7. Cấu trúc đề tài
1.1.2. Phân loại năng lực
Phân loại năng lực: Năng lực phân làm 2 loại: Năng lực chung và Năng lực chuyên biệt.
- Năng lực chung: là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làm nền tảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động. Một số năng lực cốt lõi của HS THPT: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự QL, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT và truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán. Trong môn Địa lí, năng lực chung là (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo).
- Năng lực chuyên biệt: Là những năng lực được hình thành và phát triển trên cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, môi trường đặc thù, cần thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đáp ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một hoạt động như Toán học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể thao, Địa lí,… Một số ví dụ về năng lực chuyên biệt của HS thông qua môn toán: năng lực khái quát hóa, tổng hợp hóa, tương tự hóa, vẽ hình, tính toán…[198].
Năng lực chuyên biệt địa lí như: nhận thức khoa học địa lí (nhận thức thế giới theo quan điểm không gian; giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí);
tìm hiểu địa lí (sử dụng các công cụ của Địa lí học và tổ chức học tập thực địa); vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học (thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin địa lí; vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn). Các năng lực này được hình thành và phát triển thông qua việc trang bị những kiến thức về địa lí đại cương, địa lí kinh tế - xã hội thế giới, địa lí Việt Nam và phương pháp giáo dục đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh.