Đối với ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh lộc phát lâm đồng (Trang 30 - 31)

Góp phần nâng cao thương hiệu cho ngân hàng: Do thị trường khách hàng cá nhân rất rộng và có tiềm năng khai thác lớn nên việc phát triển hoạt động tín dụng cá nhân không chỉ giúp ngân hàng mở rộng thị phần, tăng lợi nhuận mà còn nâng cao thương hiệu và uy tín của ngân hàng trên thị trường. Đồng thời thông qua hoạt động tín dung cá nhân còn giúp ngân hàng thuận lợi trong bán chéo các sản ph m dịch vụ tài chính khác của ngân hàng như: huy động tiền gửi, giao dịch thanh toán, chi trả lương qua tài khoản, phát hành và thanh toán thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử… Từ đó, các sản ph m dịch vụ tài chính của từng ngân hàng càng được cải thiện và nâng cao chất lượng, tạo nét khác biệt với các ngân hàng khác trên thị trường.

Góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng: Trong một vài năm trở lại đây, trước bối cảnh tình hình kinh tế rất khó khăn, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng không nhỏ đã khiến cho hoạt động tín dụng khách hàng doanh nghiệp của các ngân hàng chững lại, gây ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận kinh doanh. Điều này đã khiến cho các ngân hàng chuyển sang chiến lược đ y mạnh hoạt động tín dụng khách

hàng cá nhân để cân đối nguồn vốn dư thừa và cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Do vậy, với nguyên tắc “tránh để tất cả trứng vào một rổ”, các ngân hàng phát triển thị trường tín dụng cá nhân như một sự phân tán rủi ro vì với số lượng khách hàng cá nhân rất lớn, số tiền vay tương đối thấp thì khi có một khách hàng hoặc một số khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh chung của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân sản xuất kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh lộc phát lâm đồng (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)