8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:
2.3.3. Một số hạn chế và nguyên nhân
2.3.3.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, BIDV - Chi nhánh Gia Lai còn rất nhiều hạn chế trong việc phát triển tín dụng lĩnh vực mía đƣờng, có thể kể đến nhƣ sau:
Về phát triển theo chiều rộng:
- Dƣ nợ năm 2017 có sự sụt giảm ở nhóm khách hàng doanh nghiệp mà tập trung ở kỳ hạn ngắn. Nguyên nhân là do mức lãi suất cho vay ngắn hạn của BIDV - Chi nhánh Gia Lai không đủ cạnh tranh với các Tổ chức tín dụng khác, mức cho vay của BIDV - Chi nhánh Gia Lai từ 5,9%/năm đến 6,5%/năm, trong khi lãi suất
cho vay của các Ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc ở mức từ 5,5%/năm đến 6,2%/năm, mức lãi suất của các Ngân hàng nƣớc ngoài (HSBC, ANZ, Malayan Banking Berhad) chỉ ở mức 5,3%/năm đến 5,8%/năm.
BIDV - Chi nhánh Gia Lai cho vay lĩnh vực mía đƣờng từ năm 2013, tỷ trọng cho vay luôn ổn định ở mức 20% đến 30% tổng dƣ nợ ngành mía đƣờng trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên năm 2017 tỷ lệ tài trợ của BIDV cho lĩnh vực mía đƣờng trong cơ cấu tài trợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh sụt giảm chỉ còn 19%.
- Tăng trƣởng lợi nhuận sụt giảm: lợi nhuận năm 2017 (tính đến 30/9/2017) so với năm 2016 đã bị sụt giảm mạnh so với mức tăng trƣởng chung của toàn chi nhánh.
- Mạng lƣới giao dịch chƣa thuận tiện: địa điểm giao dịch giao dịch còn cách xa địa bàn cho vay ít thuận tiện cho khách hàng trong giao dịch, 60% khách hàng nhận xét địa điểm giao dịch của BIDV còn hơi xa đến rất xa, không thuận tiện trong giao dịch.
- Các sản phẩm tín dụng L/C, bảo lãnh, cho thuê tài chính chƣa đƣợc các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng, chƣa nâng cao hiệu quả khai thác các sản phẩm tín dụng trên một khách hàng.
Về phát triển theo chiều sâu:
- Thủ tục cho vay còn nhiều biểu mẫu, trong số các khách hàng lấy mẫu khảo sát có 74,3% ý kiến chƣa hài lòng với hồ sơ thủ tục tại BIDV - Chi nhánh Gia Lai.
- Mức lãi suất cho vay chƣa thật sự hấp dẫn, vẫn ở mức bằng và cao hơn các ngân hàng khác.
- Ý kiến khảo sát khách hàng cho thấy phƣơng thức thu lãi hàng tháng mà ngân hàng đang áp dụng chƣa phù hợp với khách hàng, 85,7% khách hàng đƣợc khảo sát cho rằng kì hạn trả lãi hàng tháng mà ngân hàng đang áp dụng là chƣa phù hợp.
- Việc thực hiện cho vay chuỗi cung ứng liên kết 5 nhà: nhà nƣớc – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà băng – nhà nông chƣa thực sự phát huy tác dụng, quy mô chuỗi cung ứng còn nhỏ.
2.3.3.2. Nguyên nhân của các mặt hạn chế
Nhóm nhân tố ảnh hƣởng từ ngân hàng - Năng lực của cán bộ phụ trách:
Hiện tại cán bộ phụ trách quan hệ khách hàng tại BIDV phải đáp ứng yêu cầu năng lực bằng hình thức thi kiểm tra năng lực hàng năm và các cuộc thi tổ chức liên tục tại chi nhánh. Bên cạnh đó, do yêu cầu công việc, cán bộ phụ trách cho vay mảng mía đƣờng tại BIDV còn thƣờng xuyên phải liên hệ trao đổi nghiệp vụ với các ngân hàng lớn khác cả trong và ngoài nƣớc. Do đó, cán bộ phụ trách luôn phải đảm bảo năng lực chuyên môn mới đƣợc chi nhánh giao phụ trách khách hàng.
Khảo sát đo lƣờng hài lòng khách hàng năm 2017 cũng cho thấy khách hàng đánh giá tốt thái độ làm việc của cán bộ phụ trách (72,4% hài lòng với thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng).
- Chính sách cấp tín dụng của ngân hàng
Khách hàng là cá nhân/ doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đƣợc vay vốn theo gói hỗ trợ lãi suất phát triển nông nghiệp nông thôn theo nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính Phủ. Lãi suất cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lƣu động hiện đang áp dụng cho khách hàng là 6,5%/năm. Với lãi suất cho vay nhƣ trên, nếu áp dụng giá bán vốn ƣu đãi, chi nhánh sẽ đƣợc hƣởng 1,5%/năm lợi nhuận trên dƣ nợ cho vay. Tuy nhiên giá bán vốn đối với cho vay các lĩnh vực thông thƣờng khác thì kì hạn 4-6 tháng BIDV đang phải mua vốn từ BIDV hội sở với giá 6,0%/năm. Nói cách khác, nếu không đƣợc hỗ trợ lãi suất cho vay thì việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn sẽ không mang lại lợi nhuận tín dụng cho chi nhánh.
Đối với chuỗi cung ứng 5 nhà, hiện tại BIDV chƣa ban hành cơ chế đặc thù cho chuỗi cung ứng liên quan đến tín dụng lĩnh vực mía đƣờng, hiện Chi nhánh Gia
Lai mới vận dụng dựa trên mối liên kết giữa Doanh nghiệp và nhà nông dân để cho vay đầu tƣ nông dân thông qua doanh nghiệp mía đƣờng, tuy nhiên mô hình này có quy mô còn nhỏ, đang áp dụng thí điểm và chƣa đƣợc triển khai đồng loạt. Trong thời gian tới khi mà BIDV có cơ chế cho vay chuỗi cung ứng lĩnh vực mía đƣờng thì BIDV – Chi nhánh Gia Lai sẽ phát triển mạnh cho vay chuỗi cung ứng.
- Marketing (tiếp cận) và giải ngân
Tổ chức tiếp cận và giải ngân vốn vay phụ thuộc nhiều vào mạng lƣới ngân hàng, ngân hàng có phòng giao dịch đóng chân cùng địa bàn với doanh nghiệp thì sẽ thuận lợi hơn trong tiếp cận khách hàng. Hiện tại BIDV đã có một phòng giao dịch đóng chân trên địa bàn thị xã An Khê, còn khu vực trồng mía phía đông tỉnh Gia Lai phải giao dịch trực tiếp với Hội sở chi nhánh tại thành phố Pleiku với khoảng cách địa lý 90 km, với khoảng cách nhƣ trên việc tiếp cận cho vay trực tiếp đến các hộ nông dân là rất khó khăn. Do đó, ngân hàng chỉ lựa chọn cho vay các khách hàng có quy mô lớn để tiết giảm chi phí hoạt động.
- Năng lực dự báo của ngân hàng
Hàng năm, vào cuối quý I, BIDV - Chi nhánh Gia Lai sẽ lần lƣợt tổ chức các buổi bảo vệ kế hoạch kinh doanh của các phòng ban trong chi nhánh. Mục đích của việc làm này là để các phòng nghiên cứu các kế chỉ tiêu kinh doanh đƣợc giao, lên kế hoạch và trình bày các giải pháp để hoàn thành kế hoạch đƣợc giao. Ngoài ra, BIDV cũng xây dựng rất nhiều chƣơng trình hỗ trợ việc theo dõi thực hiện kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, việc khai thác dữ liệu từ các chƣơng trình này còn rất hạn chế. Ngoài một số ít phòng ban có chức năng nhiệm vụ khai thác thông tin để phục vụ công tác tổng hợp báo cáo thƣờng xuyên, các phòng kinh doanh thƣờng ít khi trực tiếp khai thác dữ liệu trên các chƣơng trình này. Việc này gây hạn chế rất nhiều trong công tác theo dõi, phân tích một các chi tiết các mục tiêu kinh doanh. Phòng doanh nghiệp chƣa xây dựng báo cáo đặc thù nào để phân tích toàn diện lợi ích của các khách hàng mình quản lí, trên cơ sở đó, đề xuất những chính sách tín dụng riêng biệt phù hợp với từng khách hàng.
Nhóm nhân tố ảnh hƣởng từ phía khách hàng - Năng lực của doanh nghiệp
Năng lực của doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở ba mặt là năng lực kinh doanh (hay năng lực sản xuất), năng lực tài chính và năng lực quản lý. Năng lực sản xuất là khả năng chủ động trong sản xuất thông qua việc hoạch định chính sách sản xuất (nguyên liệu, phƣơng tiện, máy móc, con ngƣời và thị trƣờng tiêu thụ...). Trong khi đó, năng lực tài chính đƣợc thể hiện thông qua việc tự chủ nguồn vốn trong hoạt động. Một doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh là doanh nghiệp có chi phí sử dụng vốn thấp có đƣợc nhờ vào việc doanh nghiệp đó có thể tìm kiếm nhiều nguồn vốn khác nhau trên thị trƣờng. Xếp hạng tín dụng của khách hàng trong lĩnh vực mía đƣờng thƣờng bị ảnh hƣởng bởi hai yếu tố: điều kiện tự nhiên, tỷ trọng nợ/ vốn chủ sở hữu, dẫn đến xếp hạng không cao nên không đủ điều kiện tiếp cận các gói tin dụng lãi suất thấp.
- Năng lực của hộ nông dân
Năng lực của ngƣời trồng mía thấp là trở ngại phải đƣợc khắc phục để có thể tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng. Vì năng lực tiếp cận thông tin thấp nên các hộ dân này không hoặc ít phối hợp để đạt đƣợc lợi ích số đông, ví dụ nhƣ việc tham gia dự án cánh đồng mẫu lớn...
Nhóm nhân tố môi trƣờng
- Chính sách của Nhà nƣớc về lãi suất
Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ quy định về nhóm các đối tƣợng đƣợc hƣởng lãi suất ƣu đãi trong cho vay. Đây là ƣu đãi rất lớn nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế khu vực nông thôn, phát triển nông nghiệp của Chính phủ. Tuy nhiên Nghị định này không hƣớng dẫn nguồn vốn ngân sách ƣu đãi lãi suất, các ngân hàng thƣơng mại phải tự bố trí nguồn vốn cho vay ƣu đãi, do đó rất khó để có thể tăng trƣởng tín dụng khu vực nông nghiệp nông thôn trong điều kiện lãi suất huy động vốn hiện nay.
Theo Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 07/10/2010 của Ủy ban nhân dân Tỉnh Gia Lai về việc phê duyệt Quy hoạch trồng trọt gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, chú trọng đến nâng cao năng suất cây mía chứ không đẩy mạnh mở rộng vùng trồng mía. Điều đó cho thấy UBND tỉnh Gia Lai khuyến khích việc áp dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất và cải thiện thu nhập hiện tại cho nông dân trồng mía.
Bảng 2.13: Quy hoạch một số loại cây trồng của tỉnh Gia Lai đến năm 2020
Đvt: ha
Stt Loại cây trồng Mục tiêu đến năm 2015 Mục tiêu đến năm 2020
1 Cây mía đƣờng 25.000 25.000 2 Cây sắn 50.000 50.000 3 Cây thuốc lá 5.000 5.000 4 Cây bông 3.500 5.000 5 Cây hồ tiêu 6.000 6.000 6 Cây điều 25.000 27.000 7 Cây cà phê 76.400 80.000 8 Cây cao su 122.500 130.082 9 Cây chè 1.200 1.500
10 Cây đậu đỗ các loại 12.000 15.000
Tổng cộng 326.600 344.582
Nguồn: UBND tỉnh Gia Lai-2015 Ngày 23/8/2017, Bộ Công Thƣơng tổ chức đấu giá quyền sử dụng HNTQ nhập khẩu đƣờng năm 2017. Có 5 thƣơng nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng HNTQ nhập khẩu 44.000 tấn đƣờng thô và 25 thƣơng nhân tham gia đấu giá quyền sử dụng HNTQ nhập khẩu 45.500 tấn đƣờng tinh luyện. Kết quả: các Công ty thuộc Tập đoàn Thành Thành Công đã thắng đấu giá với giá 2,5 triệu đồng/tấn quyền sử
Việt Nam vẫn rất thiếu nguồn nguyên liệu đƣờng thô, lƣợng đƣờng sản xuất trong nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Ngành đƣờng vẫn chịu sự bảo hộ của Nhà nƣớc (bằng hai công cụ là thuế và hạn ngạch), khả năng cạnh tranh kém. Các chính sách bảo hộ trên tuy hỗ trợ đƣợc doanh nghiệp và ngƣời trồng mía trong ngắn hạn nhƣng lại triệt tiêu động lực thay đổi để tiến bộ của ngành đƣờng.
Bảng 2.14: Giá thành sản xuất đƣờng tại Công ty Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai)
Chỉ tiêu ĐVT KH 2017/18 Giá thành sản xuất chƣa trừ phụ
phẩm Đ/KG 13.307.840
Giá trị phụ phẩm giảm trừ giá
thành đƣờng Đ/KG 1.440.243
Mật rỉ Đ/KG 1.061.513
Bã mía Đ/KG 333.905
Bã Bùn Đ/KG 44.826
Giá thành sản xuất trừ phụ phẩm Đ/KG 11.867.597
Nguồn: TTCS Gia Lai, 2017
Bảng 2.15: Giá bán buôn đƣờng trong nƣớc (đã bao gồm VAT)
Đvt: đồng/kg
Địa bàn Đƣờng kính trắng Đƣờng tinh luyện Đƣờng vàng Hà Nội 13.300 – 14.500 15.900 – 16.500 14.500 – 14.700
Miền Trung 13.100 – 13.300 - -
Tp HCM 13.400 – 14.500 15.800 – 16.500 14.500 – 14.600
Nguồn: Hiệp hội mía đường Việt Nam-số 27/2017/BCN/HHMĐ ngày 31/08/2017
Bảng 2.16 Giá đƣờng lậu Thái Lan
Lao Bảo Đông Hà BG Tây Nam Tp HCM Ngày 28/8 12.100 12.600 12.100 – 12.200 12.900
Nguồn: Hiệp hội mía đường Việt Nam-số 27/2017/BCN/HHMĐ ngày 31/08/2017
Theo phân tích của Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai (TTCS Gia Lai) thì giá thành sản xuất đƣờng cao có nguyên nhân nằm ở chi phí nguyên vật liệu chính (chiếm 81% tổng chi phí tính giá).
Bảng 2.17: Tỷ trọng chi phí trong giá sản xuất đƣờng tại TTCS Gia Lai Chỉ tiêu ĐVT KH2017/18 Tỷ trọng Giá thành sản xuất chƣa trừ
phụ phẩm đồng/ kg 13.307.840
Nguyên vật liệu chính đồng 734.738.137.207 81%
Nguyên vật liệu phụ đồng 27.899.582.994 3%
Chi phí nhân công trực tiếp đồng 21.493.410.372 2%
Chi phí sản xuất chung đồng 119.528.141.323 13%
- Chi phí nhân viên phân xưởng đồng 11.770.429.910
- Chi phí vật liệu, công cụ sản
xuất đồng 1.283.002.906
- Khấu hao tài sản cố định đồng 59.329.108.408
- Chi phí sửa chữa trong vụ đồng 3.230.000.000
- Chi phí sửa chữa ngoài vụ đồng 9.610.904.402
- Chi phí dịch vụ mua ngoài đồng 32.138.861.238
- Chi phí bằng tiền khác đồng 2.165.834.460
Giá trị phụ phẩm giảm trừ giá
thành đƣờng đồng/ kg 1.440.244 Mật rỉ đồng/ kg 1.061.513 Bã mía đồng/ kg 333.905 Bã Bùn đồng/ kg 44.826 Giá thành sản xuất trừ phụ phẩm đồng/ kg 11.867.596
Nguồn: Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai, 2017 Hiện tại, Gia Lai là vùng nguyên liệu có năng suất thấp, trung bình chỉ khoảng 55 tấn mía/ha (gần nhƣ thấp nhất trong các vùng trồng mía) do ngƣời dân canh tác thủ công trên từng diện tích nhỏ. Tỷ lệ hộ dân có hệ thống tƣới mía và tận dụng đƣợc trang bị máy móc của nhà máy chỉ đạt khoảng 20% tổng diện tích canh tác. Dẫn đến thành sản xuất tăng. Nhà máy để ổn định vùng nguyên liệu đã kí hợp đồng sản xuất và bao tiêu với ngƣời dân trong đó có điều khoản thỏa thuận lợi nhuận tối thiểu. Do đó, việc không tận dụng đƣợc các trang bị kỹ thuật, máy móc sẽ khiến giá thành nguyên liệu mía của công ty vẫn tiếp tục ở mức cao.
- Chính sách hỗ trợ nông thôn và nông dân
trí, Gia Lai là địa phƣơng có đại bộ phận dân số sinh sống tại khu vực nông thôn nên là đối tƣợng chính của các chính sách hỗ trợ. Tuy nhiên trong quá trình triển khai các chính sách hỗ trợ gặp rất nhiều khó khăn chủ yếu đến từ khả năng đáp ứng vốn cho khu vực này. Ngân hàng chính sách chỉ giải quyết đƣợc mức vay thấp chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn đầu tƣ của ngƣời dân.
Các ngân hàng thƣơng mại có vốn lớn lại không sẵn sàng cho vay khu vực nông thôn theo chủ trƣơng của Chính phủ do không đáp ứng đƣợc mục tiêu lợi nhuận khi mà Ngân hàng Nhà nƣớc áp dụng trần lãi suất cho vay, khiến cho nhiều hộ nông dân dù sẵn sàng chịu mức lãi suất cao hơn vẫn không tiếp cận đƣợc nguồn vốn.
Bên cạnh đó, tổng diện tích trồng mía của ngƣời dân đã đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thống kê của doanh nghiệp chỉ hơn 3.000 ha trong tổng số hơn 13.000 ha diện tích vùng nguyên liệu. Doanh nghiệp muốn thực hiện dự án cánh đồng mẫu lớn thì cần có cơ sở, số liệu chính xác trong việc quản lý và phân chia thu nhập. Đồng thời, ngƣời dân chƣa đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng không thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng do không đáp ứng đủ điều kiện về tài sản đảm bảo.
- Môi trƣờng tự nhiên
Điều kiện tự nhiên của vùng nguyên liệu mía là nắng hạn, ít mƣa, khó chủ động nguồn nƣớc tƣới (điều kiện cần để nâng cao sản lƣợng và chữ đƣờng mía). Điều này là hạn chế lớn nhất về điều kiện tự nhiên để phát triển tín dụng mía đƣờng tại Gia Lai.
Kết luận chƣơng 2
Nhìn chung thực trạng tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng tại BIDV - Chi nhánh Gia Lai có thể tóm tắt ở các điểm chính sau:
- Dƣ nợ cho vay đối với lĩnh vực mía đƣờng tại BIDV - Chi nhánh Gia Lai