7. Cấu trúc đề tài
2.4.2. Một số kế hoạch dạy học phát triển năng lực tự học cho học sinh trong
dạy học Địa lí 12 - THPT
Do thời gian và hạn chế về các yếu tố khách quan và chủ quan, tác giả luận văn xây dựng 03 kế hoạch dạy học cụ thể, thể hiện các tiêu chí đánh giá phát triển năng lực tự học cho học sinh. Đây cũng sẽ là các kế hoạch dạy học được chúng tôi sử dụng cho mục đích thực nghiệm ở chương 3 của luận văn.
Bài 2: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Bài 13: Thực hành đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ trống một số dãy núi và đỉnh núi
Tiểu kết chương 2
Trên quan điểm tiếp cận mới về quá trình dạy học, quá trình giáo dục thì các nguyên tắc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực tự học (NLTH) địa lí đó là: Tính thực tiễn; Tính hiện đại; Tính độc lập; Tính phổ biến; Tính toàn diện; Tính cụ thể; Tính phù hợp. Các biện pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy học Địa lí 12 - THPT được đề xuất có tính khả thi cao: Một là tạo động cơ, nhu cầu TH cho HS; hai là hướng dẫn cho HS lĩnh hội kiến thức về phương pháp TH bộ môn; ba là phát triển KNTH bộ môn và bồi dưỡng, rèn luyện các KN TH trước giờ lên lớp, trong quá trình dạy học trên lớp và hướng dẫn rèn luyện sau giờ học nhằm biến những KN TH trở nên thành thạo, ngày càng phát triển. Các biện pháp này cần được GV lựa chọn, vận dụng linh hoạt và sáng tạo tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và trình độ của HS. Tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 - THPT căn cứ trên các tiêu chí cụ thể: Một là, tiêu chí về hệ thống kiến thức: Kiến thức về phương pháp tự làm việc với các tài liệu học tập; Kiến thức về phương pháp vận dụng các thao tác tư duy; Kiến thức về phương pháp tự ghi chép khi nghe giảng; Kiến thức về phương pháp TH với đồ dùng trực quan truyền thống và hiện đại; Kiến thức về phương pháp phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề; Kiến thức về phương pháp tự ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra- đánh giá. Hai là, tiêu chí về hệ thống KN (làm, có thể quan sát được; con đường phương thức hình thành, phát triển NLTH)gồm: KN tự làm việc với các tài liệu học tập; KN tư duy ĐL; KN nghe giảng kết hợp với ghi chép; KN TH với đồ dùng trực quan; KN tự ôn tập, củng cố kiến thức và kiểm tra- đánh giá; KN phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. Ba là, tiêu chí về động cơ, tư chất (mong muốn)như: Kiên trì vượt khó trong học tập; Có nhu cầu TH; Hứng thú học tập bộ môn…
Chương 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM