Danh mục cho vay tại LPB được duy trì hợp lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 62 - 66)

Ngay từ khi thành lập, LPB đã thực hiện hoạt động quản lý danh mục cho vay của mình nhằm phân tán đi rủi ro có thể xảy ra. Cụ thể:

- Danh mục cho vay theo kỳ hạn

Trong giai đoạn 2009-2011, các khoản vay ngắn hạn có tỷ trọng cao nhất trong danh mục cho vay của LPB.

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn của LPB qua các năm 2009-2012

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 4.058 74,82 7.977 81,11 10.408 81,58 N/A Trung hạn 1.305 24,06 1.491 15,16 1.838 14,41 N/A Dài hạn 60 1,14 365 3,73 511 4,01 N/A Tổng 5.423 100 9.833 100 12.757 100 22.991

Nguồn: Báo cáo thường niên của LPB năm 2010, 2011; Báo cáo tài chính năm 2012, [9, 10]

81.23 29.72 80.23 31.19 10.9 7 0 20 40 60 80 100 2010 2011 2012 LPB Hệ thống ngân hàng

Cho vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng khá cao, bình quân khoảng 79%, và tỷ trọng trong cho vay trung dài hạn thì lại có xu hướng giảm qua từng năm. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, mọi dự báo về nền kinh tế đều rất khó chính xác, nhận định về thị trường trong tương lai là không chắc chắn, cho nên loại hình cho vay trung và dài hạn sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro hơn so với cho vay ngắn hạn, rất khó để mà phân tích được rủi ro sẽ xảy đến đối với khoản tín dụng trung dài hạn, bởi các thông tin tương lai là khó dự báo, thị trường thì biến đổi liên tục, vì vậy việc đưa ra quyết định cấp tín dụng sẽ dễ mắc phải sai lầm. Ngoài ra, với nguồn vốn huy động của ngân hàng thì chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là nguồn vốn ngắn hạn dưới một năm, vì vậy nếu đem nguồn vốn ngắn hạn để mà đầu tư cho trung dài hạn thì nguồn vốn này sẽ không đảm bảo được an toàn cho hoạt động của ngân hàng, ngân hàng rất dễ rơi vào tình trạng mất thanh khoản. Vì vậy, để đảm bảo an toàn của nguồn vốn, LPB đã chú trọng và đẩy mạnh loại hình cho vay ngắn hạn, tỷ trọng cho vay ngắn hạn được duy trì như hiện nay là hoàn toàn hợp lý.

Danh mục cho vay theo ngành nghề kinh tế

Bảng 2.6: Dư nợ cho vay theo loại hình ngành nghề

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%)

Nông lâm nghiệp 10 0,18 147 1,50 299 2,34 N/A Thương mại, sản

xuất, chế biến 2.414 44,52 2.422 24,63 3.184 24,96 N/A Xây dựng 687 12,67 849 8,64 1.234 9,67 N/A Kho bãi, vận tải và

thông tin liên lạc 51 0,95 314 3,19 62 0,49 N/A Cá nhân và các

ngành nghề khác 2.261 41,68 6.101 62,04 7.979 62,54 N/A

Tổng 5.423 100 9.833 100 12.757 100 22.991

LPB tập trung chủ yếu cho vay đối với ngành thương mại, sản xuất chế biến, và cá nhân, các ngành khác (như nhà hàng, khách sạn, đào tạo giáo dục và kinh doanh nhỏ lẻ). Hai ngành này luôn chiếm một tỷ trọng cao trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng, bình quân khoảng 86% tổng dư nợ. Sự tăng trưởng ổn định trong dư nợ của hai ngành nghề này là do các đóng góp từ sự định hướng được chính sách tín dụng, lãi suất cho vay cạnh tranh của LPB, sự cải thiện trong chất lượng phục vụ khách hàng. Ngoài ra cần chú ý thêm là tổng dư nợ trong 2 ngành trên lại tập trung rất lớn vào tín dụng nông nghiệp và nông thôn. Tại thời điểm 31/12/2011 thì dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm đến 40,58% tổng dư nợ của LPB. Theo báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của LPB trong năm 2012 thì dư nợ tín dụng nông nghiệp nông thôn vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trên 40% trong tổng dư nợ. Về đối tượng khách hàng của ngành nghề này thì đa số là nông dân, hộ gia đình sống ở nông thôn hay các doanh nghiệp thuộc ngành nghề này mà bản thân người chủ của doanh nghiệp cũng xuất thân từ người nông dân mà lên. Mà bản chất của người nông dân Việt Nam thì thật thà, cần cù, chịu khó, không dựa dẫm, không ỷ lại. Qua đây có thể thấy, việc tập trung nguồn vốn có được vào lĩnh vực này là hợp lý, góp phần giảm đi rất lớn phần rủi ro có thể xảy ra từ phía khách hàng, đó là thiện chí trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó nông nghiệp nông thôn là ngành nghề luôn được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía Chính phủ, cho nên nếu có rủi ro xảy ra từ phía môi trường khách quan thì rủi ro này cũng sẽ được hạn chế từ sự hỗ trợ giúp đỡ từ phía Chính phủ, chẳng hạn như khi sản phẩm sản xuất ra bán không được thì cũng được phía Chính phủ giúp mua lại hay có trợ giá, hay được hỗ trợ chi phí. Đây là một lợi thế đối với ngành nghề này, nó giúp cho hạn chế được tổn thất khi rủi ro xảy ra. Và cuối cùng đối với những ngân hàng có dư nợ lớn ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn thì sẽ được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có ưu tiên về mức dự trữ bắt buộc, hoặc sẽ dành một phần tiền cung ứng cho tái cấp vốn để các ngân hàng cho vay nông nghiệp và phát triển nông thôn. Theo báo thanh tra

(Ngân An, 2013)[20] thì nhằm hướng dòng vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn của cả nước, Ngân hàng Nhà nước đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc còn 1/20 so mặt bằng chung đối với tổ chức tín dụng có tỷ lệ cho vay vốn vào lĩnh vực này đạt 70%; bằng 1/5 mức dự trữ bắt buộc so mặt chung khi tổ chức tín dụng có tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt từ 40% đến dưới 70%. Và điều này sẽ giúp cho LPB nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của mình. Qua đây, ta có thể thấy việc hiện nay LPB tập trung phần lớn vào mảng tín dụng nông nghiệp và nông thôn là hoàn toàn hợp lý.

Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực xây dựng cũng có xu hướng giảm, đặc biệt là trong tình hình thị trường bất động sản đang biến động theo chiều hướng xấu như hiện nay, tồn kho là rất nhiều. Như vậy việc cắt giảm cho vay trong mảng này là một hướng đi đúng góp phần giảm thiểu đi rủi ro cho ngân hàng.

- Danh mục cho vay theo tài sản đảm bảo

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay theo tài sản đảm bảo

Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Cho vay có tài sản

đảm bảo 4.833 89,12 9.079 92,33 11.978 93,89 N/A Cho vay không có

tài sản đảm bảo 590 10,88 754 7,67 779 6,11 N/A

Tổng 5.423 100 9.833 100 12.757 100 22.991

Nguồn: Báo cáo nội bộ LPB năm 2010, 2011, [6]

Công tác tín dụng tại LPB được xây dựng dựa trên một nền tảng nhất quán, an toàn và hiệu quả. Tài sản đảm bảo là một công cụ nhằm mang lại tính an toàn

hơn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Theo bảng trên tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ cho vay khách hàng luôn được duy trì ở mức cao và có xu hướng tăng qua hàng năm, từ 89,12% vào năm 2009 tăng lên 93,89% vào năm 2011. Và điều này giúp cho hoạt động tín dụng của ngân hàng được diễn ra một cách an toàn hơn, trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ hạn chế được việc mất mát tài sản của ngân hàng. Đây có thể coi là một tín hiệu tốt trong công tác quản trị tín dụng của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần bưu điện liên việt (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)