7. Cấu trúc đề tài
3.5.4. Thăm dò ý kiến của GV về các biện pháp sư phạm đã đề xuất thông qua
giáo án thực nghiệm sư phạm
Sau TNSP, thông qua điều tra 25 GV và 288 HS lớp 12 về nội dung và phương pháp giảng dạy; về kết quả học tập của HS để đánh giá tính phù hợp và khả thi của các biện pháp, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.10. Điều tra GV về nội dung bài học TNSP
TT NỘI DUNG
ĐÁNH GIÁ Đống ý Không
đống ý
1 Mục tiêu của kế hoạch dạy học đáp ứng được phát triển
năng lực TH cho HS 25 0
2 Các PPDH sử dụng trong KHDH phát triển năng lực TH
cho HS 25 0
3 Các hình thức dạy học trong KHDH phát huy được tính
tích cực cho HS 20 5
4 Dạy học với KHDH đã soạn nâng cao được năng lực tự
học của HS 23 2
5 KHDH thực hiện tốt 22 3
6 Nội dung kiến thức chính xác, đạt yêu cầu 25 0
Bảng 3.11. Điều tra HS về các tiết học trong quá trình TNSP
TTT Nội dung thăm dò
Kết quả trả lời của 203 HS Số HS trả lời có Tỉ lệ % 1 Em có thích các tiết học TNSP không? 195 96,1 2 Em có tự học ở nhà các nội dung GV giao không? 175 86,2 3 Em có tích cực tham gia các hoạt động tại lớp không? 167 82,2 4 Em có thích học theo phương pháp dạy của GV không? 198 97,5
5 Em có hiểu bài không? 200 98,5
6 Em có TH các bài học và bài tập ở nhà sau các tiết
học trên lớp không? 173 85,2
Qua việc trao đổi với GV và HS, Tác giả nhận thấy quá trình TN sư phạm đã thành công, HS đã rất tích cực chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới, phát triển được NLTH của HS. Điều này cho phép Tác giả có niềm tin vào kết quả nghiên cứu. Các biện pháp sư phạm mà chúng tôi đề xuất sẽ góp phần thiết thực phát triển NLTH cho HS ở trường THPT nói chung và nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói riêng.
Tiểu kết chương 3
Thông qua quá trình điều tra về việc hình thành năng lực tự học cho HS nói chung và môn Địa lí nói riêng cho thấy hiện nay việc hình thành kĩ năng tự học cho HS là rất cần thiết. HS hiện nay chưa có tính tích cực và chủ động trong việc lĩnh hội và tiếp thu kiến thức. Thông qua tiết học sử dụng biện pháp phát triển năng lực tự học cho HS, HS cảm thấy có hứng thú không những trong nội dung bài học mà còn trong phương pháp giảng dạy của GV. Chính vì vậy, trong việc hình thành các kĩ năng tự học cho HS, người GV có vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn HS hình thành kĩ năng tự học một cách có kĩ năng, bài bản. Các biện pháp sư phạm được đề xuất sẽ góp phần thiết thực phát triển NLTH cho HS ở trường THPT nói chung và nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói riêng.
KẾT LUẬN
Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT theo Nghị quyết số 29 - NQ/TW, GV cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học, đặc biệt là định hướng phát triển năng lực tự học cho HS. Hiện nay, bản thân nhiều HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không chủ động trong việc học tập của mình. Thực trạng việc rèn luyện năng lực tự học cho HS đã được GV sử dụng kể cả trong quá trình dạy học trên lớp thông qua các dạng hệ thống câu hỏi trong SGK, thông qua việc giao bài tập về nhà cho HS. Hiện nay, thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học trong dạy học ngày càng được phát huy và nâng cao hơn nhờ vào sự tiến bộ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Trọng tâm của việc đổi mới PPDH là lấy HS làm trung tâm nên việc định hướng phát triển năng lực tự học ngày càng được nâng cao và có hiệu quả hơn.
Trên quan điểm tiếp cận mới về quá trình dạy học, quá trình giáo dục thì các nguyên tắc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực tự học (NLTH) địa lí đó là: Tính thực tiễn; Tính hiện đại; Tính độc lập; Tính phổ biến; Tính toàn diện; Tính cụ thể; Tính phù hợp. Các biện pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy học Địa lí 12 - THPT được đề xuất có tính khả thi cao: Một là tạo động cơ, nhu cầu TH cho HS; hai là hướng dẫn cho HS lĩnh hội kiến thức về phương pháp TH bộ môn; ba là phát triển KNTH bộ môn và bồi dưỡng, rèn luyện các KN TH trước giờ lên lớp, trong quá trình dạy học trên lớp và hướng dẫn rèn luyện sau giờ học nhằm biến những KN TH trở nên thành thạo, ngày càng phát triển. Các biện pháp này cần được GV lựa chọn, vận dụng linh hoạt và sáng tạo tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và trình độ của HS. Tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 - THPT căn cứ trên các tiêu chí cụ thể: Một là, tiêu chí về hệ thống kiến thức: Kiến thức về phương pháp tự làm việc với các tài liệu học tập; Kiến thức về phương pháp vận
dụng các thao tác tư duy; Kiến thức về phương pháp tự ghi chép khi nghe giảng; Kiến thức về phương pháp TH với đồ dùng trực quan truyền thống và hiện đại; Kiến thức về phương pháp phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề; Kiến thức về phương pháp tự ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra- đánh giá. Hai là, tiêu chí về hệ thống KN (làm, có thể quan sát được; con đường phương thức hình thành, phát triển NLTH) gồm: KN tự làm việc với các tài liệu học tập; KN tư duy ĐL; KN nghe giảng kết hợp với ghi chép; KN TH với đồ dùng trực quan; KN tự ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra- đánh giá; KN phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Ba là, tiêu chí về động cơ, tư chất (mong muốn) như: Kiên trì vượt khó trong học tập; Có nhu cầu TH; Hứng thú học tập bộ môn…
Thông qua quá trình điều tra về việc hình thành năng lực tự học cho HS nói chung và môn Địa lí nói riêng cho thấy hiện nay việc hình thành kĩ năng tự học cho HS là rất cần thiết. HS hiện nay chưa có tính tích cực và chủ động trong việc lĩnh hội và tiếp thu kiến thức. Thông qua tiết học sử dụng biện pháp phát triển năng lực tự học cho HS, HS cảm thấy có hứng thú không những trong nội dung bài học mà còn trong phương pháp giảng dạy của GV. Chính vì vậy, trong việc hình thành các kĩ năng tự học cho HS, người GV có vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn HS hình thành kĩ năng tự học một cách có kĩ năng, bài bản. Các biện pháp sư phạm được đề xuất sẽ góp phần thiết thực phát triển NLTH cho HS ở trường THPT nói chung và nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói riêng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Gia Cầu (2006), Để giúp HS biết cách học và cách tự học, Tạp chí
Giáo dục số 146.
2. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011- 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Hồ Ngọc Đại (1981), Bài học là gì?, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Dimitrios Thamasoulas (2001), “TH là như thế nào và làm thế nào bồi
dưỡng việc TH”.
5. Nguyễn Duân (2009), “Qui trình tổ chức các hoạt động học tập cho HS THPT theo hướng rèn luyện KN làm việc với SGK trong dạy học sinh học”,
Tạp chí Giáo dục, số 211.
6. Đặng Văn Đức (2016), Những vấn đề phương pháp dạy học ở Việt Nam và thế giới, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
7. Đặng Văn Đức (Chủ biên) và Nguyễn Thu Hằng (2012), Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
8. Đặng Văn Đức (Chủ biên), Nguyễn Thu Hằng và Mai Hà Phương (2007).
Lí luận dạy học Địa lí phần cụ thể, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
9. Đặng Tiến Dũng (2015), Tổ chức Dạy học tích hợp trong môn Địa lí lớp
12 -THPT theo định hướng phát triển năng lực, Luận văn thạc sỹ, trường
ĐHSP Hà Nội
10. Nguyễn Dược và Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lí luận dạy học Địa lí,
NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
11. Bùi Hiển (2001), Từ điển giáo dục học, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.
12. Trần Bá Hoành (2010), Đổi mới phương pháp dạy học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
13. I.F. Kharlanop (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế
nào, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Kì (1996), “Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học”, Tạp chí
Nghiên cứu Giáo dục, số 3.
16. Nguyễn Phương Liên (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
17. Đặng Thị Linh (2017), Kiểm tra đánh giá trong dạy học Địa lí lớp 12 theo
định hướng phát triển năng lực.
18. Đoàn Nguyệt Linh (2015), Phát triển năng lực tự học cho học sinh trong
dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Khoa
học giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
19. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học đại học, Nxb. Giáo dục.
20. N.A.RUBAKIN (1990), Tự học như thế nào, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 21. Nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện
Giáo dục và đào tạo.
22. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, tập 1 NXB Giáo dục. 23. Cao Xuân Phan (2012), “Một số biện pháp hướng dẫn TH cho HS THPT”,
Tạp chí Giáo dục, số 290.
24. Nguyễn Xuân Thức (2015), giáo trình “Tâm lý học đại cương”, NXB Đại học Sư phạm.
25. Nguyễn cảnh Toàn (1997), Quá trình dạy - tự học, Nxb Giáo dục.
26. Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Học và dạy cách học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội
27. Nguyễn Cảnh Toàn (CB) (2009), Tự học như thế nào cho tốt, NXB TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh
28. Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
29. Phạm Thị Hồng Vinh (2012), “Hệ thống tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá NLTH theo tiếp cận năng lực thực hiện và quy trình tổ chức hoạt động TH cho sinh viên sư phạm”, Tạp chí Giáo dục, số 287.
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
Bảng 1. Hệ thống tiêu chí đánh giá năng lực tự học môn Địa lí cho học sinh THPT
Thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lượng Tiêu chí Mức độ Điểm Kiến thức về phương pháp tự làm việc với các tài liệu học tập
- Chưa hiểu vai trò, tác dụng của các loại tài liệu học tập nhằm cung cấp bổ sung thông tin đối với việc TH môn ĐL
- Chưa hiểu được quy trình khai thác các tài liệu học tập cần sử dụng trong TH môn ĐL hiện có
M0 0-1
- Chưa hiểu rõ vai trò, tác dụng của các loại tài liệu học tập nhằm cung cấp bổ sung thông tin đối với việc TH môn ĐL
- Hiểu được quy trình khai thác một phần các loại tài liệu học tập cần sử dụng trong TH ĐL
M1 2-4
- Hiểu được vai trò, tác dụng của các loại tài liệu học tập nhằm cung cấp bổ sung thông tin đối với việc TH môn ĐL
- Hiểu được quy trình khai thác một phần các loại tài liệu học tập cần sử dụng trong TH ĐL
M2 5-7
- Hiểu được vai trò, tác dụng của các loại tài liệu học tập đối với việc TH ĐL .Hiểu đầy đủ quy trình khai thác các loại tài liệu học tập cần sử dụng trong TH ĐL M3 8-10 Kiến thức về phương pháp vận dụng các thao tác tư duy
- Chưa hiểu tư duy gồm những thao tác gì - Chưa hiểu được đặc điểm, tác dụng của từng thao tác tư duy
M0 0-1
- Hiểu được tư duy gồm các thao tác phân tích so sánh, tổng hợp, đánh giá
- Chưa hiểu được đặc điểm, tác dụng của từng thao tác tư duy
Thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lượng Tiêu chí Mức độ Điểm
- Hiểu tư duy gồm các thao tác phân tích so sánh, tổng hợp, đánh giá
- Hiểu được đặc điểm của một vài thao tác tư duy
M2 5-7
- Hiểu các thao tác của tư duy là gồm công việc nào
- Hiểu rõ được đặc điểm, tác dụng của từng thao tác tư duy đối với từng nội dung của bài học môn ĐL
M3 8-10 Kiến thức về phương pháp tự ghi chép khi nghe giảng
- Chưa hiểu vai trò, tác dụng của việc tự ghi chép trong học tập ĐL
- Chưa biết được những nội dung cần ghi chép khi nghe giảng, phương pháp ghi chép khi nghe giảng cho từng loại kiến thức
M0 0-1
- Chưa hiểu rõ vai trò, tác dụng của việc biết tự ghi chép trong học tập ĐL
- Chưa hiểu rõ được những nội dung cần ghi chép khi nghe giảng, những phương pháp ghi chép khi nghe giảng cho từng loại kiến thức
M1 2-4
- Hiểu được vai trò, tác dụng của việc biết tự ghi chép trong học tập ĐL
- Hiểu được một số nội dung và một số phương pháp tối thiểu cần ghi chép khi nghe giảng
M2 5-7
- Hiểu rõ vai trò, tác dụng của việc biết tự ghi chép trong học tập ĐL
- Nắm vững được các nội dung, những phương pháp cần thực hiện khi ghi ghép bài cho từng loại kiến thức
M3 8-10
Kiến thức về phương
- Chưa hiểu được vai trò của đồ dùng trực quan trong học tập ĐL
- Chưa hiểu các loại đồ dung trực quan
Thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lượng Tiêu chí Mức độ Điểm pháp TH với đồ dùng trực quan truyền thống và hiện đại
trong học tập ĐL và đặc trưng của từng loại đồ dùng trực quan cho từng loại kiến thức - Hiểu được vai trò của đồ dùng trực quan trong học tập ĐL
- Chưa hiểu rõ các loại đồ dung trực quan trong học tập ĐL và đặc trưng của từng loại đồ dùng trực quan phù hợp.
M1 2-4
- Hiểu được vai trò của đồ dùng trực quan trong học tập ĐL
- Hiểu được đặc điểm một số loại đồ dùng trực quan trong học tập ĐL nhưng chưa hiểu tác dụng của chúng đối với kiến thức tương ứng
M2 5-7
- Hiểu được vai trò của đồ dùng trực quan trong học tập ĐL
- Hiểu được đặc điểm các loại đồ dùng trực quan trong học tập ĐL và tác dụng của chúng đối với kiến thức tương ứng
M3 8-10 Kiến thức về phương pháp phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề
- Chưa hiểu được yêu cầu của việc tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề trong học tập ĐL - Chưa hiểu được phương pháp, qui trình phát hiện và giải quyết vấn đề ĐL
- Chưa biết cách trình bày bài thi môn ĐL (tự luận, trắc nghiệm, tiểu luận…)
M0 0-1
- Hiểu được yêu cầu của việc tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề trong học tập ĐL - Chưa hiểu được phương pháp, qui trình phát hiện và giải quyết vấn đề ĐL
- Chưa hiểu phương pháp trình bày bài thi
M1 2-4
- Hiểu được yêu cầu của việc tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề trong học tập ĐL - Hiểu được phương pháp phát hiện vấn đề nhưng chưa hiểu được quy trình giải quyết
Thành tố Chỉ số hành vi Tiêu chí chất lượng Tiêu chí Mức độ Điểm