Các bài học kinh nghiệm về phát triển kinh doanh dịch vụ ngân hàng điệntử cho các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam003 (Trang 29)

Hệ thống pháp luật phù hợp, tạo điều kiện cho các dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển. Quy định của pháp luật cần mang tính mở để các bên cung cấp, sử dụng dịch vụ ngân hàng có thể cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động của mình

Trình độ phát triển công nghệ là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển thành công dịch vụ ngân hàng điện tử. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cần phải đƣợc nâng cấp để việc triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử trở nên khả thi hơn ở các vùng, miền xa.

Nhu cầu, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng đối với các dịch vụ ngân hàng truyền thống cần có sự thay đổi. Do một thời gian dài quen với các dịch vụ truyền thống, các giao dịch truyền thống tại quầy, thêm nữa, mức độ hiểu biết về các ứng dụng của công nghệ tin học trong các tầng lớp dân cƣ không phải ai cũng giống nhau nên phần đông khách hàng ở nông thôn và ở độ tuổi trung niên thƣờng có tâm lý e dè khi tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng điện tử. Do vậy, các ngân hàng cần tìm cách quảng bá, tuyên truyền giới thiệu các dịch vụ ngân hàng điện tử đến khách hàng để họ hiểu về quy trình cũng nhƣ những tiện ích do các dịch vụ này mang lại, từ đó sẽ thay đổi nhận thức và sẽ tin dùng dịch vụ ngân hàng điện tử

Dịch vụ Ngân hàng điện tử muốn phát triển phải kết hợp hài hòa ba nhân tố: ngƣời sử dụng (khách hàng), ngƣời cung cấp dịch vụ (ngân hàng) và nhân tố môi trƣờng.

Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, đặc biệt là giữa ngân hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài đã buộc các ngân hàng không ngừng nỗ lực trong việc cung cấp các dịch vụ mới. Các Ngân hàng thƣơng mại phải tổ chức, cơ cấu lại để có thể cung cấp hiệu quả hơn các dịch vụ ngân hàng điện tử. Khi cung cấp dịch vụ mới, ngân hàng phải hƣớng sự tham gia của khách hàng, đặt khách hàng ở vị trí trung tâm của mọi dịch vụ.

Các ngân hàng phải tích cực trong việc đầu tƣ cho nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ thông tin. Nguồn nhân lực có chất lƣợng cao sẽ giúp các ngân hàng tiếp thu các công nghệ tiên tiến và sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhắm cung cấp thông tin và tƣ vấn khách hàng một cách tốt nhất.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 đã đƣa ra những khái niệm cơ bản về dịch vụ ngân hàng điện tử cũng nhƣ những lợi ích mà nó đem lại khách hàng, ngân hàng và nền kinh tế của đất nƣớc. Chƣơng này cũng đƣa ra nội dung của phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cũng nhƣ các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến sự phát triển của dịch vụ này. Tất cả những điều này đã giúp chúng ta có đƣợc một cái nhìn khái quát nhất về dịch vụ ngân hàng điện tử, để từ đó cho thấy việc phát triển dịch vụ này tại các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay là tất yếu. Tất cả những lý luận đủ nội hàm khoa học để hình thành nên khung lý thuyết để định hƣớng cho quá trình nghiên cứu của tác giả.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu Tƣ và Phát triển Việt Nam đƣợc thành lập theo nghị định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tƣớng chính phủ, 56 năm qua đã có những tên gọi :

- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957 đến 1980 - Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam từ 1981 đến 1989

- Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ 1990 đến 27/04/2012 - Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

(BIDV) từ 27/04/2012 đến nay.

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lƣợc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nƣớc (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nƣớc (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là ngƣời lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tƣ phát triển của đất nƣớc.

2.1.2 Mô hình tổ chức

Mô hình tổ chức hiện nay của BIDV ngày càng hoàn thiện gồm 04 khối (khối ngân hàng; khối công ty; khối đơn vị sự nghiệp, văn phòng đại diện và khối

liên doanh, góp vốn cổ phần), đƣợc điều hành bởi Hội đồng quản trị, Ban Tổng Giám đốc, các Hội đồng, Ban, phòng giúp việc tại Hội sở chính.

HỘI SỞ CHÍNH

Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, các Hội đồng, Ban, phòng giúp việc

Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, các Hội đồng, Ban, phòng giúp việc

KHỐI NGÂN HÀNG KHỐI CÔNG TY KHỐI ĐV SỰ NGHIỆP,VPĐD KHỐI LD, GÓP VỐN CP Sở giao dịch, chi nhánh Công ty cho thuê

tài chính Trung tâm CNTT NH liên doanh Vid-Public Công ty Chứng khoán Trung tâm Đào tạo

Liên doanh quản lý đầu tƣ BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ) Công ty quản lý nợ & khai thác TS NH liên doanh Việt - Nga Cty LD quản lý đầu tƣ BIDV Công ty Bảo hiểm Công ty liên doanh tháp BIDV VP đại diện

miền Trung Nam VP đại diện tại

Séc VP đại diện tại

Cambodia VP đại diện tại

Myanmar 117 chi nhánh SGD III Các ĐV có vốn góp của BIDV

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh trong hai năm gần đây

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam với vai trò là ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tƣ phát triển, Sau những năm thực hiện đƣờng lối đổi mới kinh tế, BIDV đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng thể hiện trên một số bình diện sau đây:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV theo báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kết toán Việt Nam

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu quy mô

Tổng tài sản 405.755 484.785

Vốn chủ sở hữu 24.39 26.494

Tổng dƣ nợ cho vay khách hàng trƣớc Dự phòng rủi ro

293.937 339.924

Tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá 244.838 331.116

Chỉ tiêu chất lƣợng

Tỷ lệ nợ xấu (%) 2,96 2,90

Tỷ lệ nợ nhóm 2 (%) 11,82 9,99

Chỉ tiêu hiệu quả

Tổng thu nhập từ các hoạt động 15.414 16.677 Chi phí hoạt động -6.652 -6.765 Chi dự phòng rủi ro -4.542 -5.587 Lợi nhuận trƣớc thuế 4.22 4.325 Lợi nhuận thuần của chủ sở hữu 3.209 3.265 [Nguồn: Báo cáo thƣờng niên BIDV 2012] [7]

Tổng tài sản: Theo báo cáo hợp nhất đã đƣợc kiểm toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), kết thúc năm tài chính 2012, tổng tài sản đạt 484.785 tỷ, đạt mức tăng trƣởng cao 19,5% so với năm trƣớc, giữ vững vị trí thứ 3 về quy mô tổng tài sản trên thị trƣờng.

Tổng dƣ nợ cho vay khách hàng trƣớc dự phòng rủi ro đạt 339.924 tỷ, tăng trƣởng 15,6% so với năm trƣớc, nằm trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN gắn với việc kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng theo đúng mục tiêu nợ xấu dƣới 3%.

Tổng thu từ các hoạt động gia tăng, cơ cấu thu nhập đƣợc cải thiện: Năm 2012, tổng thu nhập từ các hoạt động đạt 16.677 tỷ, tăng 8,2% ~ 1.263 tỷ so với năm trƣớc trong đó một số hoạt động có tốc độ tăng trƣởng tốt là: thu lãi (tăng 4%); kinh doanh chứng khoán (tăng 680 tỷ)… Thu dịch vụ đạt 2.136 tỷ, vẫn duy trì vị trí đứng đầu trong ngành ngân hàng về thu dịch vụ ròng. Chi phí hoạt động đƣợc kiểm soát: Tổng chi phí hoạt động năm 2012 là 6.765 tỷ, chỉ tăng 1,7% so với năm 2011. Quy mô tăng trƣởng và năng lực tài chính đƣợc nâng cao: BIDV luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng cao, an toàn và hiệu quả, giai đoạn 2006 – 2010, Tổng tài sản tăng bình quân hơn 25%/năm, huy động vốn tăng bình quân 24%/năm, dƣ nợ tín dụng tăng bình quân 25%/năm và lợi nhuận trƣớc thuế tăng bình quân 45%/năm.

Cơ cấu khách hàng: BIDV chuyển dịch cơ cấu khách hàng để giảm tỷ trọng dƣ nợ tín dụng trong khách hàng doanh nghiệp Nhà nƣớc và hƣớng tới đối tƣợng khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh. BIDV cũng tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản tín dụng ngắn hạn. BIDV cũng chú trọng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, nhằm tăng thu dịch vụ trên tổng nguồn thu của ngân hàng.

Đầu tƣ phát triển công nghệ thông tin: Nhận thức công nghệ thông tin là nền tảng cho hoạt động của một ngân hàng hiện đại, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ và sức mạnh cạnh tranh của BIDV trên thị trƣờng, BIDV luôn đổi mới và

ứng dụng công nghệ phục vụ đắc lực cho công tác quản trị và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến; phát triển các hệ thống công nghệ thông tin nhƣ: ATM, POS, Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng các hệ thống: giám sát tài nguyên mạng; mạng định hƣớng theo dịch vụ (SONA); kiểm soát truy nhập máy trạm; Tăng cƣờng công tác xử lý thông tin phục vụ quản trị điều hành ngân hàng MIS, CRM. Năm 2012, BIDV tiếp tục ƣu tiên, tập trung hoàn thành việc triển khai dự án hiện đại hóa Ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 với các kết quả chính: Trang bị cho BIDV kênh phân phối mới, hiện đại Internet Banking, Mobile banking; tăng cƣờng tiện ích, chất lƣợng dịch vụ cho khách hàng thông qua hệ thống in ấn đóng gói tự động; Củng cố an ninh bảo mật cho hệ thống ngân cốt lõi; Đảm bảo khả năng kinh doanh liên tục nhờ hệ thống dự phòng theo tiêu chuẩn quốc tế; Nâng cao trình độ cho cán bộ nghiệp vụ, kỹ thuật thông qua các khóa đào tạo NHĐT và Công nghệ thông tin (CNTT).

Nguồn nhân lực: Tính đến 31/12/2012, tổng số lao động của toàn hệ thống là 18.546 ngƣời, trong đó lao động của trụ sở chính và khối chi nhánh là 17.361 ngƣời, lao động của khối công ty, đơn vị sự nghiệp và văn phòng đại diện là 1.185 ngƣời. Cán bộ nữ chiếm 57% và cán bộ có trình độ Đại học chiếm 87,2%. Các cán bộ BIDV đều đƣợc hƣởng những ƣu đãi và đạo tào theo đúng hợp đồng ký kết giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động

Hoàn thành tái cấu trúc mô hình tổ chức - quản lý, hoạt động, điều hành theo tiêu thức Ngân hàng hiện đại: Một trong những thành công có tính quyết định đến hoạt động hệ thống BIDV trong giai đoạn này là: củng cố và phát triển mô hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá.

Kênh phân phối : Với mục tiêu phát triển mạng lƣới, kênh phân phối để tăng trƣởng hoạt động, là cơ sở, nền tảng để triển khai các hoạt động kinh doanh, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đồng thời nâng cao hiệu quả quảng bá và khẳng

định thƣơng hiệu của ngân hàng, đến nay BIDV đã có 117 chi nhánh và hơn 545 phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm, hàng nghìn ATM và POS tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc.

Không ngừng đầu tƣ cho chiến lƣợc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: BIDV luôn quan tâm thoả đáng tới đời sống vật chất, tinh thần của ngƣời lao động. Bên cạnh việc tiếp tục bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt cho ngành, đào tạo và đào tạo lại cán bộ, BIDV đã liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ có tri thức và kỹ năng đáp ứng các yêu cầu của hội nhập. Toàn hệ thống đã thực thi một chính sách sử dụng lao động tƣơng đối đồng bộ, trả công xứng đáng với năng lực và kết quả làm việc của mỗi cá nhân đồng thời tạo ra môi trƣờng làm việc cạnh tranh có văn hoá, khuyến khích đƣợc sức sáng tạo của các thành viên.

Quan hệ đối ngoại: Tiếp tục mở rộng và nâng tầm quan hệ đối ngoại lên tầm cao mới: Là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc ở vị trí doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, BIDV có thế mạnh và kinh nghiệm hợp tác quốc tế. BIDV hiện đang có quan hệ đại lý, thanh toán với 1.551 định chế tài chính trong nƣớc và quốc tế, là Ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phƣơng và đa phƣơng nhƣ World Bank, ADB, ....

Thực hiện chiến lƣợc đa phƣơng hóa trong hợp tác kinh tế và mở rộng thị trƣờng, BIDV đã thiết lập các liên doanh: VID Public Bank (với Malaysia năm 1992), Lào Việt Bank (năm 1999) Bảo hiểm Lào -Việt (năm 2008), Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga (năm 2006), Công ty quản lý quỹ đầu tƣ BVIM (với Hoa Kỳ năm 2006), Công ty địa ốc BIDV Tower (với Singapore năm 2005), Công ty quản lý quỹ đầu tƣ tại Hồng Kông và thiết lập hiện diện tại Cộng hoà Séc.v.v. Với việc đầu tƣ vào thị trƣờng Lào trên cả ba lĩnh vực: Ngân hàng, Bảo hiểm và Đầu tƣ tài chính, BIDV đã cùng các đối tác Lào tạo nên một cầu nối hữu hiệu cho quan hệ kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ giữa hai nƣớc Lào - Việt liên tục phát triển. Năm 2009, BIDV đóng vai trò chủ trì thiết lập các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán tại thị trƣờng Campuchia với sự hiện diện của Văn phòng đại diện BIDV tại Campuchia, Công ty cổ phần Đầu tƣ và

Phát triển Campuchia (IDCC), Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Campuchia (BIDC) và Công ty Bảo hiểm CPC –Việt Nam (CVI), Công ty Chứng khóan CPC – Việt Nam (CVS). gày 07-11-2012, tại trụ sở Vinohradská 707/86, thủ đô Praha, nƣớc Cộng hòa Séc, BIDV cũng đã khai trƣơng chính thức đƣa vào hoạt động Văn phòng đại diện của BIDV tại Cộng hòa Séc. Ngày 3/4/2010, tại TP. Yangon, Liên bang Myanmar, BIDV đã khai trƣơng hoạt động Văn phòng Đại diện tại Myanmar. Việc BIDV mở Văn phòng Đại diện tại Myamar đã thể hiện vai trò tích cực của BIDV trong Hiệp hội các nhà đầu tƣ Việt Nam sang Myanmar và trong lĩnh vực hợp tác quốc tế về ngân hàng.

Phát triển mạng lƣới : Thực hiện đề án phát triển mạng lƣới hoạt động , BIDV đã phát triển và củng cố mạng lƣới hoạt động thực sự hiệu quả với 117 chi nhánh (bao gồm cả Sở giao dịch III), 432 phòng Giao dịch, 133 quỹ tiết kiệm (mạng lƣới BIDV hiện không còn điểm giao dịch).

Điểm nổi bật trong công tác phát triển mạng lƣới đó là BIDV đã thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, chủ yếu tập trung tại 02 khu vực Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (chiếm trên 50% tỷ trọng mạng lƣới toàn hệ thống); Tạo đƣợc hệ thống mạng lƣới rộng khắp 63 tỉnh/ thành phố, phủ kín các khu dân cƣ tập trung, các đô thị lớn và trung tâm thƣơng mại, tài chính trên toàn quốc; Hình thành mạng lƣới Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm hỗ trợ bán sản phẩm bán lẻ, làm tiền đề cho việc phát triển ngân hàng bán lẻ của BIDV giai đoạn 2012-2015.

Bên cạnh chức năng ngân hàng thƣơng mại, BIDV bằng kinh nghiệm, bản lĩnh và năng lực của một định chế tài chính hàng đầu, đã chủ động, tiên phong thực hiện tái cơ cấu hoạt động ngân hàng và tham gia tích cực vào quá trình tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng thƣơng mại cổ phần theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam003 (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)