Môi trường kinh tế không ổn định
- Môi trường kinh tế hiện nay thì không ổn định, các nhà quản trị rất khó mà đưa ra các dự đoán, và lường trước hết được các rủi ro có thể xảy ra. Họ thường ở vị thế là bị động xử lý rủi ro, hơn là ở vị thế chủ động phòng ngừa rủi ro. Trong tình hình kinh tế như vậy, sẽ không có một chính sách ổn định và nhất quán được, chính sách không còn mang tính định hướng nữa, mà nó sẽ thay đổi phụ thuộc vào vào sự thay đổi của môi trường kinh tế.
- Sự biến động quá nhanh và khó lường của nền kinh tế thế giới: Kinh tế thế giới đang đi vào thời kỳ suy thoái rất trầm trọng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa toàn cầu tụt giảm, cạnh tranh ngày càng gay gắt, các luồng vốn đầu tư nước ngoài ngày càng hạn chế. Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và hoạt động đầu tư nước ngoài như Việt Nam, tình hình trên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cá thể kinh doanh cũng như đời sống của đại đa số người dân Việt Nam. rủi ro tín dụng cũng từ đó mà tăng lên vì đại đa số các khách hàng của LPB các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính yếu - khó có khả năng chống chọi và vượt qua khủng hoảng. Với tình hình đầu ra bị bó hẹp, hàng sản xuất bán ra không được, kinh doanh thua lỗ, khiến cho doanh nghiệp không có nguồn thu để mà trả gốc và lãi cho ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng nợ xấu trong hệ thống tăng cao.
- Hệ quả tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế: Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, với tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm, ngành ngân hàng Việt Nam được đánh giá là khá tiềm năng dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại trong
nước và quốc tế trong môi trường hội nhập quốc tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.
- Sự tấn công của hàng nhập lậu: Với mức giá rất cạnh tranh hàng nhập lậu làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngân hàng đầu tư vốn cho các doanh nghiệp này. Các mặt hàng kim khí điện máy, gạch men, đường cát, vải vóc, quần áo, mỹ phẩm,…là những ví dụ tiêu biểu cho tình hình hàng lậu ở nước ta.
Bất cập trong hệ thống thông tin quản lý
Đây là thách thức lớn không những cho LPB mà còn cho cả hệ thống ngân hàng Việt Nam. Việc mở rộng tín dụng và kiểm soát tốt tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng là điều hết sức khó khăn. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng. Những hạn chế có thể liệt kê như:
- Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước đã hoạt động đã quá một thập niên và đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả, thông tin cung cấp còn đơn điệu, thiếu cập nhật.
- Thông tin cung cấp là chưa đầy đủ, hoàn chỉnh đa số là định lượng chứ chưa nêu những nhận xét khách quan về thông tin của người vay như tư cách khách hàng, hay những nguyên nhân của những khoản tín dụng xấu do mối liên kết rất lỏng lẻo giữa các tổ chức tín dụng và chưa có biện pháp chế tài cho các tổ chức tín dụng khi không cung cấp hoặc không cung cấp đầy đủ thông tin.