8. Cấu trúc của luận văn
2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo viên
viên Tiểu học tại TTGDTX tỉnh Thái Bình
2.4.1. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học tại TT GDTX tỉnh Thái Bình viên Tiểu học tại TT GDTX tỉnh Thái Bình
Qua khảo sát, 100% giáo viên Tiểu học đều khẳng định đến thời điểm hiện nay chưa có sự quản lý của CBQL đối với hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo viên. Thực tế, trong tham luận của CBQL cũng cho thấy hiện nay công tác quản lý đối với hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo viên cũng chưa có mà mới chỉ xây dựng kế hoạch để thực hiện.
“Đối với việc thực hiện TT 30/2014 - BGD ĐT, Cán bộ quản lý tích cực,
xây dựng kế hoạch, quyết tâm chỉ đạo để thực hiện tốt, nhiều cán bộ quản lý tâm huyết, làm sáng tạo.”
Khi đánh giá về thực trạng các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng mềm của giáo viên theo các mức độ Tốt, Khá, Trung bình thì hầu hết giáo viên (chiếm 78,2%) đánh giá ở mức độ Khá, tiếp đó có đến 13,1% ở mức trung bình và chỉ có 8,7% đánh giá ở mức Tốt. Qua báo tổng kết năm học 2014 - 2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo cũng cho thấy “Cơ sở vật chất,
thiết bị trường học ở một số đơn vị thiếu thốn, xuống cấp một cách nghiêm trọng” 1. Nhận thức thực trạng đó, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Bình đã quán triệt nhiệm vụ 2015 -2016 về cơ sở vật chất và trang thiết bị của nhà trường: “Tổ chức kiểm tra, rà soát thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để có kế hoạch sửa chữa và bổ sung kịp thời theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu đã ban hành (Thông tư số 15/2009/TT - BGD ĐT ngày 16/7/2009), đồng thời quản lý tốt việc sử dụng và bảo quản đồ dùng dạy học. Thực hiện công văn số 7842/BGD ĐT - CSVTTBTH ngày 28/10/2013 về việc mua sắm thiết bị dạy học, học liệu cơ sở giáo dục đào tạo; Khai thác các nguồn lực nhằm tăng cường các TBDH hiện đại, thiết bị dạy học có yếu tố công nghệ thông tin”2