8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:
1.2.3. Vai trò tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng
- Tín dụng Ngân hàng giúp đáp ứng nhu cầu vốn để đầu tƣ mở rộng và duy trì quá trình tái sản xuất đối với ngành đƣờng, đồng thời thông qua đó góp phần vào phát triển kinh tế.
Nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh mía đƣờng luôn là vấn đề quan trọng bởi: ngành đƣờng đòi hỏi đầu tƣ cao vào sản xuất mới có thể hạ giá thành sản phẩm, đòi hòi công nghiệp hóa mạnh mẽ mới có đƣợc bƣớc chuyển mình. Do đó, hoạt động tín dụng đã góp phần tài trợ vốn cho quá trình đầu tƣ nâng cao hiệu quả công nghiệp hóa ngành đƣờng đồng thời đẩy nhanh quá luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh lĩnh vực mía đƣờng.
- Tín dụng Ngân hàng giúp thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất trong lĩnh vực mía đƣờng.
Trong cơ chế thị trƣờng, vai trò tập trung vốn tập trung sản xuất của tín dụng Ngân hàng đã thực hiện ở mức độ cao hơn hẳn với cơ chế bao cấp cũ.
Nhờ có ngân hàng, các cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực mía đƣờng có điều kiện tập trung vốn vào sản xuất, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng năng suất lao động từ đó hạ giá thành sản phẩm để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh.
Vì phải huy động vốn để cho vay, ngân hàng phải đảm bảo đồng vốn vay đƣợc sử dụng hiệu quả. Do đó, Ngân hàng sẽ thúc đẩy các đối tƣợng sử dụng vốn tín dụng có hiệu quả, tiết kiệm vốn cho sản xuất và lƣu thông. Trên cơ sở đó lĩnh vực mía đƣờng chịu sự giám sát của ngân hàng sẽ phải tập trung vốn vào sản xuất góp phần nâng cao chất lƣợng hoạt động.
- Tín dụng Ngân hàng góp phần rút ngắn khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn, xoá bỏ phân hóa giàu nghèo góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội. Các khu vực sản xuất mía thƣờng là các khu vực có mức sống thấp do giá bán mía không cao. Các hộ nông dân trồng mía có thu nhập bấp bênh do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và trình độ canh tác kém. Nhờ có tín dụng ngân hàng tập trung đầu tƣ vốn sản xuất cho lĩnh vực mía đƣờng sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho khu vực dân cƣ này, qua đó rút ngắn khoảng cách về mức sống giữa thành thị và nông thôn.
- Tín dụng Ngân hàng chủ động khơi dậy mọi nguồn lực trong dân cƣ và không ngừng đáp ứng mọi nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế, góp phần tăng thu nhập, ổn định đời sống. Bằng việc tập trung đƣợc vốn nhàn rỗi từ các bộ phận trong nền kinh tế và phân phối lại, tín dụng ngân hàng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu vốn cho lĩnh vực mía đƣờng, máy móc sản xuất, nguyên liệu sản xuất đến hỗ trợ trong tiêu thụ. Tín dụng ngân hàng có vai trò không nhỏ trong việc tăng thu nhập, ổn định đời sống của ngƣời dân hoạt động trong lĩnh vực này.
- Góp phần không nhỏ và quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng, cân đối cơ cấu cây trồng góp phần phát huy thế mạnh địa phƣơng.
- Tạo công ăn việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần hạn chế tệ nạn xã hội.
- Ngoài những vai trò trên tín dụng Ngân hàng cũng có vai trò trong việc xoá bỏ tệ nạn cho vay nặng lãi trong các hộ dân sản xuất mía. Qua nhiều năm đổi mới nền kinh tế, tín dụng Ngân hàng cũng chuyển hƣớng đầu tƣ, bắt đầu đi vào từng làng nghề, từng ngành nghề trong đó có ngành mía. Nó góp phần làm thay đổi diện mạo xã hội, tạo ra những mối quan hệ kinh tế lành mạnh, hạn chế và tiến tới góp phần xoá đi hoạt động cho vay nặng lãi.
Với đặc thù về kĩ thuật sản xuất, ngành mía đƣờng cần một lƣợng vốn đầu tƣ rất lớn. Nhƣ vậy, ngân hàng với vai trò cung ứng vốn của mình – là một nhân tố không thể thiếu đối với sự phát triển của ngành mía đƣờng nói chung, cũng nhƣ với các hộ trồng mía và doanh nghiệp sản xuất mía đƣờng trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Qua nghiên cứu chúng ta thấy tín dụng Ngân hàng có vai trò quan trọng và nhạy cảm trong phát triển lĩnh vực mía đƣờng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với đất nƣớc trong giai đoạn mới. Hoạt động có hiệu quả của Ngân hàng góp phần đáng kể vào việc thực hiện đƣờng lối chính sách chung của Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra “Công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nƣớc”, đƣa toàn bộ nền kinh tế đi lên, xoá bỏ dần ranh giới về kinh tế giữa thành thị và nông thôn.