7. Cấu trúc đề tài
2.2.1. Một số yêu cầu khi tiến hành các biện pháp phát triển năng lực tự học
ở trường THPT
2.2.1. Một số yêu cầu khi tiến hành các biện pháp phát triển năng lực tự học cho HS trong dạy học Địa lí ở trường THPT cho HS trong dạy học Địa lí ở trường THPT
2.2.1.1. Biện pháp thực hiện phải đáp ứng mục tiêu dạy học và nhiệm vụ bộ môn.
Các môn học ở trường THPT, trong đó có môn ĐL tùy từng đối tượng, điều kiện cơ sở vật chất mà có các PPDH khác nhau, tuy nhiên đều giống nhau ở chỗ phải thực hiện tốt yêu cầu và nhiệm vụ bộ môn. Việc phát triển cho HS NLTH trong dạy học ĐL ở trường THPT nhằm mục đích giúp HS lĩnh hội tốt hơn hệ thống kiến thức cơ bản của khoa học ĐL, hiểu được tiến trình phát triển của thế giới khoa học thông qua các mặt về tự nhiên, kinh tế - xã hội, hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục đạo đức, bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp và phát triển năng lực tư duy, hành động cho HS.
2.2.1.2. Biện pháp thực hiện phải phù hợp với đối tượng và khả năng của HS.
Biện pháp, hình thức thực hiện phải phù hợp với đặc trưng kiến thức của bộ môn nhằm đạt được mục tiêu bài học. Mỗi HS có khả năng tiếp thu kiến thức khác nhau. Do vậy, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra không nên quá dễ hay quá khó mà cần phải vừa sức với HS. Những biện pháp đưa ra nên ở mức cao hơn một chút so với năng lực hiện có của HS, sao cho bằng những nỗ lực của bản thân HS có thể thực hiện được nhiệm vụ học tập. Đây vừa là những thách thức, vừa là sự tò mò, hứng thú và khích lệ các em hăng say học tập.
2.2.1.3. Vận dụng linh hoạt và đa dạng các biện pháp phát triển NLTH ĐL cho HS.
Nhìn chung mỗi biện pháp đều có một ưu thế đặc biệt trong việc hình thành và phát triển một năng lực nào đó trong NLTH cho HS. Trong thực tế dạy học không có một biện pháp nào là vạn năng, cần phải kết hợp nhiều biện pháp với nhau một cách phù hợp và linh hoạt để có thể phát huy tối đa ưu thế của chúng trong việc hình thành và phát triển NLTH ĐL cho HS. Đồng thời cũng rèn luyện tính mềm dẻo của tư duy, tránh được tình trạng nhàm chán mệt mỏi cho HS [18].
2.2.1.4. Các biện pháp cần được tiến hành một cách thường xuyên và liên tục.
Hoạt động học tập nói chung, hoạt động rèn luyện NLTH ĐL nói riêng cần phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục nếu không độ bền của kiến thức và độ thuần thục của các KN sẽ dần bị mất đi. Sự hình thành và phát triển của năng lực là cả một quá trình mà con người cần liên tục tham gia vào chuỗi hoạt động lặp đi lặp lại nhiều lần một cách có ý thức. Trong quá trình hành động, các thao tác của tư duy được lặp đi lặp lại nhiều lần, các KN sẽ dần trở nên thành thạo và đến một mức độ nào đó sẽ trở thành kĩ xảo. Như vậy, tiến hành một cách thường xuyên, liên tục các biện pháp là cách tích cực để ôn luyện, củng cố kiến thức từ đó giúp hình thành và phát triển NLTH cho HS.
2.2.1.5. Phải kiểm tra đánh giá thường xuyên NLTH của HS.
Kiểm tra đánh giá trong đó bao gồm cả việc tự kiểm tra đánh giá của HS tồn tại như một khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học. Mục đích của việc kiểm tra đánh giá NLTH là để biết được sự chuyển biến của HS qua từng mức độ hình thành và phát triển NLTH, qua đó GV cũng biết được kết quả của các biện pháp đã áp dụng. Trước khi kiểm tra đánh giá GV phải xây dựng các tiêu chí dựa trên mục tiêu đã đặt ra lúc đầu. Các tiêu chí này là cơ sở để GV đánh giá mức độ phát triển của NLTH sau một quá trình học tập. Nội dung kiểm tra đánh giá chủ yếu là việc vận dụng các kiến thức đã được hướng dẫn về phương pháp TH bộ môn thông qua thao tác các KN cụ thể vào giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra. Phương pháp kiểm tra đánh giá rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc điểm của từng biện pháp phát triển NLTH mà GV đã rèn luyện cho HS. Đồng thời việc kiểm tra thường xuyên còn giúp cho GV biết được ý thức học tập của HS và giúp HS tự đánh giá năng lực của mình. Tuy nhiên do thời lượng chương trình không cho phép nên không nhất thiết tiết học nào cũng cần phải kiểm tra, GV nên vạch ra kế hoạch kiểm tra đánh giá cụ thể cho quá trình dạy học của mình.