho công tác tự bồi dưỡng KNM cho giáo viên đạt kết quả tốt, cần có những khoản kinh phí đầu tư cho những mục nêu trên. Muốn vậy, kế hoạch tự bồi dưỡng KNM cho giáo viên theo chuẩn phải được các cấp có thẩm quyền thơng qua và trở thành một nội dung chính thức trong cơng tác tài chính mà khơng mang tính thời vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng mềm của giáo viên tiểu học tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh thái bình​ (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)