Xây dựng hệ thống kiểm tr a đánh giá khách quan về tự bồi dưỡng KNM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng mềm của giáo viên tiểu học tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh thái bình​ (Trang 87 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu

3.2.4. Xây dựng hệ thống kiểm tr a đánh giá khách quan về tự bồi dưỡng KNM

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Sau mỗi hoạt động thì việc đánh giá kết quả đạt được là rất quan trọng. Vì để nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác tự bồi dưỡng giáo viên thì cần quan tâm, đổi mới đánh giá kết quả tự bồi dưỡng sẽ giúp cho công tác tự bồi dưỡng ngày càng đi vào nề nếp và đạt hiệu quả hơn. Vì có đánh giá kết quả tự bồi dưỡng mới xác định được kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra, mới đánh giá được năng lực, hiệu quả của đội ngũ tham gia đặc biệt để nhà quản lý thấy được mặt mạnh, mặt yếu trong cơng tác tự bồi dưỡng, từ đó điều chỉnh, bổ sung, rút kinh nghiệm để việc triển khai công tác tiếp theo được tốt hơn.

Việc đánh giá kết quả bồi dưỡng còn thể hiện tinh thần trách nhiệm của nhà quản lý, của các lực lượng tham gia đối với nhiệm vụ được giao.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức tiến hành

Xây dựng quy chế đánh giá, rõ ràng và quy định việc đánh giá kết quả đạt được là yêu cầu bắt buộc sau mỗi hoạt động tự bồi dưỡng: xác định đây là

một khâu phải làm sau mỗi hoạt động, mỗi chương trình tự bồi dưỡng dù là chương trình dài hạn hay ngắn hạn.

Yêu cầu cán bộ giảng viên, đội ngũ cốt cán phải tổng kết, đánh giá về kết quả đạt được của mỗi hoạt động tự bồi dưỡng. Như: lấy thông tin phản hồi từ các học viên, kiểm tra kết quả học tập, tự bồi dưỡng thu được của các học viên, đồng thời phải có kết quả của sự phân loại xếp loại đối với các học viên.Việc đánh giá sẽ là những cơ sở quan trọng để đội ngũ giảng viên cũng như lực lượng tham gia bồi dưỡng đánh giá hiệu quả hoạt động của mình, từ đó có điều chỉnh, rút kinh nghiệm để hoạt động bồi dưỡng được tốt hơn.

Sử dụng hợp lý đối với đội ngũ giáo viên sau khi tham gia các lớp tự bồi dưỡng: phân công nhiệm vụ cụ thể phù hợp với năng lực, trình độ, sở trường để họ phát huy tốt nhất khả năng của mình. Thường xuyên theo dõi các việc làm, kết quả làm việc của họ từ đó có những nhắc nhở, động viên kịp thời để họ tích cực phấn đấu, thực hiện tốt hơn cơng việc của mình.

Tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên có thể áp dụng các nội dung đã được tự bồi dưỡng vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, tạo điều kiện về thời gian, cơ chế để họ có thể thực hiện cơng việc đã được phân cơng. Đồng thời có thống kê, đánh giá kết quả hồn thành nhiệm vụ của các đồng chí giáo viên sau khi được tập huấn để thấy được kết quả, ý nghĩa của công tác bồi dưỡng đối với thực tiễn.

Có chế độ thưởng, phạt rõ ràng, nhắc nhở và ghi nhận kết quả đạt được của mỗi thành viên tham gia cũng như tổng quan chung cần lưu ý sau mỗi hoạt động bồi dưỡng. Tổ chức các buổi tổng kết để nhìn nhận đánh giá, kết quả sau mỗi hoạt động, sau mỗi chương trình tự bồi dưỡng trong đó có biểu dương khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc và có nhiều đóng góp trong cơng tác tự bồi dưỡng, đồng thời phê bình, rút kinh nghiệm với những tồn tại cần khắc phục.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Lãnh đạo nhà trường và đội ngũ cốt cán phải có sự quan tâm thực sự đối với kết quả tự bồi dưỡng. Đồng thời phải có sự theo dõi, giám sát trước, trong và sau mỗi hoạt động tự bồi dưỡng. Thấy được ý nghĩa, vai trò của việc đánh giá và đổi mới đánh giá kết quả tự bồi dưỡng.

Phải tăng cường thời gian, tạo điều kiện cho việc đánh giá, đồng thời cần phân rõ nhiệm vụ, tránh nhiệm của các bộ phận tham gia trong đó có lực lượng hỗ trợ việc đánh giá trong mỗi đợt tự bồi dưỡng và mỗi chương trình tự bồi dưỡng.

Đội ngũ cán bộ quản lý và lực lượng giáo viên cốt cán phải nắm được quy trình và cách đánh giá đồng thời phải thường xuyên cập nhật, trau dồi các phương pháp, bộ tiêu chí đánh giá mới để ra việc đánh giá được khoa học, nhanh chóng và phản ánh đúng kết quả hiện tại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng mềm của giáo viên tiểu học tại trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh thái bình​ (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)