Đánh giá kết quả học tập Địa lí của học sinh lớp thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trong Dạy Học Địa Lí 12 - Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Thái Nguyên​ (Trang 77)

7. Cấu trúc đề tài

3.3.4. Đánh giá kết quả học tập Địa lí của học sinh lớp thực nghiệm

3.3.4.1. Điều tra khảo sát năng lực tự học của HS trước khi tham gia thực nghiệm

Hiện nay, nhiều HS vẫn chưa tự chủ động trong việc học tập của mình, nhiều HS còn thụ động trong quá trình học tập. Vậy để nắm bắt được khả năng tự học của học sinh như thế nào tôi đã điều tra khảo sát học sinh tại 3 trường đó là Trường THPT Dương Tự Minh, trường THPT Phú Lương và Trường THPT Gang Thép. Chúng tôi đã thực hiện điều tra với các lớp TN và ĐC khối HS 12 tổng số là 288 HS. Kết quả khảo sát thu được như sau:

Bảng 3.3. Điều tra khảo sát năng lực tự học sinh

Tiêu chí Tổng số HS (288 HS)

Không

Em có tự làm việc với sách giáo khoa không? 188 HS (65,3%)

100 HS (34, 7%)

Em có thường xuyên đọc trước bài trước khi đến lớp không? 132 HS (45,8%)

156 HS (54,2%)

Em có tự làm việc với TLTK dưới sự hướng dẫn của GV không? 39 HS (13,5%)

249 HS (86,5%)

Em có thường xuyên làm bài tập về nhà hay không? 178 HS (61,8)

110 HS (38,2%) Em đã hình thành cho mình kỹ năng tự ôn tập và củng cố kiến

thức chưa?

54 HS (18,8 %)

234 HS (81,2%)

3.3.4.2. Kết quả học tập trước khi TNSP

Việc chọn đối tượng TN và ĐC được dựa trên cơ sở kết quả học tập của HS. Để đánh giá năng lực tự học của HS, chúng tôi tiến hành thực nghiệm và đối chứng đối với các lớp sau tại 3 trường THPT ở tỉnh Thái Nguyên

Trường THPT Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

THPT Gang Thép 12A2 (48 HS) 12A3 (47 HS)

THPT Dương Tự Minh 12A1 (55HS) 12A2 (53 HS)

Phân tích kết quả học tập của học sinh nhóm TN và ĐC trước khi TNSP Tác giả thu được kết quả sau:

Bảng 3.4. Kết quả của HS nhóm TN, ĐC trước khi TNSP

Trường Nhóm Lớp M0 (0-1 đ) M1 (2-4 đ) M2 (5-7 đ) M3 (8-10 đ) THPT Gang Thép TN 12A2 (48 HS) 7 30 9 2 DC 12A3 (47 HS) 9 25 13 1 THPT Dương Tự Minh TN 12A1 (55HS) 11 25 18 1 DC 12A2 (53 HS) 13 28 12 THPT Phú Lương TN 12A1 (42HS) 10 22 8 2 DC 12A6 (43 HS) 12 23 7 1 3.4. Kết quả thực nghiệm

Kết quả TN được phân tích để rút ra các kết luận khoa học mang tính khách quan, phân tích số liệu TN bằng phần mềm Microsoft excel, lập bảng phân phối TN trong đó chỉ rõ số lượng (SL) bài đạt được theo từng mức điểm, tính giá trị trung bình (TB), so sánh giá trị TB để đánh giá khả năng hiểu bài, năng lực tự học và khả năng nhận thức, thái độ, hành vi của HS ở các lớp TN và ĐC.

3.4.1. Bài thực nghiệm số 1

Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 Tên trường Lớp Số HS Điểm số Điểm TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 THPT Gang Thép TN 48 0 0 0 0 4 7 13 15 8 1 7,4 ĐC 47 0 0 0 3 10 9 12 8 5 0 6,6 THPT Dương Tự Minh TN 55 0 0 0 0 5 16 10 14 9 1 7,2 ĐC 53 0 0 0 5 9 13 9 12 5 0 6,5 THPT Phú Lương TN 42 0 0 0 0 2 6 7 18 7 2 7,7 ĐC 43 0 0 0 4 8 7 9 12 3 0 6,6 Tổng TN 145 0 0 0 0 11 29 30 47 24 4 7,4 ĐC 143 0 0 0 12 27 29 30 32 13 0 6,6

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS) Bảng 3.6. Tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1

Tên trường Lớp Sĩ số Kém Yếu TB Khá Giỏi SL % SL % SL % SL % SL % THPT Gang Thép TN 48 0 0 0 0 11 22,9 28 58,3 9 18,8 ĐC 47 0 0 3 6,4 19 40,4 20 42,6 5 10,6 THPT Dương Tự Minh TN 55 0 0 0 0 21 38,2 24 43,6 10 18,2 ĐC 53 0 0 5 9,4 22 41,5 21 39,6 5 9,4 THPT Phú Lương TN 42 0 0 0 0 8 19,0 25 59,5 9 21,4 ĐC 43 0 0 4 9,3 15 34,9 21 48,8 3 7,0 Tổng TN 145 0 0 0 0 40 27,6 77 53,1 28 19,3 ĐC 143 0 0 12 8,4 56 39,2 62 43,4 13 9,1

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS)

(i) Thực nghiệm (ii) Đối chứng

Hình 3.1. Biểu đồ tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1

của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Kết quả kiểm tra lần TN 1 cho thấy điểm kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN có sự khác biệt:

- Lớp TN có tỉ lệ điểm khá, giỏi cao hơn lớp ĐC, tỉ lệ điểm TB ít và không có điểm yếu.

- Lớp ĐC có tỉ lệ điểm giỏi và khá ít hơn lớp TN, tỉ lệ điểm TB cao hơn lớp TN và có một số điểm yếu.

3.4.2. Bài thực nghiệm số 2

Bài 13: Thực hành đọc bản đồ địa hình và điền lược đồ:

Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2

Tên trường Lớp Số HS Điểm số Điểm TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 THPT Gang Thép TN 48 0 0 0 0 3 7 12 15 9 2 7,5 ĐC 47 0 0 0 2 10 9 10 9 5 2 6,8 THPT Dương Tự Minh TN 55 0 0 0 0 3 14 10 15 10 3 7,4 ĐC 53 0 0 0 2 8 13 9 15 5 1 6,9 THPT Phú Lương TN 42 0 0 0 0 2 4 7 18 9 2 7,8 ĐC 43 0 0 0 4 5 6 9 15 3 1 6,9 Tổng TN 145 0 0 0 0 8 25 29 48 28 7 7,6 ĐC 143 0 0 0 8 23 28 28 39 13 4 6,9

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS) Bảng 3.8. Tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2

Tên trường Lớp số Kém Yếu TB Khá Giỏi SL % SL % SL % SL % SL % THPT Gang Thép TN 48 0 0 0 0 10 20,8 27 56,3 11 22,9 ĐC 47 0 0 2 4,3 19 40,4 19 40,4 7 14,9 THPT Dương Tự Minh TN 55 0 0 0 0 17 30,9 25 45,5 13 23,6 ĐC 53 0 0 2 3,8 21 39,6 24 45,3 6 11,3 THPT Phú Lương TN 42 0 0 0 0 6 14,3 25 59,5 11 26,2 ĐC 43 0 0 4 9,3 11 25,6 24 55,8 4 9,3 Tổng TN 145 0 0 0 0 33 22,8 77 53,1 35 24,1 ĐC 143 0 0 8 5,6 51 35,7 67 46,9 17 11,9

(i) Thực nghiệm (ii) Đối chứng

Hình 3.2. Biểu đồ tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2

của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

(Nguồn: Tác giả xử lí từ kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS)

Kết quả kiểm tra lần TN 2 cho thấy điểm kiểm tra giữa lớp ĐC và lớp TN có sự khác biệt rất lớn:

- Lớp TN có tỉ lệ điểm giỏi vẫn nhiều hơn lớp ĐC và tăng so với kết quả kiểm tra lần TN trước. Tỉ lệ điểm khá cao nhất và giảm nhẹ. Tỉ lệ điểm TB thấp và giảm nhẹ, không có điểm yếu như lớp ĐC.

- Lớp ĐC có tỉ lệ điểm khá tăng so với kết quả kiểm tra lần thực nghiệm trước nhưng so với lớp TN thì vẫn thấp hơn, còn tỉ lệ điểm giỏi ít hơn rất nhiều lớp TN, tỉ lệ điểm yếu không giảm.

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.5.1. Đánh giá về mặt định lượng

Điểm TB chung và tỉ lệ điểm ở mức khá, giỏi của HS lớp TN cao hơn so với lớp ĐC ở cả hai bài TN. Điều này chứng tỏ biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí lớp 12 đem lại hiệu quả cao.

Hệ số biến thiên của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC, chứng tỏ độ phân tán về điểm số quanh giá trị TB của lớp TN nhỏ hơn ĐC. Điều này phản ánh thực tế HS tham gia xây dựng bài một cách tích cực nên đạt được kết quả tốt trong bài kiểm tra.

3.5.2. Đánh giá về mặt định tính

Bên cạnh đánh giá mang tính định lượng, tác giả còn khảo sát về mặt định tính thông qua việc quan sát HS trong các tiết học TN và lấy ý kiến qua phiếu phản hồi ý kiến của GV.

- Thông qua quan sát HS ở trong các tiết học TN ở các lớp TN và lớp ĐC, tác giả rút ra nhận xét sau:

+ Lớp TN có áp dụng các biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh về cả tiêu chí kỹ năng và kiến thức, động cơ cho thấy không khí học tập sôi nổi hơn, HS tích cực, chủ động tham gia xây dựng bài. Bày tỏ thái độ tích cực, đóng góp ý kiến của bản thân trước những vấn đề chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia hiện nay.

+ Lớp ĐC, hoạt động của GV là chủ yếu, HS lĩnh hội kiến thức một cách thụ động, không biểu lộ thái độ, ý kiến của bản thân về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, một số HS không tập trung vào bài học.

- Thông qua phiếu phản hồi ý kiến của GV: Đa số GV cho rằng giờ học TN đã mang lại hiệu quả trong việc phát triển năng lực tự học cho học sinh; nội dung kiến thức được khai thác đã đảm bảo được mục tiêu bài dạy. Các GV cũng cho rằng các phương pháp được sử dụng trong bài dạy đã phát huy tính tích cực, hoạt động tư duy, óc sáng tạo của học sinh, là các phương pháp giúp HS rèn luyện kĩ năng, năng lực tự học trong học tập, phù hợp với trình độ nhận thức của các em và điều kiện dạy học hiện nay. Các phương pháp này cũng rất phù hợp, sinh động, hấp dẫn với HS.

3.5.3. Kết quả khảo sát năng lực tự học sau khi TNSP

Sau khi HS tham gia tiết học thực nghiệm, qua quá trình khảo sát thực nghiệm Tác giả thu được kết quả như sau:

Bảng 3.9. Kết quả của HS nhóm TN, ĐC trước khi TNSP và sau khi TNSP

Trường Nhóm Lớp Trước khi TNSP Sau khi TNSP

M0 M1 M2 M3 M0 M1 M2 M3 THPT Dương Tự Minh TN 12A1(55HS) 11 25 18 1 10 45 5 DC 12A2(53 HS) 13 28 12 17 33 3 THPT Gang Thép TN 12A2(48 HS) 7 30 9 2 4 35 9 DC 12A3(47 HS) 9 25 13 1 9 30 8

(Nguồn: Tác giả xử lí từ kết quả bài kiểm tra kiến thức của HS)

Như vậy, việc sử dụng các biện pháp phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học địa lí 12 - trung học phổ thông mang lại nhiều hiệu quả tốt hơn so với việc dạy học thông thường. Tính hiệu quả thể hiện ở điểm trung bình kết quả kiểm tra của học sinh. Ngoài ra tính hiệu quả còn thể hiện ở khả năng nắm vững tri thức của HS thông qua tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi khi tiến hành thực nghiệm.

Việc khảo sát về mặt định tính thông qua các phiếu thăm dò học sinh sau mỗi tiết thực nghiệm (mẫu phiếu ở phần phụ lục) Như vậy, sử dụng phương pháp dạy học trên không những giúp HS nắm vững tri thức mà còn tạo hứng thú học tập cho học sinh trong việc học tập môn Địa lí. Về mức độ hứng thú và tập trung chú ý trong lớp thực nghiệm luôn ở mức cao, từ 8 trở lên trong thang điểm mức độ thu hút sự chú ý của HS từ 1 đến 10 (thang điểm xếp theo mức độ hứng thú của HS từ 1 đến 10).

3.5.4. Thăm dò ý kiến của GV về các biện pháp sư phạm đã đề xuất thông qua giáo án thực nghiệm sư phạm giáo án thực nghiệm sư phạm

Sau TNSP, thông qua điều tra 25 GV và 288 HS lớp 12 về nội dung và phương pháp giảng dạy; về kết quả học tập của HS để đánh giá tính phù hợp và khả thi của các biện pháp, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.10. Điều tra GV về nội dung bài học TNSP

TT NỘI DUNG

ĐÁNH GIÁ Đống ý Không

đống ý

1 Mục tiêu của kế hoạch dạy học đáp ứng được phát triển

năng lực TH cho HS 25 0

2 Các PPDH sử dụng trong KHDH phát triển năng lực TH

cho HS 25 0

3 Các hình thức dạy học trong KHDH phát huy được tính

tích cực cho HS 20 5

4 Dạy học với KHDH đã soạn nâng cao được năng lực tự

học của HS 23 2

5 KHDH thực hiện tốt 22 3

6 Nội dung kiến thức chính xác, đạt yêu cầu 25 0

Bảng 3.11. Điều tra HS về các tiết học trong quá trình TNSP

TTT Nội dung thăm dò

Kết quả trả lời của 203 HS Số HS trả lời có Tỉ lệ % 1 Em có thích các tiết học TNSP không? 195 96,1 2 Em có tự học ở nhà các nội dung GV giao không? 175 86,2 3 Em có tích cực tham gia các hoạt động tại lớp không? 167 82,2 4 Em có thích học theo phương pháp dạy của GV không? 198 97,5

5 Em có hiểu bài không? 200 98,5

6 Em có TH các bài học và bài tập ở nhà sau các tiết

học trên lớp không? 173 85,2

Qua việc trao đổi với GV và HS, Tác giả nhận thấy quá trình TN sư phạm đã thành công, HS đã rất tích cực chủ động trong việc tiếp thu kiến thức mới, phát triển được NLTH của HS. Điều này cho phép Tác giả có niềm tin vào kết quả nghiên cứu. Các biện pháp sư phạm mà chúng tôi đề xuất sẽ góp phần thiết thực phát triển NLTH cho HS ở trường THPT nói chung và nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói riêng.

Tiểu kết chương 3

Thông qua quá trình điều tra về việc hình thành năng lực tự học cho HS nói chung và môn Địa lí nói riêng cho thấy hiện nay việc hình thành kĩ năng tự học cho HS là rất cần thiết. HS hiện nay chưa có tính tích cực và chủ động trong việc lĩnh hội và tiếp thu kiến thức. Thông qua tiết học sử dụng biện pháp phát triển năng lực tự học cho HS, HS cảm thấy có hứng thú không những trong nội dung bài học mà còn trong phương pháp giảng dạy của GV. Chính vì vậy, trong việc hình thành các kĩ năng tự học cho HS, người GV có vai trò hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn HS hình thành kĩ năng tự học một cách có kĩ năng, bài bản. Các biện pháp sư phạm được đề xuất sẽ góp phần thiết thực phát triển NLTH cho HS ở trường THPT nói chung và nâng cao chất lượng dạy học môn Địa lí nói riêng.

KẾT LUẬN

Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD & ĐT theo Nghị quyết số 29 - NQ/TW, GV cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học, đặc biệt là định hướng phát triển năng lực tự học cho HS. Hiện nay, bản thân nhiều HS tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không chủ động trong việc học tập của mình. Thực trạng việc rèn luyện năng lực tự học cho HS đã được GV sử dụng kể cả trong quá trình dạy học trên lớp thông qua các dạng hệ thống câu hỏi trong SGK, thông qua việc giao bài tập về nhà cho HS. Hiện nay, thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học trong dạy học ngày càng được phát huy và nâng cao hơn nhờ vào sự tiến bộ của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Trọng tâm của việc đổi mới PPDH là lấy HS làm trung tâm nên việc định hướng phát triển năng lực tự học ngày càng được nâng cao và có hiệu quả hơn.

Trên quan điểm tiếp cận mới về quá trình dạy học, quá trình giáo dục thì các nguyên tắc xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực tự học (NLTH) địa lí đó là: Tính thực tiễn; Tính hiện đại; Tính độc lập; Tính phổ biến; Tính toàn diện; Tính cụ thể; Tính phù hợp. Các biện pháp phát triển NLTH cho HS trong dạy học Địa lí 12 - THPT được đề xuất có tính khả thi cao: Một là tạo động cơ, nhu cầu TH cho HS; hai là hướng dẫn cho HS lĩnh hội kiến thức về phương pháp TH bộ môn; ba là phát triển KNTH bộ môn và bồi dưỡng, rèn luyện các KN TH trước giờ lên lớp, trong quá trình dạy học trên lớp và hướng dẫn rèn luyện sau giờ học nhằm biến những KN TH trở nên thành thạo, ngày càng phát triển. Các biện pháp này cần được GV lựa chọn, vận dụng linh hoạt và sáng tạo tùy theo điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và trình độ của HS. Tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh trong dạy học Địa lí 12 - THPT căn cứ trên các tiêu chí cụ thể: Một là, tiêu chí về hệ thống kiến thức: Kiến thức về

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát Triển Năng Lực Tự Học Cho Học Sinh Trong Dạy Học Địa Lí 12 - Trung Học Phổ Thông Ở Tỉnh Thái Nguyên​ (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)