Thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trong Dạy Học Địa Lí 12 - Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Thái Nguyên​ (Trang 42 - 44)

7. Cấu trúc đề tài

1.2.3. Thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học trong

dạy học Địa lí 12 - THPT

Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT theo Nghị quyết số 29 - NQ/TW, GV cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học, đặc biệt là định hướng phát triển năng lực tự học cho HS. Hiện nay, bản thân nhiều HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không chủ động trong việc học tập của mình. Thực trạng việc rèn luyện năng lực tự học cho HS đã được GV sử dụng kể cả trong quá trình dạy học trên lớp thông qua các dạng hệ thống câu hỏi trong SGK, thông qua việc giao bài tập về nhà cho HS. Hiện nay, thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học trong dạy học ngày càng được phát huy và nâng cao hơn nhờ vào sự tiến bộ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Trọng tâm của việc đổi mới PPDH là lấy HS làm trung tâm nên việc định hướng phát triển năng lực tự học ngày càng được nâng cao và có hiệu quả hơn. Tại các cơ sở trường học trên địa bàn tỉnh, nhiều GV đã tổ chức dạy học phát huy năng lực tự học cho HS cả trên lớp và về nhà. Đối với trên lớp, GV chỉ là người hướng dẫn để HS tự chủ động tìm kiếm kiến thức; Đối với ở nhà GV thường rèn khả năng tự học thông qua việc giao bài tập về nhà và HS có thể tìm kiếm thông tin thông qua SGK, sách tham khảo, hệ thống mạng Internet.. Nay, nhờ vào sự tiến bộ của khoa học, mạng xã hội nhiều GV đã tổ chức dạy học trực tuyến trên mạng, HS có thể tự học ở nhà thông qua hệ thống mạng. trực tuyến, giao bài tập thông qua mạng internet. Nhờ thế, việc phát huy năng lực tự học của HS ngày càng có hiệu quả hơn.

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở tổng quan lí luận cho thấy việc phát triển năng lực tự học cho học sinh là rất cần thiết. GV cần hiểu rõ một số nội dung liên quan đến năng lực tự học những thành tố và các yếu tố tác động đến năng lực tự học của học sinh. Hơn thế nữa, cần phải hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của việc phát triển năng lực tự học đối với học sinh. Giáo viên giảng dạy cần hiểu rõ nắm bắt tâm lí nhận thức của các em, từ đó mới có thể hình thành cho mình phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng, từng lứa tuổi học sinh. Hơn nữa, nhiều HS hiện nay vẫn còn thụ động trong quá trình tiếp thu kiến thức do vậy GV cần phải hiểu rõ thực trạng học sinh trong việc tiếp thu kiến thức từ đó giáo viên sẽ tiếp nhận và xây dựng cho mình những phương pháp giảng dạy để nhằm hình thành và nâng cao năng tự học cho học sinh.

Chương 2

TỔ CHỨC DẠY HỌC NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 - TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trong Dạy Học Địa Lí 12 - Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Thái Nguyên​ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)