8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:
1.3. PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI LĨNH VỰC MÍA ĐƢỜNG
1.3.1. Khái niệm về phát triển tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng
Một cách tổng quát, phát triển tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng là tổng hòa cả tăng trƣởng về quy mô tín dụng, chất lƣợng tín dụng, tăng trƣởng lợi nhuận đối với lĩnh vực mía đƣờng. Trong đó, mục tiêu tăng trƣởng quy mô và nâng cao chất lƣợng tín dụng phải luôn đồng hành cùng nhau mới phát huy đƣợc vai trò của tín dụng ngân hàng trong phát triển ngành mía đƣờng.
1.3.2. Các phƣơng thức phát triển tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng
Có hai mô hình phát triển thƣờng thấy là: phát triển theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu.
Phát triển theo chiều rộng
Phát triển theo chiều rộng là mở rộng quy mô hoạt động mà không làm tăng năng suất lao động, đó là đầu tƣ cho cả bốn yếu tố của đầu vào là: lao động, vốn, công nghệ và tài nguyên một cách tƣơng xứng nhƣ nhau, theo một tỷ lệ nhƣ cũ. Phát triển theo chiều rộng đối với lĩnh vực mía đƣờng là phát triển về quy mô dƣ nợ, gia tăng các sản phẩm tín dụng, gia tăng địa bàn phục vụ, gia tăng số lƣợng khách hàng quan hệ giao dịch, tăng trƣởng lợi nhuận do mở rộng quy mô.
Phát triển theo chiều sâu:
+ Dƣới góc độ của khách hàng: là thỏa mãn ngày càng tốt nhu cầu của khách hàng, gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng về hồ sơ thủ tục cho vay mía đƣờng, về mức lãi suất vay so với các tổ chức tín dụng khác, tăng mức độ hài lòng của khách hàng về việc ngân hàng đáp ứng đủ nhu cầu tín dụng của khách hàng trong mùa vụ và xác định thời hạn cho vay phù hợp với đặc điểm mùa vụ cây mía. Phát triển theo chiều sâu dƣới góc độ khách hàng còn là gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng với thái độ phục vụ, năng lực của nhân viên ngân hàng.
+ Dƣới góc độ của ngân hàng: phát triển theo chiều sâu là gia tăng số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm trên mỗi khách hàng, tăng độ an toàn trong cấp tín dụng, từ đó gia tăng thêm thu nhập cho ngân hàng.
1.3.3. Các tiêu chí đánh giá việc phát triển tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng. đƣờng.
1.3.3.1 Các tiêu chí đánh giá phát triển chiều rộng
Tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng: - Tăng trƣởng tuyệt đối:
Đối với lĩnh vực mía đƣờng, tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng là chỉ tiêu phản ảnh thực tế nhất việc phát triển tín dụng theo chiều rộng. Dƣ nợ tín dụng phục vụ lĩnh vực mía đƣờng qua các năm càng lớn thì quy mô cho vay cho vay lĩnh vực mía đƣờng càng lớn. Dƣ nợ tín dụng lĩnh vực mía đƣờng qua các năm tăng thì tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng đã đƣợc mở rộng. Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách chính xác về tăng trƣởng tín dụng theo chiều rộng đối với lĩnh vực mía đƣờng.
Dƣ nợ cho vay trong kì phản ảnh số lƣợng vốn mà ngân hàng đã cho vay trong kì. Dƣ nợ cho vay trong kì tăng lên/giảm đi so với kì trƣớc phản ảnh quy mô và xu hƣớng cho vay lĩnh vực mía đƣờng của ngân hàng mở rộng hay thu hẹp. Chỉ tiêu trên đƣợc đo lƣờng nhƣ sau:
- Tăng trƣởng tƣơng đối:
Để phản ánh mức độ tăng trƣởng theo chiều rộng, còn sử dụng chỉ số tƣơng đối là mức tăng trƣởng của năm sau so với năm trƣớc.
Mức tăng trưởng (%) =
Dư nợ năm n – Dư nợ năm (n-1)
X 100
Dư nợ năm (n-1)
Tăng trƣởng thu nhập:
Tăng trƣởng thu nhập thu đƣợc từ tín dụng lĩnh vực mía đƣờng là chỉ tiêu đo lƣờng tính hiệu quả sự phát triển về chiều rộng. Thu nhập từ tín dụng lĩnh vực mía
đƣờng chính là tổng thu nhập từ tất cả các hoạt động cấp tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng (cho vay, chiết khấu, bảo lãnh…). Thƣờng thì sự chênh lệch về phí dịch vụ ngân hàng giữa các năm là không đáng kể, đồng thời do áp dụng cơ chế quản lí vốn tập trung nên chênh lệch lợi nhuận chi nhánh đƣợc hƣởng trong cho vay giữa các năm cũng là không đáng kể. Do đó, thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng là một chỉ tiêu phản ánh quy mô tín dụng. Thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng đối với lĩnh vực mía đƣờng ngày càng lớn chứng tỏ quy mô cấp tín dụng đối với lĩnh vực này ngày càng lớn. Chỉ tiêu này đƣợc đo lƣờng nhƣ sau:
- Tăng trƣởng tuyệt đối:
Mức tăng trưởng thu nhập = thu nhập năm n – thu nhập năm (n-1)
- Tăng trƣởng tƣơng đối:
Mức tăng trưởng (%) = Lợi nhuận năm n – Lợi nhuận năm (n-1)
X 100
Lợi nhuận năm (n-1)
Mở rộng địa bàn cấp tín dụng:
Mở rộng địa bàn ở đây là gia tăng số xã, số huyện ngân hàng cho vay. Tổng nhu cầu tín dụng trên một địa bàn (xét theo vùng địa lý) là có giới hạn bởi nguồn lực về đất đai, lao đồng và năng lực sản xuất theo từng địa phƣơng là có giới hạn, do đó, nếu chỉ phát triển tín dụng trên một hay một số địa bàn thì khả năng tăng trƣởng cũng sẽ bị giới hạn bởi các nguồn lực có hạn trên. Xem xét sự gia tăng quy mô tín dụng thì chỉ tiêu mở rộng địa bàn cũng là một chỉ tiêu đo lƣờng mức độ tăng trƣởng bởi khi mở rộng địa bàn cấp tín dụng, ngân hàng sẽ phát huy đƣợc nguồn lực về vốn do mở rộng đƣợc các yếu tố sản xuất khác (đất đai, lao động và năng lực sản xuất). Để đo lƣờng mức độ mở rộng địa bàn trong cấp tín dụng lĩnh vực mía đƣờng, có thể sử dụng cách thức thống kê về số lƣợng các xã, huyện ngân hàng đã tiến hành cấp tín dụng đến. Do đặc thù địa lý của tỉnh Gia Lai nhiều đồi núi, diện tích lớn nhƣng không thể tiến hành sản xuất nên luận văn không sử dụng cách thức
thống kê diện tích địa bàn cho vay để nghiên cứu việc mở rộng địa bàn vì cách làm này không phản ảnh chính xác việc mở rộng địa bàn.
Do lƣờng mức độ mở rộng địa bàn cấp tín dụng lĩnh vực mía đƣờng bằng công thức sau:
Tăng trưởng địa bàn cấp tín dụng = Số lượng địa bàn cấp TD năm n – Số lượng địa bàn cấp tín dụng năm (n-1)
Gia tăng sản phẩm tín dụng:
Ngân hàng là đơn vị kinh doanh, cung cấp các dịch vụ ngân hàng và thu phí (lãi). Do đó, khi một khách hàng sử dụng cùng lúc nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, ngân hàng tiết kiệm đƣợc chi phí để tìm kiếm phát triển khách hàng theo số lƣợng trong khi đó vẫn gia tăng đƣợc lợi nhuận. Từ đó có thể thấy, gia tăng các sản phẩm tín dụng cũng là một chỉ tiêu phản ánh qui mô cấp tín dụng.
Chỉ số gia tăng các sản phẩm tín dụng có thể đƣợc đo lƣờng bằng cách thức thống kê số lƣợng các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho các khách hàng lĩnh vực mía đƣờng qua từng năm.
Tăng trưởng các sản phẩm tín dụng = Số lượng sản phẩm tín dụng năm n - Số lượng sản phẩm tín dụng năm (n-1)
Gia tăng số lƣợng khách hàng:
Sự gia tăng số lƣợng khách hàng là tiền đề để ngân hàng tăng trƣởng quy mô theo chiều rộng, ngày càng nhiều khách hàng quan hệ giao dịch với ngân hàng sẽ giúp ngân hàng tăng trƣởng doanh số cấp tín dụng, qua đó tăng trƣởng lợi nhuận.
Tăng trưởng số lượng KHDN = Số lượng KHDN năm n – Số lượng KHDN năm (n-1)
Tăng trưởng số lượng KHCN = Số lượng KHCN năm n – Số lượng KHCN năm (n-1)
Thị phần cấp tín dụng lĩnh vực mía đƣờng
Thị phần cấp tín dụng là chỉ tiêu đánh giá đƣợc mức độ phủ sóng của ngân hàng so với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Bằng cách so sánh tỷ trọng cho vay của BIDV - Chi nhánh Gia Lai trong tổng dƣ nợ của các ngân hàng qua các năm, có thể đánh giá đƣợc quy mô chiếm lĩnh thị trƣờng lĩnh vực mía đƣờng của BIDV - Chi nhánh Gia Lai trên địa bàn.
Chỉ tiêu này đƣợc đo lƣờng nhƣ sau: Thị phần cấp TD mía
đƣờng của BIDV - Chi nhánh Gia Lai (%)
=
Dƣ nợ cấp tín dụng lĩnh vực mía đƣờng của BIDV - Chi nhánh Gia Lai
X 100 Tổng dƣ nợ cấp tín dụng lĩnh vực mía
đƣờng của các NH trên địa bàn
1.3.3.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển theo chiều sâu
Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển về chiều sâu đƣợc chia thành: đánh giá từ góc độ của khách hàng và đánh giá từ góc độ của ngân hàng:
Từ góc độ của khách hàng:
Từ góc độ của khách hàng, phát triển tín dụng theo chiều sâu có thể hiểu là việc ngân hàng áp dụng các biện pháp để nâng cao chất lƣợng, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Để đánh giá chất lƣợng thông qua các tiêu chí nhƣ:
- Mức độ đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục: nếu hồ sơ tín dụng nhiều giấy tờ, thủ tục qua nhiều giai đoạn sẽ dẫn đến kéo dài hồ sơ, chậm cung cấp tín dụng cho khách hàng, khách hàng mất cơ hội kinh doanh hoặc chậm thanh toán các nhu cầu vốn thiết yếu sẽ dẫn đến khách hàng không muốn vay vốn tín dụng, ngân hàng không phát triển tín dụng đƣợc. Nếu hồ sơ cho vay mía đƣờng đơn giản, giảm thiểu chứng từ giấy tờ và thủ tục gọn nhẹ ít khâu thì khách hàng muốn sử dụng các sản phẩm tín dụng của ngân hàng, tăng mức độ hài lòng với ngân hàng, ngân hàng có nhiều lợi thế để phát triển tín dụng.
- Mức lãi suất vay, mức phí tín dụng: trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng nhƣ hiện nay, nếu mức lãi suất cho vay lĩnh vực mía đƣờng và mức phí của các sản phẩm tín dụng cao hơn so với các tổ chức tín dụng khác thì khách hàng sẽ chọn lựa các ngân hàng có mức lãi suất, mức phí thấp hơn để vay vốn, sử dụng dịch vụ. Ngƣợc lại, nếu thủ tục hồ sơ đơn giản, mức lãi suất và mức phí cạnh trạnh thì khách hàng muốn giao dịch với ngân hàng, ngân hàng có nhiều điều kiện để phát triển tín dụng.
- Mức độ đáp ứng nhu cầu vốn: khi ngân hàng đáp ứng tốt nhu cầu vốn của khách hàng, khách hàng sẽ có đủ vốn để sản xuất, đảm bảo họ có đủ vốn trang trải các chi phí phục vụ cho việc gieo trồng, canh tác, thu hoạch và bán sản phẩm. Khi đó, họ sẽ muốn vay Ngân hàng hơn, từ đó, ngân hàng có điều kiện gia tăng dƣ nợ cũng nhƣ khả năng thu hồi vốn. Việc đáp ứng nhu cầu vốn là điều kiện để gia tăng dƣ nợ tín dụng lĩnh vực mía đƣờng bởi nguồn vốn đƣợc bố trí phù hợp, kịp thời và đầy đủ mới có phát huy đƣợc tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất. Nhƣ vậy việc đáp ứng nhu cầu vốn sẽ là điều kiện cần để tăng trƣởng tín dụng lĩnh vực mía đƣờng.
- Mức độ phù hợp của kì hạn trả nợ: trong nghiệp vụ tín dụng yêu cầu ngân hàng cần phải có đánh giá, thẩm định phƣơng thức và kỳ hạn cấp tín dụng phù hợp với đặc thù ngành nghề, đặc biệt đối với lĩnh vực tín dụng mía đƣờng. Tùy điều kiện tự nhiên từng vùng lãnh thổ mà đặc điểm sinh trƣởng của từng loại cây trồng có sự khác nhau, do đó trong nghiệp vụ cấp tín dụng cần định kỳ hạn phù hợp với đặc điểm sinh trƣởng của cây mía, cũng nhƣ phù hợp với nhu cầu tín dụng trong từng giai đoạn mùa vụ. Ngân hàng định kỳ hạn đúng sẽ hỗ trợ khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng kỳ hạn, giảm thiểu rủi ro trong cấp tín dụng, qua đó góp phần tăng trƣởng tín dụng lĩnh vực mía đƣờng.
- Định giá tài sản đảm bảo: Tài sản đảm bảo là nguồn thu nợ thứ hai sau doanh thu và lợi nhuận của khách hàng, đóng vai trò là tấm giáp phòng hộ cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Do đó, việc định giá tài sản đảm bảo có ý nghĩa quan trọng trong quyết định cho vay. Tuy nhiên, do điều kiện vay vốn yêu cầu khách hàng phải đáp
ứng tỷ lệ đảm bảo bằng tài sản trên dƣ nợ vay theo chính sách của ngân hàng theo từng thời kì, nên việc định giá tài sản cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc xác định quy mô vốn cho vay. Nếu ngân hàng để đảm bảo an toàn trong cho vay mà định giá tài sản thấp hơn so với giá trị thực thì sẽ hạn chế khả năng tăng trƣởng tín dụng và ngƣợc lại nếu ngân hàng để tăng trƣởng tín dụng mà nới lỏng các quy định về định giá tài sản thì sẽ dẫn đến nhiều rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng. Việc định giá tài sản đảm bảo cần phải hài hòa đƣợc giữa hai mục tiêu là tăng trƣởng tín dụng và kiểm soát rủi ro.
- Thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng: nhân sự là yếu tố rất quan trọng của hoạt động ngân hàng, nếu ngân hàng có chính sách tốt, thủ tục đơn giản nhƣng nhân viên ngân hàng thái độ phục vụ không tốt sẽ ảnh hƣởng đến hình ảnh, uy tín của ngân hàng, đồng thời cũng là rào cản tâm lý cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng. Qua đó, ảnh hƣởng trực tiếp đến việc tăng trƣởng tín dụng.
- Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng: Nhân viên ngân hàng có chuyên môn sâu về lĩnh vực cho vay không những có thể tƣ vấn cho khách hàng các gói vay phù hợp mà còn có thể trở thành các chuyên gia tài chính đóng vai trò tƣ vấn các chiến lƣợc sản xuất kinh doanh phù hợp, giúp khách hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả. Qua đó, tác động lên sự phát triển chung của cả lĩnh vực cho vay. Có thể thấy, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên ngân hàng cũng đóng vai trò quan trọng trong phát triển tín dụng lĩnh vực mía đƣờng.
- Sự thuận tiện của địa điểm giao dịch: trong kinh doanh, địa điểm giao dịch luôn đóng vai trò quan trọng, một địa điểm thuận lợi trong giao dịch sẽ mở ra cơ hội để gia tăng sự tiếp xúc của doanh nghiệp với khách hàng của mình. Nếu địa điểm giao dịch của ngân hàng quá xa địa bàn cho vay thì khách hàng sẽ gặp khó khăn khi đến giao dịch, ngân hàng khó kiểm soát các khoản cấp tín dụng, dẫn đến việc không phát triển tín dụng đƣợc. Do đó, yêu cầu ngân hàng phải có mạng lƣới giao dịch đủ rộng để có thể gia tăng sự tiếp xúc qua lại giữa khách hàng và ngân hàng, khách
hàng thuận tiện trong giao dịch và ngân hàng kiểm soát đƣợc vốn tín dụng, qua đó tạo điều kiện để tăng trƣởng tín dụng.
Từ góc độ của ngân hàng:
Phát triển tín dụng theo chiều sâu dƣới góc độ ngân hàng thể hiện chất lƣợng của hoạt động tín dụng. Thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
- Thu nhập từ tín dụng lĩnh vực mía đƣờng trong cơ cấu tổng thu nhập của ngân hàng. Đƣợc tính bằng công thức:
Tỷ trọng thu nhập từ tín dụng lĩnh vực mía đường (%) =
Thu nhập từ tín dụng lĩnh vực mía đường
X 100 Tổng thu nhập toàn chi nhánh
Chỉ tiêu này cho thấy tỷ trọng đóng góp của tín dụng lĩnh vực mía đƣờng vào cơ cấu của tổng thu nhập của toàn chi nhánh là nhiều hay ít. Chỉ tiêu này cao cho thấy hoạt cấp tín dụng lĩnh vực mía đƣờng mang lại hiệu quả, đóng góp vào lợi nhuận chung của toàn chi nhánh.
- Nợ quá hạn: là chỉ số đo lƣờng chất lƣợng và hiệu quả tín dụng nói chung, cho vay nói riêng của các NHTM, nếu chỉ số này thấp thể hiện chất lƣợng hiệu quả của NHTM đó cao, rủi ro tín dụng hay cho vay thấp và ngƣợc lại. Chỉ số này đƣợc