doanh tại Agribank Lộc Phát
2.6.1 Hạn chế chủ yếu:
Hệ số vịng quay vốn tín dụng cho vay cá nhân SXKD của chi nhánh thấp, có xu hướng tăng dần trong năm 2018, điều này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Agribank Lộc Phát đang chậm lại và chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Mức sinh lời từ hoạt động cho vay cá nhân SXKD của Agribank Lộc Phát còn thấp, chỉ đạt mức 9.04% năm 2018. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu thấp so với tổng dư nợ tín dụng nhưng với sự tham gia của các công ty tài chính với các khoản vay tiêu dùng, khách hàng quản lý các khoản nợ vay không tốt ở các TCTD khiến phát sinh nợ xấu, từ đó các khoản vay tại Agribank Lộc Phát dễ dàng bị chuyển nhóm theo.
Dư nợ cho vay tín chấp khơng có tài sản đảm bảo vẫn còn hạn chế. Đây là rào cản trong việc mở rộng quy mô, doanh số và phát triển cho vay cá nhân SXKD
2.6.2 Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan
Nguồn vốn của Agribank Lộc Phát còn rất hạn chế, chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vốn huy động, do vậy không phải mọi nhu cầu vay vốn của khách hàng đều được Agribank Lộc Phát đáp ứng. Chi nhánh chưa hoàn toàn chủ động về nguồn vốn cho vay, phải sử dụng vốn điều hịa từ Trụ sở chính với mức phí cao hơn lãi suất huy động tại địa phương. Chưa có sự chu n bị thật đầy đủ để xây dựng một chiến lược khách hàng đúng nghĩa. Quy mô tăng trưởng tín dụng tại chi nhánh chưa tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế trên địa bàn. Dư nợ cho vay bình quân trên từng cá nhân tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn ở mức thấp.
Phần lớn CBTD chưa nhạy bén trong khâu tiếp thị, quảng bá hoạt động của Agribank đến khách hàng; Quy trình cho vay vẫn cịn một số nội dung bất cập, chưa gọn nh đối với lĩnh vực cho vay nông nghiệp. Chưa đa dạng hóa các sản ph m cho vay đến từng đối tượng cá nhân như các NHTM cổ phần. Mức độ độc lập của cán bộ kiểm tra chưa thực sự rõ nét, đơi lúc cịn ngại va chạm, chưa phát huy hết tính chất của việc kiểm tra, kiểm sốt và hậu kiểm.
Do cơng nghệ và hệ thống xử lý thông tin cịn chưa thật sự hiện đại nguồn thơng tin về các khách hàng chưa đầy đủ nên ít nhiều ảnh hưởng đến cơng tác th m định của cán bộ tín dụng tại Agribank Lộc Phát.
Cán bộ lãnh đạo Ngân hàng và cán bộ tín dụng cịn bị đè nặng tâm lý an toàn, chưa mạnh dạn tâm lý dám quyết và dám chịu trách nhiệm
Một số nguyên nhân khách quan dẫn đến những hạn chế trong chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân SXKD của ngân hàng Agribank Lộc Phát như sau:
Chính sách và quy chế cho vay khách hàng cá nhân SXKD chậm đổi mới phù hợp với điều kiện thực tiễn nền kinh tế xã hội và cuộc sống của người dân.
Do môi trường kinh tế chưa ổn định: Sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong quá trình hoạt động nhằm thu hút được nhiều khách hàng cũng là nguyên nhân thuộc về môi trường kinh tế. Trên địa bàn huyện Lâm Hà hiện nay có rất nhiều các NHTM, các quỹ tín dụng thành lập các chi nhánh. Do vậy việc cạnh tranh là vô cùng gay gắt. Agribank Lộc Phát do có quy mơ nhỏ nên có nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng. Đó chính là ngun nhân dẫn đến việc Agribank Lộc Phát chưa mở rộng cho vay.
Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa đầy đủ và còn nhiều vướng mắc. Điều này khiến chi nhánh vẫn còn e ngại chưa dám cho vay một cách rộng rãi hơn, đồng thời do mơi trường pháp lí chưa đầy đủ nên ảnh hưởng rất nhiều đến các khoản cho vay mà chi nhánh đang cho vay.
Từ phía khách hàng: Do địa bàn huyện Lâm Hà vẫn còn nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, khách hàng chủ yếu của chi nhánh là nông dân trồng trọt, chăn nuôi, các làng bản ở nông thôn. Các cá nhân vay vốn thường sử mục cho mục đích chung của hộ nông dân thường kinh doanh không ổn định do phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Hơn nữa trình độ nhận thức cịn thấp, trình độ văn hóa thấp nên không thể nhận thức rõ ràng được việc vay vốn. Do đó chi nhánh khơng dám mở rộng cho vay nhiều. Đồng thời cũng có nhiều trường hợp khach hàng mở rộng vốn vay sai mục đích, đây là hiện tượng khá phổ biến hiện nay. Có những khách hàng vay vốn lưu động nhưng lai cho vào xây dựng cơ bản....Tất cả những điều này gây ra nhiều rủi ro cho ngân hàng khiến ngân hàng chưa mở rộng hơn nữa cho vay cá nhân SXKD.
Kết luận chương 2
Nội dung chương 2 sau khi giới thiệu tổng quan về sự ra đời và cơ cấu tổ chức của Agribank Lộc Phát, đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay cá nhân SXKD của ngân hàng trong giai đoạn 2016 -2018, đây là hoạt động chiếm tỷ trọng chủ yếu của tín dụng khách hàng cá nhân. Tại chương này đề tài đã phân tích, đánh giá bức tranh tồn cảnh và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân SXKD của Agribank Lộc Phát.
Giới thiệu chương 3:
Từ những nội dung đã nghiên cứu, chương 3 nêu lên các giải pháp nhằm phát triển tín dụng khách hàng cá nhân SXKD tại Agribank Lộc Phát, đưa các giải pháp về phía ngân hàng và các kiến nghị cho NHNo&PTNT Việt Nam và chính quyền huyện Lâm Hà.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÁ NHÂN SXKD TẠI AGRIBANK LỘC PHÁT