Kiến nghị với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng đối với lĩnh vực mía đường tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 101 - 104)

8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:

3.4.5. Kiến nghị với doanh nghiệp

Chi phí nguyên liệu mía chiếm đến 80% chi phí sản xuất đƣờng, để giá đƣờng có thể cạnh tranh với đƣờng ngoại nhập, doanh nghiệp mía đƣờng cần phải tăng sản lƣợng mía trên một đơn vị canh tác. Để giải quyết bài khó trên doanh nghiệp cần nhiều giải pháp:

3.4.5.1. Xây dựng các cánh đồng mẫu lớn

Thống kê của nhà máy đƣờng Ayun Pa - Công ty TNHH MTV Thành Thành Công Gia Lai cho thấy, mía đƣợc tƣới nƣớc có năng suất cao hơn 30% và trừ đƣờng cao hơn 10% so với mía không đƣợc tƣới nƣớc. Muốn làm đƣợc điều này doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa trong việc xây dựng các cánh đồng mẫu lớn.

Việc tập hợp đƣợc các diện tích canh tác lớn là điều kiện tiên quyết để đầu tƣ hệ thống thủy lợi, đƣờng ống tƣới và vận hành máy móc nông nghiệp. Trƣớc mắt, khi chính quyền địa phƣơng chƣa thể kịp thời trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ngƣời dân để làm căn cứ thỏa thuận thống nhất với nhà máy thì nhà máy có thể vận động ngƣời dân tham gia trƣớc, nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phƣơng xác nhận tạm thời diện tích sử dụng đất của từng gia đình thì việc tập hợp diện tích canh tác là hoàn toàn có khả năng thực hiện đƣợc. Việc đẩy mạnh xây dựng các cánh đồng mẫu lớn không những có lợi cho doanh nghiệp mà còn giúp các hộ dân tiết giảm chi phí lao động, đƣợc hƣởng sự hƣớng dẫn kĩ thuật đồng bộ và đƣợc mua bảo hiểm trên tài sản của mình, hạn chế đƣợc tối đa rủi ro có thể xảy ra, thêm vào đó, thu nhập của ngƣời dân tham gia cánh đồng mẫu lớn cũng đƣợc cải thiện đáng kể nhờ năng suất và trữ đƣờng tăng lên.

3.4.5.2. Nâng cao hệ thống nhà máy sản xuất

Để chất lƣợng đƣờng đƣợc đảm bảo tiêu chuẩn, cũng nhƣ nâng cao giá trị thu hồi đƣờng từ cây mía, các doanh nghiệp mía đƣờng cần nâng cấp hệ thống nhà máy sản xuất, đƣa các thiết bị công nghệ Châu Âu vào vận hành sản xuất bên cạnh các

thiết bị của Ấn Độ, Trung Quốc.

3.4.5.3. Xây dựng nhà máy nhiệt điện, phân vi sinh

Cây mía đƣợc tận dụng tối đa khi đƣa vào sản xuất mía đƣờng: nƣớc mía dùng để luyện đƣờng, sau đƣờng có mật đƣờng, bã mía đốt cháy chạy tuabin nhà máy nhiệt điện, tro mía ủ để làm phân vi sinh.

- Nhà máy nhiệt điện vừa cấp điện ngƣợc lại cho Nhà máy ép đƣờng trong vụ cao điểm sản xuất sẽ tiết kiệm đƣợc chi phí vận hành, phần điện thặng dƣ hòa vào lƣới điện bán cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhà máy điện sinh khối có giá bán điện cao hơn thủy điện sẽ mang lại lợi ích tốt cho doanh nghiệp mía đƣờng.

- Phân vi sinh có thể cấp lại cho các hộ trồng mía quy mô lớn hoặc đóng bao bán ra thị trƣờng thông qua các doanh nghiệp, hộ kinh doanh phân bón tạo thêm đƣợc thu nhập doanh nghiệp.

3.4.5.4. Tăng cƣờng cơ giới hóa trong nông nghiệp

Để tiết giảm chi phí nông nghiệp cần đƣa cơ giới hóa vào sản xuất, doanh nghiệp mía đƣờng làm tiên phong trong cơ giới hóa sản xuất đến với ngƣời trồng mía, tăng cƣờng cày ngầm đầu vụ, xây dựng hệ thống tƣới tự động cho các cánh đồng mẫu lớn, sử dụng máy trồng mía, máy thu hoạch, máy bốc xếp để thay đổi phƣơng thức canh tác cho nông dân. Qua đó tiết giảm chi phí đầu vào tính trên cây mía, xây dựng đƣợc vùng nguyên liệu ổn định cho nhà máy, tăng thu nhập cho ngƣời nông dân gắn bó với cây mía.

3.4.5.5. Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức chính trị - xã hội:

Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức chính trị - xã hội nhƣ Hội nông dân và Hội liên hiệp Phụ nữ trong quá trình thực hiện giải pháp tín dụng đối với hộ sản xuất mía. Các tổ chức này sẽ đóng vai trò gắn kết ngƣời dân, là kênh thông tin truyền dẫn các kiến thức cũng nhƣ giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời các vấn đề địa phƣơng, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc đƣa ra các ứng xử phù hợp với môi trƣờng kinh doanh.

3.4.5.6. Phối hợp với ngân hàng

- Sử dụng các sản phẩm tín dụng mới ngoài sản phẩm cho vay nhƣ: bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu, bao thanh toán để tiết giảm chi phí hoạt động, nhanh chóng đƣa nguồn vốn vào sản xuất, tiếp tục tạo ra giá trị thặng dƣ, giảm giá thành sản phẩm để đƣờng trong nƣớc đủ sức cạnh tranh với đƣờng thế giới.

- Phối hợp với ngân hàng để thực hiện việc thanh toán các chi phí cũng nhƣ thu nhập của ngƣời trồng mía thông qua ngân hàng. Bằng việc mỗi hộ nông dân kí hợp đồng với doanh nghiệp sẽ đồng thời đƣợc mở một tài khoản thanh toán tại ngân hàng. Các khoản chi phí nhƣ chi phí nhân công, phân bón đƣợc ngƣời dân ứng bằng tiền mặt để chi trả, công ty lập hồ sơ gửi ngân hàng đề nghị giải ngân thì nay sẽ đƣợc thanh toán trực tiếp vào tài khoản thanh toán cho từng hộ dân. Với giải pháp này, doanh nghiệp sẽ hạn chế đƣợc thủ tục giấy tờ, nhân lực và thời gian làm việc với ngƣời dân, nông dân giảm đƣợc thời gian chờ đợi ở doanh nghiệp để nhận tiền, thay vào đó, họ đƣợc chủ động về thời gian và công việc để có thể nhận tiền tạm ứng còn ngân hàng gia tăng đƣợc các sản phẩm bán lẻ, tranh thủ đƣợc nguồn tiền huy động vốn trên tài khoản tiền gửi thanh toán do ngƣời dân tạm thời chƣa sử dụng đồng thời kiểm soát đƣợc việc sử dụng vốn vay.

3.4.5.7. Thiết lập mạng lƣới thông tin liên lạc đến tận các làng, xã

Thiết lập mạng lƣới thông tin liên lạc đến tận các làng, xã bằng cách thƣờng xuyên giao lƣu với các đơn vị tại địa phƣơng. Thông qua đó, nắm bắt địa bàn và nâng cao hiệu quả triển khai các chƣơng trình quy hoạch diện tích trồng trọt, đầu tƣ cho các hộ dân mới kí hợp đồng.

3.4.5.8. Nâng cao năng lực của hộ sản xuất mía

Các giải pháp để nâng cao năng lực của hộ sản xuất mía cần đƣợc tổ chức triển khai hiệu quả trên hai phƣơng diện: trình độ quản lý vốn và khả năng tiếp cận thị trƣờng. Trƣớc hết, cần tổ chức cho hộ sản xuất mía đƣợc tập huấn, học tập về phƣơng pháp quản lý vốn trong kinh tế hộ. Cần có biện pháp nâng cao nhận thức và năng lực về hạch toán kinh tế đối với chủ hộ sản xuất mía. Các khoản chi tiêu của

kinh tế hộ gia đình nông dân sản xuất mía có kí hợp đồng với doanh nghiệp phải đƣợc quản lý khoa học, chặt chẽ, nghiêm túc để hạn chế các trƣờng hợp sử dụng sai mục đích sản xuất, gây ra tình trạng thiếu vốn cho sản xuất, ảnh hƣởng đến nguồn thu nhập chủ yếu của hộ và cũng là nguồn thu hồi nợ chủ yếu của doanh nghiệp, của ngân hàng.

Cần có biện pháp hỗ trợ nâng cao khả năng tiếp cận thông tin khoa học kĩ thuật của hộ sản xuất mía bằng nguồn thông tin tuyên truyền thƣờng xuyên và chính thống của nhà nƣớc. Cần nâng cao chất lƣợng kênh thông tin về nông nghiệp, nông thôn trên hệ thống phát thanh, truyền hình của địa phƣơng, các chƣơng trình khuyến nông định kỳ. Nội dung kênh thông tin này, ngoài việc cập nhật các thông tin đặc thù về tình hình thời tiết, nông vụ, còn dành riêng thời lƣợng thích đáng để phổ biến chính sách nông nghiệp, nông thôn, tình hình giá cả thị trƣờng vật tƣ đầu vào, giá cả nông sản đầu ra, tình hình sâu bệnh, bảo vệ thực vật và các thông tin khác liên quan đến sản xuất mía tại địa phƣơng.

3.4.5.9. Đẩy mạnh hình thành tổ chức tổ hợp tác đối với sản xuất mía

Tham gia tổ hợp tác sẽ tạo điều kiện tốt cho hộ sản xuất mía tham gia hình thức tổ chức sản xuất hợp tác xã sản xuất mía theo mô hình sản xuất lớn trong tƣơng lai. Do đó, cần tạo điều kiện và khuyến khích các tổ hợp tác sản xuất mía hoạt động hiệu quả, theo đúng nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, giúp đỡ lẫn nhau và bảo đảm lợi ích chung.

Trên cơ sở Tổ hợp tác, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hình thành các vùng nguyên liệu; với cơ chế hoạt động của tổ và giám sát của các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí đầu tƣ do giảm đƣợc một phần nhiệm vụ kiểm tra, giám sát sử dụng vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng đối với lĩnh vực mía đường tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh gia lai (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)