Mục tiêu, nội dung và cấu trúc chương trình Địa lí lớp1 2 Trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trong Dạy Học Địa Lí 12 - Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Thái Nguyên​ (Trang 37 - 40)

7. Cấu trúc đề tài

1.2.1. Mục tiêu, nội dung và cấu trúc chương trình Địa lí lớp1 2 Trung học

phổ thông

1.2.1.1. Mục tiêu của chương trình Địa lí lớp 12

a) Về kiến thức

Hiểu vàtrình bày được các kiến thức phổ thông, cơ bản, cần thiết về đặc điểm tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển KT - XH của Việt Nam; những vấn đề đặc ra đối với cả nước nói chung và các vùng, các địa phương nơi học sinh đang sinh sống nói riêng.

b) Về kĩ năng

Củng cố và phát triển:

- Kĩ năng học tập và nghiên cứu địa lí: quan sát, nhận xét, phân tích, so sánh, đánh giá các sự vật, hiện tượng địa lí; vẽ lược đồ, biểu đồ; phân tích, sử dụng bản đồ, Atlat, biểu đồ, lát cắt, số liệu thống kê...

- Kĩ năng thu thập, xử lí, tổng hợp và thông báo thông tin địa lí, trình bày các thông tin địa lí.

- Kĩ năng vận dụng tri thức địa lí để giải thích các hiện tượng, sự vật địa lí và bước đầu tham gia giải quyết những vấn đề của cuộc sống phù hợp với khả năng của học sinh.

c) Về thái độ, hành vi

- Có tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tôn trọng các thành quả của nhân dân Việt Nam cũng như của nhân loại.

- Có niềm tin vào khoa học, ham học hỏi, hứng thú tìm hiểu và giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí.

- Có ý chí tự cường dân tộc, niềm tin vào tương lai của đất nước; sẵn sàng tham gia vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng.

d) Về định hướng năng lực được hình thành

- Năng lực chung: Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tự học; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực sáng tạo, năng lực quản lý, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực giao tiếp…

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; năng lực sử dụng số liệu thống kê; năng lực sử dụng bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh, video; năng lực khảo sát thực tế…

1.2.1.2. Cấu trúc và nội dung của chương trình Địa lí lớp 12 - Trung học phổ thông [17]

Địa lí lớp 12 được cấu tạo theo các đơn vị kiến thức được sắp xếp theo lôgic khoa học và phù hợp với lôgic của quá trình dạy học. Đó là các phần chủ yếu sau đây:

-Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập (1 tiết) -Địa lí tự nhiên (14 tiết)

-Địa lí dân cư (4 tiết) -Địa lí kinh tế (24 tiết) -Địa lí địa phương (2 tiết) -Ôn tập và kiểm tra (8 tiết)

Bài mở đầu (bài 1) nhằm giới thiệu bối cảnh quốc tế và trong nước, những thành tựu đã đạt được trong công cuộc đổi mới và những định hướng chính để nước ta tiếp tục đổi mới và hội nhập.

Phần địa lí tự nhiên Việt Nam không chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản của thiên nhiên Việt Nam, những quy luật phân bố lãnh thổ tự nhiên, mà còn đánh giá tự nhiên như là các nguồn lực thường xuyên và cần thiết để phát triển KT - XH. Vì vậy, các kiến thức về địa lí tự nhiên sẽ được củng cố và vận dụng vào học địa lí KT - XH Việt Nam. Cách trình bày các nội dung sẽ tạo ra một thể thống nhất cần thiết trong chương trình và SGK.

Phần địa lí dân cư đề cập những nét cơ bản về dân cư, lao động và việc làm, chất lượng cuộc sống của dân cư hiện nay. Phần này không chỉ nhấn mạnh dân cư vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu thụ, mà còn cho HS thấy được nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư là mục tiêu xã hội của công cuộc đổi mới và phát triển của nước ta.

Địa lí các ngành kinh tế được bắt đầu bằng cái nhìn tổng quan về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên nền của ba khu vực kinh tế lớn (khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản; khu vực II: Công nghiệp và xây dựng; khu vực III: Dịch vụ) các vấn đề phát triển và phân bố các ngành kinh tế đã được lựa chọn để phân tích, tổng hợp. Có thể nói, những kiến thức được chọn lọc để HS hiểu được cơ cấu ngành của nền kinh tế là nền tảng để HS nắm vững được các vấn đề phát triển KT - XH của các vùng.

Khi học về các vùng, chương trình chỉ đề cập đến các vấn đề tiêu biểu, được lựa chọn từ rất nhiều vấn đề phải giải quyết của các vùng lãnh thổ nước ta. Những vấn đề này có bản chất địa lí rõ nét và có ý nghĩa lâu dài.

Phần địa lí địa phương giúp cho HS hiểu rõ hơn về đặc điểm điều kiện tự nhiên, dân cư, xã hội, các nguồn lực phát triển kinh tế của địa phương mà các em đang học tập và sinh sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trong Dạy Học Địa Lí 12 - Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Thái Nguyên​ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)