Bài học quan trọng rút ra từ kinh nghiệm của các ngân hàng Nhật:
- Ngân hàng nên chủ động trong việc đánh giá một khách hàng có tiềm năng rủi ro trong tương lai gần và xa, từ đó có biện pháp xử lý càng sớm càng tốt; Nếu mức lỗ của ngân hàng vượt quá khả năng của các Ngân hàng thương mại, Ngân hàng nhà nước sẽ dùng các nguồn quỹ quốc gia để can thiệp.
- Hiện nay các ngân hàng Nhật đã xử lý thành công các vấn đề liên quan đến tài sản không thu hồi được. Tổ chức dịch vụ tài chính (The Financial Service Agency) đóng vai trò quan trọng trong việc thúc ép các ngân hàng thực hiện công tác dự phòng cần thiết cũng như xử lý những khoản nợ xấu mà trước đây đã từng gây ra các khoản lỗ lớn kéo dài trong nhiều năm đối với hầu hết các ngân hàng.
1.3.5.3. Kinh nghiệm của Mỹ và Châu Âu
- Mỹ: Các Ngân hàng Mỹ nhấn mạnh vào lối ra cho các khoản nợ xấu và tránh việc thu hồi nợ. Việc tất toán khoản nợ xấu chỉ nên xem xét khi đó là cách cuối cùng để thu hồi khoản vay có vấn đề, vì thu hồi có thể hiệu quả hơn thông qua việc tiếp tục trả nợ của một doanh nghiệp vẫn đang hoạt động hơn là phải tất toán tài sản. Ví dụ như JP Morgan và Bank of America đã bắt đầu nỗ lực hoãn các vụ tịch thu tài sản để trả nợ và nỗ lực làm việc với các chủ nợ để họ vẫn có thể trả tiền. Các biện pháp phổ biến là giảm lãi suất và giảm giá trị các khoản chi trả để người vay tiền vẫn có thể trả tiền mà không phải bán tài sản thế chấp.
- Mỹ và Châu Âu: Ngân hàng lớn đã mua lại các ngân hàng và tổ chức tín
dụng nhỏ đang trên bờ vực phá sản, giúp những chính sách hỗ trợ khách hàng của ngân hàng lớn áp dụng luôn cho khách hàng của ngân hàng nhỏ.
Từ những kinh nghiệm của các nước trên thế giới có thể rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:
- Quan tâm hơn đến việc tạo mọi điều kiện cho khách hàng trả nợ, kể cả xét duyệt cho vay thêm, giảm lãi suất cho vay, … thay vì thanh lý tài sản đảm bảo như hiện nay.
- Sáp nhập, mua lại các ngân hàng nhỏ, trên bờ vực phá sản nhằm hỗ trợ các ngân hàng nhỏ tiếp cận được với những dịch vụ, tiện ích của các ngân hàng lớn, có uy tín.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ những lý luận cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng, và quản trị rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Trình bày các công cụ được sử dụng trong quản trị rủi ro tín dụng, và mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo Ủy ban Basel. Đồng thời đưa ra các nghiệm quản trị rủi ro tín dụng tại một số nước, và từ đây rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.
Những nội dung này sẽ là cơ sở lý luận quan trọng để nghiên cứu trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPB) tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LVB) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Ngày 01/05/2008, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt chính thức khai trương hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với số vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng, lúc này LVB là ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ hai trong khối ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
- Từ năm 2009 đến cuối năm 2010: LVP đã nâng tổng vốn điều lệ lên 3.650 tỷ đồng. Về mạng lưới kênh phân phối, tính đến cuối năm 2010, toàn hệ thống LVB có 44 chi nhánh và phòng giao dịch với tổng số nhân viên là 2.500 người, trong đó 95% số nhân viên có trình độ Đại học và Sau đại học.
- Năm 2011: Ngày 21/02/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn số 244/TTg-ĐMDN đồng ý việc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (Vietnam Post) tham gia góp vốn vào LVB bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện (VPSC) và bằng tiền mặt, đồng thời cũng chấp thuận cho LVB đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt.
Thông qua việc Vietnam Post góp vốn vào Ngân hàng bằng giá trị của VPSC và bằng tiền mặt, vốn điều lệ của Ngân hàng đã tăng từ 3.650 tỷ đồng lên 6.460 tỷ đồng vào ngày 06/01/2012, và tính đến thời điểm 31/12/2011, tổng tài sản của LPB đạt 56.132 tỷ đồng. Đồng thời, Vietnam Post cũng đã trở thành một trong các cổ đông chủ chốt của Ngân hàng (cùng với Công ty Cổ phần Him Lam,
Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn và Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất).
Thông qua việc góp vốn hợp tác kinh doanh với Vietnam Post, LPB đã kế thừa và tiếp tục khai thác mạng lưới Tiết kiệm Bưu điện đã được phát triển trên 10 năm. LPB còn có tiềm năng cung cấp dịch vụ Tài chính Ngân hàng hiện đại trên hệ thống 10.000 điểm giao dịch Bưu điện trực thuộc Vietnam Post, hiện diện trên toàn bộ 63 tỉnh/thành và trên 10.000 phường xã tại Việt Nam. Như vậy, cùng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, LPB trở thành ngân hàng có mạng lưới lớn nhất tại Việt Nam.
- Năm 2012: Một năm tài chính khó khăn đối với hệ thống ngân hàng, tuy nhiên Ngân hàng cũng đã đạt được những mức tăng trưởng nhất định, trong đó vốn điều lệ của Ngân hàng đã tăng lên 6.460 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 66.413 tỷ đồng tăng trưởng ở mức 18%. Tính đến thời điểm 31/12/2012 mạng lưới giao dịch đã đi vào hoạt động là 63 điểm bao gồm 29 chi nhánh, 32 phòng giao dịch, và 2 quỹ tiết kiệm với số lượng nhân viên là 2.430 người.
2.1.2. Kết quả hoạt động của LPB trong giai đoạn từ năm 2009-2012
Ta có thể xem xét kết quả hoạt động của LPB được thể hiện bằng các chỉ tiêu tài chính trong giai đoạn từ năm 2009-2012:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động của LPB qua các năm 2009-2012
Đơn vị: tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu
2009 2010 2011 2012
Giá trị Giá trị trưởng Tăng (%)
Giá trị trưởng Tăng (%)
Giá trị trưởng Tăng (%) Tổng tài sản 17.367 34.985 101,45 56.132 60,45 66.413 18,32
Tổng huy động vốn
từ khách hàng 7.302 12.314 68,64 25.657 108,36 41.337 61,11 Tổng dư nợ tín dụng 5.423 9.834 81,34 12.757 29,72 22.991 80,23
Lợi nhuận sau thuế 540 682 26,30 977 43,26 868 -11,16
Tổng tài sản: Từ năm 2009 cho đến nay, tốc độ tăng trưởng tài sản của LPB tương đối cao, mức tăng trưởng của năm 2010 là 101,45%, và đến năm 2011 là 60,45%. Tuy nhiên sang đến năm 2012, do nền kinh tế của Việt Nam đang rơi vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng, doanh nghiệp giải thể hay phá sản ngày càng gia tăng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, và có thể thấy tốc độ tăng trưởng tài sản đã giảm còn 18,32% trong năm 2012.
Cơ cấu tài sản
Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản của LPB qua các năm 2009-2012
Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị trọng Tỷ (%) Tiền mặt 40 0,23 89 0,25 164 0,29 183 0,28
Tiền gửi tại NHNN 210 1,21 400 1,14 1.390 2,48 3.216 4,84
Tiền tại NH và cho
vay các TCTD 3.916 22,55 5.543 15,84 19.839 35,34 15.399 23,19 Chứng khoán kinh
doanh 1 0,01 - 0,00 - 0,00 - 0,00 Công cụ phái sinh - 0,00 - 0,00 39 0,07 - 0,00
Cho vay KH 5.394 31,06 9.755 27,88 12.640 22,52 22.588 31,01
Chứng khoán đầu
tư 5.788 33,33 15.971 45,65 16.820 29,96 15.516 23,36 Góp vốn, đầu tư dài
hạn 6 0,04 25 0,07 25 0,04 25 0,04
Tài sản cố định 160 0,92 356 1,02 601 1,07 747 1,13
Tài sản khác 1.852 10,66 2.845 8,13 4.615 8,22 8.738 13,16 Tổng 17.367 100 34.985 100 56.132 100 66.413 100
Mặc dù tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của LPB là tương đối cao nhưng LPB vẫn duy trì cơ cấu tài sản an toàn, cân đối qua các năm do LPB không chỉ tập trung vào hoạt động cho vay khách hàng, mà LPB còn tập trung vào hoạt động cho vay liên ngân hàng (chủ yếu là những khoản vay ngắn hạn, rủi ro thấp). Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay khách hàng vẫn là tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng, và luôn tăng cả về tương đối và tuyệt đối. Cụ thể, theo bảng 2.1, hoạt động tín dụng của LPB liên tục tăng trưởng trong các năm qua. Cuối năm 2010, tổng dư nợ cho vay của LPB đạt 10.114 tỷ đồng, tăng 69,05% so với cuối năm 2009. Năm 2011, con số trên đạt 12.757 tỷ đồng, tăng 26,13% so với năm 2010. Và trong năm 2012, tăng trưởng dư nợ tín dụng của toàn ngành gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên LPB vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho phép tăng trưởng vượt mức chỉ tiêu 17% được giao đầu năm, đưa dư nợ tại thời điểm 31/12/2012 đạt 22.991 tỷ đồng, tăng 80,23% so với năm 2011. Ngoài ra, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản bình quân khoảng 30% - thuộc vào loại thấp trong ngành ngân hàng. Bên cạnh đó việc nắm giữ các chứng khoán đầu tư với tỷ lệ cao cũng đã giúp cho ngân hàng có được nguồn thu ổn định hơn.
Cơ cấu nguồn vốn
Với cơ cấu nguồn được thể hiện trong bảng 2.3 cho thấy chất lượng nguồn của LPB là khá tốt, phần lớn nguồn vốn là tiền gửi của khách hàng, tiền gửi và vay của các tổ chức tín dụng, và vốn điều lệ, trong đó cần nói đến vốn huy động được từ tiền gửi của khách hàng. Kể từ khi thành lập đến nay, tổng huy động vốn từ tiền gửi khách hàng của LPB tăng lên đáng kể: tại thời điểm 31/12/2009 tổng tiền gửi của khách hàng là 7.302 tỷ đồng, tại thời điểm 31/12/2010 là 12.314 tỷ với mức tăng trưởng 68,64%. Năm 2011, sau khi Vietnam Post góp vốn vào LPB bằng giá trị VPSC, thì ngân hàng đã tiếp nhận được thêm được nguồn vốn huy động từ phía tiết kiệm bưu điện, dẫn đến cuối năm 2011, tổng vốn huy động của ngân hàng tăng lên 25.657 tỷ đồng, tăng 108,36%. Năm 2012, là một năm tài chính khó khăn, đặc biệt là hoạt động huy động vốn, các tổ chức tài chính cạnh
tranh gay gắt trong khuôn khổ các quy định chặt chẽ của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (trần huy động lãi suất, quy định về lãi suất áp dụng với các khoản tiền gửi dưới 1 tháng và rút trước hạn…), tuy nhiên ngân hàng lại có mức tăng trưởng về vốn huy động khá tốt, đạt 41.337 tỷ đồng vào cuối năm 2012, tăng 61,11% so với năm 2011. Ngoài ra tỷ trọng tiền gửi khách hàng trên tổng nguồn vốn ngày càng cao, trong năm 2012 chiếm đến 62,41% trong tổng nguồn vốn. Bên cạnh đó tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn trên tổng số dư tiền gửi cũng luôn ở mức cao khoảng 75%, giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn của mình, và hạn chế được tình trạng khó khăn trong thanh khoản.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn của LPB qua các năm 2009-2012
Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị trọng Tỷ (%) Giá trị trọng Tỷ (%) Các khoản nợ CP và NHNN 1.276 7,35 2.601 7,44 1.000 1,78 5 0,01 Tiền gửi và vay
các TCTD khác 3.808 21,93 12.381 35,39 20.485 36,49 16.282 24,52 Tiền gửi của KH 7.302 42,05 12.314 35,20 25.658 45,71 41.337 62,24
Công cụ tài chính phái sinh - 0,00 23 0,07 - 0,00 18 0,03 Vốn tài trợ 35 0,20 40 0,11 - 0,00 4 0,01 Trái phiếu, chứng chỉ tiền gởi 977 5,63 3.085 8,82 1.005 1,79 0 0,00 Các khoản nợ khác 140 0,80 436 1,25 1.391 2,48 1.376 2,07 Vốn điều lệ 3.650 21,02 3.650 10,43 6.010 10,71 6.460 9,73 Quỹ dự trữ 149 0,86 245 0,70 387 0,69 513 0,77
Lợi nhuận chưa
phân phối 29 0,17 146 0,42 134 0,24 355 0,53
Tổng 17.367 100 34.985 100 56.132 100 66.413 100
Về lợi nhuận: Qua bảng 2.1, trong giai đoạn từ năm 2009-2011, chỉ tiêu lợi nhuận của LPB luôn tăng về mặt giá trị và tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, sang năm 2012 thì lợi nhuận sau thuế của ngân hàng lại giảm 11% so với năm 2011, chỉ đạt 868 tỷ đồng. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, các doanh nghiệp trong nước tồn kho quá lớn, sản xuất nhưng không tiêu thụ được, dẫn đến không trả được nợ vay cho ngân hàng, trong tình cảnh này ngân hàng phải chuyển nợ và trích lập thêm dự phòng, là nguyên nhân làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm. Ngoài ra, do tác động của môi trường kinh doanh nên chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động giảm càng làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm sút. Tuy nhiên, đây là tình trạng chung của toàn hệ thống ngân hàng, chứ không phải chỉ riêng LPB chịu ảnh hưởng, bởi vậy điều này không nói lên là hoạt động của ngân hàng đang trở nên kém đi.
2.2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI LPB 2.2.1.Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng đã được triển khai 2.2.1.Các công cụ quản trị rủi ro tín dụng đã được triển khai
2.2.1.1. Chính sách tín dụng
Để đảm bảo đưa hoạt động tín dụng của LPB phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế. LPB đã xây dựng và ban hành cho mình chính sách tín dụng về quản trị rủi ro tín dụng.
Nội dung tổng quát về quản trị rủi ro tín dụng trong chính sách tín dụng của LPB.
- Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho một khách hàng, một ngành nghề/lĩnh vực; các nhóm khách hàng, ngành nghề/lĩnh vực có liên quan với nhau; 1 loại tiền tệ; và tại một địa bàn. Trên quan điểm này sẽ xây dựng danh mục tín dụng theo các tiêu chí phân loại và xác định các giới hạn tín dụng trong danh mục.
- Khi quyết định cấp tín dụng cho một dự án lớn phải được thực hiện cho chế độ tập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan.
- Phân vùng đầu tư: để đảm bảo chất lượng tín dụng và thuận tiện trong quá trình giám sát khoản vay, mỗi chi nhánh sẽ tập trung cung cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc những vùng đầu tư nhất định. Chi nhánh có thể cấp tín dụng cho các khách hàng ngoài vùng đầu tư của mình nếu được Tổng giám đốc cho phép bằng văn bản. Tuy nhiên, chi nhánh nên tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh thuộc vùng đầu tư của mình trước khi đầu tư ra ngoài. Việc phân bổ vùng