8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:
1.4.2. Kinh nghiệm Việt Nam
Bài học từ chƣơng trình Một triệu tấn đƣờng chính phủ thực hiện từ năm 1995:
- Chủ trƣơng phát triển ngành đƣờng của Nhà nƣớc là phù hợp với yêu cầu thị trƣờng tuy nhiên tăng trƣởng nóng, phát triển nóng vội, phát triển hàng loạt các nhà máy đƣờng tại các tỉnh do dƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ và ƣu đãi nguồn vốn, nhƣng vận hành không hiệu quả.
- Phát triển nhà máy ép mía nhƣng không đầu tƣ phát triển vùng nguyên liệu, dẫn đến tình trạng thiếu mía ép, hoặc có địa phƣơng thừa mía ép thì nhà máy mua giá rẻ làm nông dân không đủ thu nhập để tiếp tục trồng mía.
- Công nghệ ép mía của các nhà máy đƣờng lạc hậu, chủ yếu các thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc có giá thành rẻ, vận hành ít ổn định thƣờng xuyên phải sửa chữa, theo đó sản lƣợng đƣờng thu đƣợc từ mía không đạt.
- Chính phủ can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng khi đƣa ra nhiều cơ chế ƣu đãi ngành nghề mía đƣờng: chính sách cho vay tín chấp hộ nông dân trồng mía, chính sách ƣu đãi khi xây dựng nhà máy mía đƣờng hàng loạt, dẫn đến việc các ngân hàng thực hiện theo chủ trƣơng của chính phủ, rủi ro xảy ra làm mất vốn nhà nƣớc.
- Không có sự liên kết giữa bốn nhà: nhà nƣớc – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà nông, dẫn đến tình trạng phát triển ngành đƣờng không đồng bộ, không hiệu quả, không đảm bảo thu nhập cho nền kinh tế.
- Tập quán sản xuất mía đƣờng của nông dân và doanh nghiệp không thay đổi nhiều, dẫn đến năng suất thu hoạch mía bình quân 40 – 60 tấn/ hecta chỉ đạt mức trung bình của thế giới, hiệu quả từ cây mía thấp hơn so với các loại cây trồng khác do đó không khuyến khích đƣợc nông dân gắn bó với cây mía, không ổn định đƣợc vùng nguyên liệu mía cho các nhà máy đƣờng.
- Giá mua mía không cao nên nông dân không mặn mà với việc chuyển đổi giống mía mới có năng suất cao.
- Doanh nghiệp không chủ động đƣợc việc tăng, giảm sản lƣợng đƣờng mà phụ thuộc vào ngƣời dân trồng mía và chính sách quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu của các tỉnh thành.