Bảo đảm tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 34 - 35)

Mặc dù quyết định cho vay phải trải qua các khâu như phân tích, thẩm định, chấm điểm và xếp loại tín dụng nhưng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn sai lầm, nghĩa là vẫn còn tiềm ẩn rủi ro tín dụng. Do vậy, công cụ quản trị rủi ro tín dụng tiếp theo có thể sử dụng là xem xét các hình thức bảo đảm tín dụng. Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay, là việc tổ chức tín dụng áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ cho khách hàng vay. Các hình thức bảo đảm tín dụng bao gồm: Thế

chấp tài sản, cầm cố tài sản, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay và bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh.

Bảo đảm tín dụng thường được xem như là nguồn trả nợ dự phòng, nguồn trả nợ thứ hai hầu giúp ngân hàng thu hồi khoản cho vay có vấn đề. Tuy nhiên nếu quyết định cho vay quá chú trọng vào nguồn dự phòng này dễ dẫn đến tâm lý ỷ lại và khi ấy dễ mắc đến sai lầm chủ quan. Bên cạnh đó cần lưu ý, bảo đảm tín dụng cũng chưa hẳn loại bỏ hết được rủi ro tín dụng. Thực tế cho thấy nhiều trường hợp tài sản đảm bảo là các máy móc thiết bị công nghệ đặc trưng của một ngành nào đó, và điều này sẽ rất khó khăn cho ngân hàng việc thanh lý, sẽ rất khó để mà tìm được người mua tương ứng, và đôi khi giá trị tài sản thanh lý sau cùng thu về có thể thấp hơn giá trị nợ phải thu hồi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)