8. Cấu trúc của luận văn
2.3. Thực trạng hoạt động tự bồi dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học tại Trung
2.3.3 Những khó khăn và thuận lợi của giáo viên trong quá trình tự bồi dưỡng
dưỡng KNM của giáo viên Tiểu học
2.3.3.1 Thuận lợi
Thứ nhất, nhìn chung phần lớn CBQL và GV đều nhận thức đúng đắn về hoạt động tự bồi dưỡng, với hơn 76,3% đối tượng hỏi ý kiến đánh giá việc tự bồi dưỡng là nhiệm vụ thường xuyên liên tục có tính tự giác của mỗi giáo viên. (Xem Bảng 2.4).
Thứ hai, hầu hết (chiếm tỷ lệ 97,8%) khách thể khảo sát đều nhận thấy trong quá trình tự bồi dưỡng KNM họ hoàn toàn được chủ động xây dựng kế hoạch. Bên cạnh đó chiếm tỷ lệ không nhỏ (56,5%) số giáo viên khẳng định họ được tạo điều kiện về thời gian khi họ đề xuất với CBQL mong muốn được tham gia một khóa học nào đó.
Bảng 2.9: Đánh giá của giáo viên Tiểu học về những thuận lợi trong quá trình tự bồi dưỡng KNM
STT Nội dung đánh giá Số % đồng ý
1. Được chủ động xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng kỹ
năng mềm 97,8
2. Được hỗ trợ kinh phí 0
3. Được tạo điều kiện về thời gian 56,5
4. Được hỗ trợ tài liệu, phương tiện tự học, tự rèn luyện 26,0
5. Có các chế độ/cơ chế rõ ràng cho giáo viên tham gia
hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng mềm 0
Thứ ba, có các văn bản chỉ đạo của các ngành, các cấp về công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo thơng qua những chính sách ưu đãi, tạo điều kiện tốt cho nhà giáo trong việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ.(cụ thể): Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên Tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2011/TT- BGDĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Hướng dẫn thực hiện Thông tư 30/2014/TT - BGD ĐT (Công văn số 6169/BGĐT - DHTH ngày 29/10/2014; Công văn số 7475/BGĐT - GDTH ngày 25/12/2014; Công văn số 39/BGĐT -GDTH ngày 06/01/2015);
Thứ tư, sự phát triển của khoa học công nghệ và việc ứng dụng rộng rãi internet vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực giáo dục đã góp phần tạo điều kiện cho GV ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động nghề nghiệp để mở mang tầm nhìn, nâng cao trình độ tay nghề cho bản thân. Hiện nay, hầu hết các trường đã trang bị máy tính, kết nối internet, các thiết bị dạy học hiện đại đồng thời tổ chức cho GV ứng dụng trang thiết bị hiện đại vào hoạt động dạy học. Điều này cũng thể hiện sự quan tâm của nhà trường trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong q trình cơng tác cũng như trong việc tự bồi dưỡng.
2.3.3.2 Khó khăn
Ngồi những thuận lợi nêu trên, qua trao đổi ý kiến một số GV Tiểu học cho thấy vẫn còn tồn tại một số khó khăn với nguyên nhân và mức độ khác nhau, trong đó khó khăn GV thường gặp là: nội dung bồi dưỡng không phù hợp, chưa có kế hoạch tự bồi dưỡng, GV thiếu thông tin, tài liệu tham khảo, thời gian tự bồi dưỡng ít…; có GV chia sẻ rằng do thiếu sự định hướng dẫn dắt của các cấp quản lý nên hiệu quả tự bồi dưỡng không cao.
Để làm sáng tỏ hơn những khó khăn này, người viết phân tích ý kiến thu được từ phiếu khảo sát và đánh giá theo thang đo các mức độ từ thấp đến cao (1- khơng khó khăn; 2- ít khó khăn; 3- khá khó khăn; 4- khó khăn nhiều; 5- rất khó khăn),đã thu được số liệu cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát về khó khăn của GV trong cơng tác tự bồi dưỡng
TT Khó khăn Mức độ khó khăn (%) Mean
1 2 3 4 5
1 Chưa có kế hoạch tự bồi dưỡng 0 32.1 33.9 21.7 12.3 3.142 2 Nội dung bồi dưỡng không phù hợp,
chồng chéo 0 24.0 32.2 24.8 19.0 3.388
3 Thiếu sự định hướng và giám sát của
lãnh đạo nhà trường 0 10.1 24.6 36.4 28.9 3.458 4 Thiếu phương tiện kỹ thuật cá nhân 0 21.8 29.7 29.3 19.2 3.318 5 Thư viện thiếu sách, tài liệu 0 22.1 23.4 28.9 25.6 3.538
Thiếu sự quan tâm hỗ trợ của các cấp quản lý
6 Thời gian tự bồi dưỡng ít 0.1 30.9 26.2 22.7 20.1 3.579 7 Cơ sở vật chất của nhà trường hạn chế 0 16.7 22.6 35.4 25.3 3.693
Kết quả bảng trên cho thấy nhìn chung các ngun nhân khó khăn nêu trên đều được các đối tượng đánh giá ở mức độ khá khó khăn trở lên với giá trị trung bình (mean > 3.1). Trong đó các khó khăn như: thiếu thời gian, thiếu sự quan tâm hỗ trợ của các cấp quản lý được đánh giá là khó khăn điển hình trong cơng tác tự bồi dưỡng của GV, với giá trị trung bình lần lượt là (3.693 và 3.579). Thư viện nhà trường thiếu sách, thiếu tài liệu tham khảo cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho cơng tác tự bồi dưỡng của GV (64.5% ý kiến đánh giá ở mức độ khó khăn nhiều và rất khó khăn với giá trị trung bình là 3.538). Yếu tố “thiếu sự định hướng, quản lý của lãnh đạo nhà trường”, có 65.3% đối tượng được hỏi ý kiến đã đánh giá ở mức độ khó khăn nhiều và rất khó khăn. Như vậy khi tìm hiểu về khó khăn trong cơng tác tự bồi dưỡng của GV, đối tượng được hỏi ý kiến đều gặp khó khăn nếu thiếu sự định hướng, giám sát của các cấp quản lý. Điều đó cho thấy hiệu trưởng nhà trường có vai trị nhất định trong cơng tác định hướng, giám sát hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng mềm của GV.
Khi trao đổi với GV thông tin về lượng thời gian và thời điểm mà GV thực hiện nhiệm vụ tự bồi dưỡng, phần lớn GV chia sẻ họ đã thực hiện việc tự bồi dưỡng trong năm học một cách thường xuyên, liên tục. Tuy nhiên vào dịp nghỉ hè, nghỉ lễ, Tết họ thường dành nhiều thời gian hơn cho việc tham khảo tài liệu, nghiên cứu thực tế và trao đổi với đồng nghiệp vì vậy kết quả thu được cũng khả quan hơn.
Bản thân các GV nhân thấy, do chưa xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng một cách cụ thể nên GV thường bị động trong công tác tự bồi dưỡng. Nhiều GV chưa biết cách xác định nội dung bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu của bản thân và đáp ứng địi hỏi của cơng việc.
Về phía nhà trường: qua trao đổi với CBQL và GV về quản lý hoạt động tự bồi dưỡng cho thấy tại một số trường Tiểu học, công tác quản lý, giám sát của hiệu trưởng đối với hoạt động tự bồi dưỡng của GV chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều trường do điều kiện khó khăn nên chưa đầu tư cơ sở vật chất, thư viện, trang thiết bị và tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động tự bồi dưỡng tại trường của GV. Có trường mặc dù quan tâm tạo điều kiện nhưng vẫn chưa đáp ứng một số nhu cầu của GV trong q trình tự bồi dưỡng. Ví dụ như: nhà trường chưa định hướng việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp, chưa tổ chức đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm trong công tác tự bồi dưỡng của GV, do vậy hiệu quả hoạt động tự bồi dưỡng của GV còn hạn chế.
Đặc biệt tất cả giáo viên đều khẳng định đến nay chưa có một chế độ/cơ chế rõ ràng cho giáo viên tham gia hoạt động tự bồi dưỡng kỹ năng mềm (Xem bảng 9).