Các biện pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy học ĐL ở trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trong Dạy Học Địa Lí 12 - Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Thái Nguyên​ (Trang 46 - 63)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.2. Các biện pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy học ĐL ở trường THPT

2.2.2.1. Nhóm biện pháp tạo động cơ tự học Địa lí

Hoạt động tự học của HS cũng tương đồng như các hoạt động khác, được thúc đẩy bởi hệ thống động cơ học tập nói chung và động cơ TH nói riêng.

Động cơ TH môn ĐL cũng có nhiều cấp độ khác nhau, bắt đầu từ sự thỏa mãn nhu cầu phải hoàn thành nhiệm vụ tự học, tự khẳng định mình, mong muốn thành công trong nghề nghiệp tương lai… cho đến cấp độ cao hơn là thỏa mãn nhu cầu hiểu biết, khát vọng vươn tới chiếm lĩnh những đỉnh cao tri thức. Động cơ TH không phải là cái có sẵn, không thể áp đặt từ bên ngoài mà phải dần được hình thành trong quá trình HS học tập và đi sâu chiếm lĩnh đối tượng học tập dưới sự tổ chức điều khiển của người thầy. Trong thực tế động cơ học tập của HS luôn luôn gắn liền với nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập, vì nhu cầu là nơi khơi nguồn của tính tích cực, tính độc lập, tính tự giác của HS. Do vậy, muốn tổ chức hoạt động dạy học đạt kết quả cao, người GV cần quan tâm đến việc hình thành động cơ học tập cho HS, quan tâm đến việc làm xuất hiện nhu cầu nhận thức, nhu cầu học tập ở HS.

Như vậy tạo động cơ TH cho HS trong quá trình dạy học môn ĐL ở trường THPT chính là tạo ra yếu tố tinh thần, giúp HS tự xác định để thúc đẩy hành động TH của mình. Khi HS có động cơ TH chính là các em có hứng thú, niềm say mê TH, được GV hướng dẫn các em sẽ xác định được nhu cầu TH đúng như: TH để làm gì? Muốn TH tốt phải làm như thế nào?... Muốn tạo động cơ TH ĐL cho HS GV cần thực hiện: giúp HS xác định mục đích TH và tạo hứng thú học tập cho HS.

* Hướng dẫn học sinh xác định mục đích tự học

Để giúp HS xác định mục đích TH một cách rõ ràng và phù hợp với mong muốn của bản thân, chúng tôi hướng dẫn học sinh xác định quy trình TH gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục đích và nhu cầu học tập. Trong nhiều mục đích học tập của HS, chúng ta có thể chia thành hai nhóm cơ bản đó là: mục đích xuất phát từ hứng thú nhận thức và mục đích xuất phát từ trách nhiệm trong học tập. Mục đích xuất phát hứng thú nhận thức được hình thành và đến với người học một cách rất tự nhiên khi bài học có nội dung hấp dẫn, mới lạ và thú vị, trong bài học chứa đựng nhiều yếu tố kích thích, gợi trí tò mò. Mục đích này sẽ

xuất hiện thường xuyên khi GV tích cực tổ chức các hoạt động nhận thức hay, kích thích tính tự giác, tích cực từ người học. Khi đã có hứng thú trong học tập, hiểu được nhiệm vụ thì chắc chắn HS sẽ hình thành nên trách nhiệm trong học tập. Giống như trách nhiệm đối với gia đình, thầy cô, uy tín trước bạn bè… Từ đó HS có ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

Bước 2: Lập kế hoạch học tập. Việc học và tự học chỉ thực sự có hiệu quả khi mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch học tập được xây dựng cụ thể, rõ ràng và có tính định hướng cao sao cho phù hợp với điều kiện cá nhân. Mục tiêu học tập là những gì người học đặt ra để phấn đấu trong học tập và có khả năng đạt được trong quá trình học tập. Để đạt được mục tiêu HS cần có kế hoạch cụ thể và rõ ràng, có thể đo lường và đánh giá được, có khả năng đạt được so với NL của bản thân và phải có thời gian để hoàn thành.

Người có NLTH là người có thể xác định được kế hoạch học tập cả ngắn hạn và dài hạn. Trong lập kế hoạch phải chọn vấn đề trọng tâm, cơ bản để ưu tiên tác động và giành nhiều thời gian hơn. Nếu việc học dàn trải thiếu tập trung thì sẽ không đem lại hiệu quả cao. Khi lập kế hoạch học tập cần có trả lời được các câu hỏi như: Học ở đâu? Học cái gì? Học khi nào? Và học bằng cách nào?. Khi cần thiết có thể sửa đổi kế hoạch học tập sao cho phù hợp và đem lại hiệu quả cao hơn.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch học tập. Đây là giai đoạn quyết định và chiếm nhiều thời gian, công sức nhất. Mục tiêu cũng như hiệu quả của việc tự học có đạt được kết quả tốt hay không là tùy thuộc vào chính bản thân người học và vào việc thực hiện kế hoạch học tập. Việc thực hiện kế hoạch học tập thường bao gồm các giai đoạn như: Tiếp nhận và thu thập thông tin: giai đoạn này chính là nhằm tập hợp, thu thập những thông tin liên quan đến vấn đề mà HS cần tìm hiểu. quá trình này được tiến hành bằng cách đọc và chọn lọc thông tin, ghi chép lại và thu thập tài liệu có liên quan, sau đó tiến hành chọn lọc một cách hệ thống theo từng nội dung. Giai đoạn tiếp theo là xử lý thông tin: việc xử lý thông tin

thu thập được trong quá trình tự học không bao giờ diễn ra trong vô thức mà cần có sự gia công xử lý thì những thông tin tìm kiếm được mới trở nên có giá trị và có thể sử dụng được. Cuối cùng là giai đoạn trao đổi, chia sẻ thông tin. Hoạt động này giúp HS phát triển được các kĩ năng như: trình bày, giao tiếp, hợp tác nhóm… hơn thế đây chính là quá trình chính xác hóa kết quả tự học của HS.

Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Tự kiểm tra đánh giá giúp cho chủ thể kịp thời phát hiện ưu điểm hay thiếu sót, hạn chế và điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với mục tiêu đề ra. Trong tự học, việc tự kiểm tra đánh giá có một ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo kết quả cũng như chất lượng của tự học. Việc tự đánh giá, điều chỉnh kết quả học tập được thực hiện bằng nhiều hình thức như: dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu mà GV đề xuất, các bảng kiểm tự đánh giá, điều chỉnh, sự đánh giá nhận xét của tập thể, thông qua thảo luận, so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu. Tất cả các cách làm đó đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thường xuyên. Qua đó HS tự đối thoại để hiểu được những gì mình đã làm được, điều gì mình chưa đáp ứng được để từ đó có hướng khắc phục nhược điểm và phát huy ưu điểm [16].

Hướng dẫn HS hiểu về quy trình TH và xác định được mục đích TH, công việc này thường được thực hiện ngay từ khi bắt đầu vào cấp học, hay khóa trình. Ở bài đầu tiên của từng khóa trình, GV cần giới thiệu cho HS hiểu rõ vị trí, ý nghĩa của môn học, tầm quan trọng của nó, nội dung ĐL cơ bản sẽ được nghiên cứu, yêu cầu phương pháp học tập bộ môn. Trong phương pháp học tập bộ môn GV cần nhấn mạnh vấn đề phát triển NLTH đối với HS. Từ đó giúp các em xác định được mục đích học tập nói chung, TH nói riêng. Bởi vì chính mục đích là cái chi phối, thúc đẩy các hoạt động của con người. Từ đó GV hướng dẫn các em hiểu và lập quy trình tự học cho bản thân trong đó nêu rõ mục đích hay mục tiêu học tập, lập kế hoạch TH, thực hiện kế hoạch TH đã lập ra và sau đó tự kiểm tra đánh giá xem quá trình học tập của mình có đạt được so với mục đích ban đầu đặt ra hay không. Việc thực hiện quy trình TH này có thể thực hiện trong cả quá trình học tập, cũng có thể lập ra và thực hiện ngay trong một bài học, một dự án học tập.

Ví dụ: Khi học bài 2:Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ. GV có thể hướng dẫn HS xã định mục đích TH như sau:

- Xác định mục đích và nhu cầu:

+ Tìm hiểu về đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của đất nước Việt Nam; Biết được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với tự nhiên và kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng

+ Rèn luyện kỹ năng: KN đọc lược đồ, bản đồ; KN tư duy; KN giải quyết và trình bày vấn đề, KN tự kiểm tra đánh giá.

- Lập kế hoạch TH: Đọc và tìm hiểu kiến thức SGK, các nguồn tài liệu tham khảo thông qua sách, mạng internet; khai thác Át lát để xác định được vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của Việt Nam; Hỏi thầy cô, bạn bè, người thân.

- Thực hiện kế hoạch học tập: Đọc và nghiên cứu nhiệm vụ GV đưa ra; Tìm kiếm thông tin và chọn lọc thông tin chính mình cần tìm hiểu; ghi chép lại làm tư liệu học tập cá nhân.

- Tự kiểm tra, đánh giá: Tiếp thu những nhận xét, đóng góp ý kiến của bạn bè và GV, sau đó bổ sung và hoàn thiện.

* Tạo hứng thú tự học môn Địa lí cho HS

- Tạo hứng thú học tập cho HS vì hứng thú có tác dụng khích lệ HS tích cực tham gia vào các hoạt động TH, là cơ sở để hình thành thái độ làm việc cũng như ý chí vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ từ phía HS. Theo từ điển tiếng Việt thông dụng “hứng thú là: sự thích thú, ham mê”. Theo I.F.Kharalamop “hứng thú là nhu cầu nhuốm màu sắc xúc cảm đi trước giai đoạn gây động cơ

và làm cho hoạt động của con người có tính hấp dẫn”. Khi hoạt động nhận

thức của HS dựa trên cơ sở của hứng thú thì sẽ trở nên hào hứng, thoải mái và dễ dàng. Khi đó các em không cần đến sự động viên bên ngoài đối với học tập mà làm việc với sức mạnh của sự say mê bên trong theo nguyện vọng của bản thân. Hứng thú là một dạng độc đáo của nhu cầu, nên để hình thành hứng thú GV cần chú ý giúp HS có cảm xúc, niềm vui sướng của sự thành công, tin tưởng vào sức của mình, vào khả năng vượt qua được khó khăn sẽ gặp phải.

Trên bình diện phát triển của các hiện tượng tâm lí, có ba con đường cơ bản để phát triển hứng thú. Đó là: từ nhu cầu đến hứng thú; từ tình cảm- nhận thức đến hứng thú; từ nhận thức- tình cảm đến hứng thú. Theo đó trong suốt quá trình giảng dạy GV gây hứng thú học tập của HS thông qua các biện pháp sau: + Nội dung các bài học ĐL thường mang tính thực tiễn, có nhiều hiện tượng ĐL gắn liền với cuộc sống hàng ngày. Hiểu một cách đơn giản chính là GV tạo nên những yếu tố hấp dẫn trong bài học Đl. Trong nội dung bài học có thể được GV có thể liên hệ nội dung bài học với một số hiện tượng ĐL ở ngoài đời sống hàng ngày. GV có thể đứa ra những câu hỏi dẫn dắt vào bài để tạo sự tò mò, hứng thú cho HS: Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Điều này giúp cho việc học không căng thẳng, HS vừa được học vừa được chơi và được thưởng thức.

Ví dụ: Khi học bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. GV có thể liên hệ với hiện tượng địa lí ngoài đời thường vào trong phần giảng dạy về gió mùa (Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ). Khi dạy đến phần gió mùa mùa đông: GV có thể hỏi HS: Tại sao vào thời kì mùa đông, có thời kì da dẻ chúng ta thường hay bị hanh khô nứt nẻ, quần áo mau khô, nhưng có thời kì thời tiết lại cực kì nồm ẩm?

Sau khi GV dạy xong có thể đưa ra câu hỏi: Sau khi tìm hiểu về hoạt động của gió mùa mùa đông, em có thể liên tưởng tới hiện tượng nào mà em thường thấy vào thời kì này?

+ Phát huy sức mạnh lời nói của GV ĐL thông qua những lời động viên, khích lệ HS kịp thời. Muốn khích lệ động viên HS, GV phải biết nhu cầu thực của HS, xem các em cần gì, muốn gì để kịp thời có tác động phù hợp giúp đỡ HS. Khi nhu cầu được thỏa mãn chắc hẳn HS sẽ tìm thấy sự say mê và có hứng thú trong việc học. Bên cạnh những lời động viên khích lệ thì thái độ đúng mực của GV với HS khi đánh giá, công bằng khi các em phát biểu và giải quyết vấn đề cũng làm cho hứng thú của HS phát triển bền vững và liên tục.

+ Sử dụng âm nhạc, những video trong dạy học ĐL. Âm nhạc, video là một hình thức thể hiện có tác dụng khơi gợi cảm xúc và hứng thú rất có hiệu quả trong quá trình học tập.

Ví dụ 1: Khi dạy bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa. Khi dạy đến phần gió mùa mùa hạ, GV có thể cho HS nghe giai điệu bài hát “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”. GV có thể chia thành 2 nhóm, Yêu cầu các nhóm tìm ra câu từ trong lời bài hát liên quan tới kiến thức bài học đã được tìm hiểu và giải thích.

Ví dụ 2: Khi dạy đến bài 41: vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. Sau khi tìm hiểu, GV có thể cho HS xem video nói về những hoạt động mùa sông nước ở Đồng bằng Sông Cửu Long để HS có thể biết được tại sao người dân của vùng này lại sống vì mùa lũ.

Khi GV kết hợp 2 hoạt động đó vào trong việc giảng dạy làm cho HS có thể khắc sâu và ghi nhớ kiến thức được lâu hơn, tạo nên sự hứng thú trong cả bài giảng và khả năng kích thích chí tò mò, tự khám phá của HS.

* Hình thành ý chí tự học cho học sinh

Ý chí là khả năng tự xác định mục đích cho hành động và hướng hoạt động của mình, khắc phục mọi khó khăn nhằm đạt mục đích đó. Theo từ điển Tiếng Việt hữu dụng, NXB Giáo dục, 1996 ý chí là “ý thức, tình cảm tự giác

mạnh mẽ, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt cho bằng được mục đích”.Nguyễn Xuân Thức trong giáo trình “Tâm lý học đại cương”, NXB Đại học sư phạm 2015 “ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở NL thực hiện những hành

động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn bên ngoài và bên trong”. Các phẩm chất cơ bản của ý chí đó là: Tính độc lập giúp cho HS

hình thành được niềm tin vào sức mạnh của mình; Tính quyết đoán tức là có niềm tin vào sự thành công vào sự đúng đắn của những suy nghĩ của mình; Tính kiên trì biểu hiện ở những kĩ năng vượt khó khăn để đạt mục đích học tập đề ra, nếu HS có phẩm chất này sẽ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, những khó khăn không làm họ nhụt chí mà còn làm tăng thêm nghị lực. Như vậy, những phẩm chất rất quan trọng của ý chí đã nêu trên là rất quan trọng đối với việc phát triển NLTH cho HS cho nên việc hình thành ý chí TH cho học sinh là một trong những biện pháp cần thiết để tạo động cơ TH trong dạy học

ĐL ở trường THPT. GV cần hình thành cho HS niềm tin vào sức mạnh học tập của mình, rèn luyện cho HS tính kiên trì vượt khó khi thực hiện các nhiệm vụ học tập.

2.2.2.2. Nhóm biện pháp hướng dẫn HS về phương pháp TH môn địa lí * Tự làm việc với các tài liệu học tập

- Tự làm việc với SGK Địa lí

SGK là một tài liệu học tập không thể thiếu tại các trường phổ thông. SGK nói chung, SGK ĐL nói riêng có vai trò quan trọng trong dạy học ở trường phổ thông. Đối với GV, SGK là chỗ dựa đáng tin cậy không thể thiếu trong soạn và giảng bài. Bởi vì, SGK cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản,

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trong Dạy Học Địa Lí 12 - Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Thái Nguyên​ (Trang 46 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)