Những cơ hội của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam003 (Trang 63 - 65)

Sự phổ biến của Internet và điện thoại di động trong những năm gần đây mở ra một thị trƣờng tiềm năng cho việc cung cấp dịch vụ NHĐT tại Việt Nam. NHĐT dành đƣợc nhiều sự quan tâm của ngƣời tiêu dùng và dự đoán sẽ trở thành xu hƣớng phổ biến của các giao dịch hiện đại trong thời gian tới. Các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng trực tuyến với nhiều tiện ích vƣợt trội. Với dịch vụ này, khách hàng tiết kiệm đƣợc thời gian, chi phí, với nhiều tiện ích đảm bảo an toàn, bảo mật. Ngân hàng phát triển dịch vụ này có thể thu hút thêm khách hàng, góp phần tăng doanh thu. Trong quý 3/2012, theo nghiên cứu của Business Intelligence Unit, số lƣợng ngƣời sử dụng dịch vụ Internet Banking tăng 35% so với năm 2010, 45 ngân hàng cho rằng họ có các dịch vụ Internet Banking và số lƣợng các ngân hàng tuyên bố cung cấp dịch vụ Mobile Banking cũng tăng lên đến 18 ngân hàng. Dự kiến, năm 2013, xu hƣớng dịch vụ ngân hàng trực tuyến sẽ phát triển mạnh về Internet Banking, Home Banking và Mobile Banking. Xu hƣớng ngân hàng liên kết với các công ty viễn thông, trung tâm mua sắm, siêu thị, các nhà phân phối hàng tiêu dùng cũng ngày càng nở rộ. Ngoài ra, thị trƣờng thanh toán điện tử Việt Nam cũng đang tăng tốc nhanh chóng.

Chúng ta đi sau thế giới về CNTT, vì thế chúng ta tiếp cận và kế thừa nhiều thành quả khoa học công nghệ tiến tiến. CNTT ở nƣớc ta gần đây đã có sự phát triển nhanh chóng, nhu cầu sử dụng Internet ngày càng cao và đã trở thành thói quen của nhiều ngƣời. Việc phát triển dịch vụ NHĐT phù hợp với chủ trƣơng, chính sách và định hƣớng của Nhà nƣớc và Ngân hàng nhà nƣớc nên các ngân hàng cũng có đƣợc sự ủng hộ từ phía Chính phủ và ngày càng đƣợc tạo điều kiện thuận lợi hơn để phát

triển dịch vụ này.

Trong nhiều năm liền BIDV luôn nhận đƣợc sự ủng hộ và công nhận của cộng đồng xã hội, đạt đƣợc các danh hiệu của Nhà Nƣớc, các giải thƣởng của khối Ngân hàng. Chính vì vậy BIDV đã khẳng định thƣơng hiệu là ngân hàng hàng đầu Việt Nam, đƣợc xếp hạng là một trong 100 ngân hàng tốt nhất thế giới vào năm 2012, BIDV tiếp tục mở rộng thị trƣờng hợp tác sang các nƣớc trong khu vực nhƣ: Lào, Campuchia…. tạo nên nền tảng khách hàng rất lớn và niềm tin vào các dịch vụ của ngân hàng. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển, giới thiệu dịch vụ ngân hàng điện tử vì ngân hàng điện tử là dịch vụ mang tính chất quốc tế cao, thực hiện các dịch vụ ngân hàng bằng công nghệ hiện đại, sự tƣơng tác điện tử giữa khách hàng và ngân hàng.

Việc phát triển ngân hàng điện tử phù hợp với chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc, BIDV đã nhận đƣợc sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trong vấn đề phát triển mạng lƣới, mở rộng thị trƣờng.

BIDV có một bộ máy tổ chức chặt chẽ, từ hội đồng quản trị tới các khối trực thuộc, đặc biệt là khối ngân hàng với các ban chuyên trách và các phòng đầu mối chịu trách nhiệm trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến từng sản phẩm, dịch vụ. BIDV có đội ngũ cán bộ, nhân viên ngày càng trẻ hoá, độ tuổi trung bình toàn hệ thống khoảng 32 tuổi, sẵn sàng tiếp thu kỹ thuật công nghệ mới.

Với phƣơng châm hoạt động: chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công, BIDV đã thu hút, tạo dựng sự hợp tác của các tổ chức, các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, tổng công ty nhƣ: Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam, Tổng công ty dệt may Hà Nội, Tập đoàn taxi Mai Linh, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn dầu khí, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm tiền gửi…và khoảng gần 4 triệu khách hàng cá nhân khác. Điều này cho thấy BIDV có tiềm năng thị trƣờng rất lớn để phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử.

triển kinh tế và xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển là xu thế tất yếu. Bên cạnh đó việc khảo sát cũng cho thấy rằng có tới 90% ngƣời đƣợc hỏi có nhu cầu về sản phẩm thẻ và 80% chọn sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, có tới 40% có ý định sử dụng thẻ tín dụng, 90% sử dụng thẻ ATM. Do đó tiềm năng khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử còn rất lớn.

Việt Nam là nƣớc có nền an ninh xã hội đƣợc đánh giá là tốt trong khu vực và trên thế giới, có môi trƣờng kinh tế xã hội ổn định, tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao. Cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển với tốc độ cao, xuất hiện ngày càng nhiều các nhà cung cấp dịch vụ với chất lƣợng khá tốt và luôn quan tâm cải tiến chất lƣợng dịch vụ, đƣa ra giá cả cạnh tranh đã mang lại lợi ích to lớn cho ngƣời tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam003 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)