3.3 Giải pháp phát triển cho vay khách hàng cá nhân SXKD của Agribank Lộc Phát.
3.3.6 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Cán bộ tín dụng là người trực tiếp thực hiện cho vay và quản lý khoản vay nên đòi hỏi phải là những người am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính cũng như tiềm năng phát triển của khách hàng. Ngồi ra, cán bộ tín dụng phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh vì nó liên quan trực tiếp đến từng món vay. Điều này rất khó đạt được nếu một cán bộ tín dụng phụ trách nhiều đối tượng khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, để đáp ứng năng lực làm việc cho cán bộ tín
dụng tại chi nhánh thì bản thân Agribank chi nhánh Lộc Phát cần tăng cường đào tạo nhân viên hơn nữa để nâng cao cả về kỹ năng chuyên môn, phong cách làm việc và thái độ làm việc.
Chi nhánh cần mở những lớp huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ về nghiệp vụ, thị trường, công nghệ để khơng ngừng nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời phải thực hiện tiêu chu n hoá cán bộ quan hệ khách hàng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá doanh nghiệp nhằm trang bị đầy đủ kiến thức về các loại sản ph m tín dụng và một số kỹ năng cơ bản như:
- Kỹ năng Marketing để quảng cáo, giới thiệu với khách hàng về các sản ph m dịch vụ và thế mạnh của ngân hàng.
- Kỹ năng thu thập và xử lý thơng tin có chọn lọc.
- Kỹ năng phân tích, khả năng nhận định, đánh giá tình hình có căn cứ khoa học để đưa ra các quyết định tốt nhất.
- Kỹ năng đàm phán với khách hàng về các vấn đề có liên quan tới các điều khoản có trong hợp đồng vay vốn bảo đảm cho hợp đồng vay vốn được tuân thủ nghiêm túc.
- Tổ chức thiết kế và thường xuyên triển khai các chương trình đào tạo về kỹ năng cho từng công việc cụ thể và về chuyên môn cho tất cả cán bộ làm công tác quan hệ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Ngồi ra, cũng cần chú trọng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ tín dụng để ngăn ngừa rủi ro đạo đức.
- Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng người, đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ.
- Tổ chức đào tạo thường xuyên về sản ph m dịch vụ tín dụng đặc biệt tín dụng, quy trình tác nghiệp cho cán bộ quan hệ khách hàng. Kết hợp công tác đào tạo với công tác khảo sát đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng, thấy được những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai sản ph m, nhằm có sự khắc phục, chỉnh sửa kịp thời.
- Ngoài ra cần tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thuộc phịng điện tốn, phịng cơng nghệ thơng tin để họ có thể vận hành thành thạo các thiết bị điện tử, nghiên cứu khai thác, sử dụng tối đa các tính năng của phương tiện, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các mặt hoạt động, từ đó sáng tạo các sản ph m phần mềm mới có tính ứng dụng cao trong hoạt động tín dụng.