.10 Mơ hình nghiên cứu đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến quyết định vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 41 - 49)

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

Trong đó:

Quyết định vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Quyết định vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa là hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (DNNVV) đối với sản phẩm dịch vụ (vay vốn) đƣợc ngân hàng cung ứng. Nếu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đáp ứng đƣợc nhu cầu và mong đợi từ phía khách hàng (DNNVV) thì khách hàng có khuynh hƣớng tiếp tục sử dụng dịch vụ đó ở các lần tiếp theo và giới thiệu cho khách hàng khác sử dụng (Philip kotler, 2001).

Quy mô ngân hàng

Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều chỉ ra rằng độ lớn của một ngân hàng có ảnh hƣởng đến sự lựa chọn vay vốn. Điều này phù hợp với lý thuyết đánh đổi (The Trade-off theory). Theo nghiên cứu của tiến sỹ Dang (2013), dựa theo lý thuyết đánh đổi cho thấy rằng các ngân hàng lớn phải đối mặt với ít hơn khủng hoảng tài chính và chi phí, và do đó, ảnh hƣởng đến sự lựa chọn trong quyết định giao dịch của doanh nghiệp (Bassey et al., 2014). Các nghiên cứu đã tìm thấy một mối quan hệ tích cực giữa kích thƣớc ngân hàng và yếu tố vay vốn của khách hàng nhƣ các nghiên cứu của Bauer (2004), Gaud et al. (2005); Huang và Song (2006), Oyesola (2007), De Jong et al. (2008), Kayo và Kimura (2011),

Quyết định vay vốn của DNNVV

Mối quan hệ với khách hàng

Lãi suất vay vốn Hình thức vay vốn

Quy trình, thủ tục Quy mơ ngân hàng

Địa bàn, vị trí

Đội ngũ nhân viên

H1 + H2 + H3 + H4 + H5 + H6 + H7+

Kouki và Said (2012), Jõeveer (2013), Forte et al.(2013), Dang (2013), Bassey et al. (2014) và Baltaci và Ayaydin (2014).

H1: Quy mơ ngân hàng có tác động cùng chiều với quyết định vay vốn của DNNVV.

Địa bàn, vị trí

Địa bàn, vị trí đƣợc hiểu là sự thuận tiện trong việc giao dịch với ngân hàng thông qua mạng lƣới phân phối của ngân hàng (trụ sở, chi nhánh, điểm giao dịch, điểm đặt máy POS, ATM…) đƣợc phủ rộng và phân bố tại những vị trí thuận lợi. Theo các nghiên cứu của S.Mokhlis và H.Salled (2009), Chigamba và Fatoki (2011) thì sự thuận tiện có tác động đáng kể tới sự lựa chọn vay vốn của khách hàng, nghĩa là ngân hàng nào mang đến cho khách hàng (DNNVV) sự thuận tiện trong giao dịch mà cụ thể là địa bàn, vị trí hoạt động thì khách hàng càng có khuynh hƣớng sử dụng các dịch vụ của ngân hàng đó, trong đó có quyết định vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

H2: Địa bàn, vị trí có tác động cùng chiều với quyết định vay vốn của DNNVV.

Mối quan hệ với khách hàng

Từ các mối quan hệ trong giao dịch vay vốn, cũng nhƣ các tiện ích, giá trị thỏa mãn của ngƣời đại diện trong doanh nghiệp (hay chỉ đơn thuần là ngƣời có ảnh hƣởng đến quyết định vay vốn của doanh nghiệp đó) với những ngƣời quyết định cho vay của ngân hàng (cán bộ tín dụng, lãnh đạo ngân hàng) hình thành nên mối quan hệ thân thiết ảnh hƣởng mạnh mẽ lên hành vi của mỗi cá nhân theo Berscheid (1999), Harry T.Reis và cộng sự (2000). Do đó qua thời gian và những giá trị thỏa mãn đƣợc đem lại với ngƣời giao dịch, hình thành sự thấu hiểu và động lực duy trì giao dịch vay vốn và xa hơn là phát triển theo nhu cầu của ngƣời đi vay (DNNVV). Khách hàng sẽ nhận thức đƣợc tất cả các tùy chọn vay vốn có sẵn và có khả năng đánh giá một cách chính xác từng phƣơng án để chọn lựa dịch vụ tối ƣu (Schiffman và Kanuk, 2007). Tuy nhiên, ngƣời tiêu dùng ít khi có đầy

đủ thơng tin, động lực và thời gian để đƣa ra quyết định "hoàn hảo" và thƣờng hành động theo những ảnh hƣởng ít lý trí nhƣ các mối quan hệ xã hội (Simon, 1997). Hơn nữa, khách hàng (DNNVV) thƣờng tìm kiếm sự thỏa đáng chứ khơng phải là sự lựa chọn tối ƣu, đƣợc nhấn mạnh trong Lý thuyết hài lòng (Herbert Simon, 1997) hoặc Lý thuyết về sự tôn trọng của Kahneman và Tversky (Kahneman và Tversky, 1979).

H3: Mối quan hệ gắn bó có tác động cùng chiều với quyết định vay vốn của DNNVV.

Lãi suất vay vốn

Ngƣời ta tin rằng những tác động của lãi suất đƣợc tích hợp bên trong tỷ lệ lạm phát (theo Deesomsak et al., 2004). Các nghiên cứu của Antoniou et al. (2008) và Mokhova và Zinecker (2014) đã tìm thấy một mối quan hệ tiêu cực giữa lãi suất và nợ vay của doanh nghiệp trong nghiên cứu yếu tố kinh tế vĩ mô của mức nợ tài chính trong các cơng ty tại châu Âu. Nghĩa là những ngân hàng có lãi suất cho vay cao thƣờng ít đƣợc khách hàng lựa chọn sử dụng. Trong đề tài chỉ nghiên cứu đến các chính sách lãi suất cạnh tranh sẽ ảnh hƣởng cùng chiều đến quyết định vay vốn của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

H4: Lãi suất cạnh tranh có có tác động cùng chiều với quyết định vay vốn của DNNVV.

Hình thức vay vốn

Hình thức vay vốn đƣợc dựa trên nhiều tiêu chí, ví dụ về thời gian (ngắn hạn, trung – dài hạn), dựa trên tài sản đảm bảo (có tài sản đảm bảo, khơng có tài sản đảm bảo), nghiệp vụ tài trợ (từng lần, hạn mức, đầu tƣ, hợp vốn…)…Đứng trên góc độ doanh nghiệp, một ngân hàng cung cấp đƣợc đa dạng các dịch vụ, sản phẩm sẽ tạo ra sự thỏa mãn cao hơn và ƣa thích sử dụng hơn các dịch vụ thơng thƣờng (theo P.Kotler, 2001), do đó khách hàng sẽ ƣu tiên lựa chọn ngân hàng có hình thức vay vốn đa dạng hơn.

H5: Hình thức vay vốn có tác động cùng chiều với quyết định vay vốn của DNNVV.

Quy trình, thủ tục

Quy trình, thủ tục càng tinh gọn, nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng sẽ làm càng thỏa mãn. Góc độ đánh giá trong đề tài đề cập đến tinh gọn quy trình, thủ tục nhƣng vẫn đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Mức độ đáp ứng của ngân hàng đƣợc đánh giá qua khía cạnh ngân hàng nào có hệ thống xử lý đơn hàng, thủ tục nhanh chóng đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng về mặt thời gian thì đƣợc khách hàng ƣa chuộng sử dụng hơn (Siddique, 2012).

H6: Quy trình, thủ tục có tác động cùng chiều với quyết định vay vốn của DNNVV.

Đội ngũ nhân viên

Ngày nay, trong bối cảnh lãi suất thị trƣờng không có quá nhiều chênh lệch giữa các ngân hàng, thì yếu tố con ngƣời trở thành điểm nhấn để cạnh tranh. Ngồi các chƣơng trình hậu mãi thì sự ân cần, chu đáo của đội ngũ nhân viên giúp khách hàng cảm thấy đƣợc kính mến, tơn trọng (nằm trong thang 4/5 trong thang đo Maslow). Ngày nay, các ngân hàng thƣờng có bộ phận tƣ vấn cho khách hàng trƣớc khi giao dịch, điều này làm cho khách hàng yên tâm, đồng thời cũng thể hiện đƣợc sự quan tâm, tôn trọng của ngân hàng đối với khách hàng, các nghiên cứu của Micheal O’Connor (2008), Manyi Agbor (2011), Lý thuyết về sự tôn trọng của Kahneman và Tversky (Kahneman và Tversky, 1979), Lý thuyết hài lòng (Herbert Simon, 1997) đã đề cập đến điều này. Do đó đề xuất của tác giả với giả thiết H7:

H7: Đội ngũ nhân viên có tác động cùng chiều với quyết định vay vốn của DNNVV.

Tóm tắt chƣơng 2

Trong hƣơng này tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết về DNNVV, tổng quan về tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và các đề tài nghiên cứu trƣớc có liên quan. Dựa trên những cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu

này, tác giả xây dựng mơ hình Yếu tố tác động đến quyết định vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” bao gồm 8 thành phần.

Trong đó quyết định vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đƣợc đo lƣờng thông qua các yếu tố: Quy mơ Ngân hàng; Địa bàn, vị

trí; Mối quan hệ mật thiết; Lãi suất hợp lý; Hình thức vay vốn; Quy trình, thủ tục; Đội ngũ nhân viên.

Chƣơng 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chƣơng 3 tác giả giới thiệu quy trình nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài. Quá trình nghiên cứu đƣợc thực hiện qua hai giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phƣơng pháp định tính thơng qua kỹ thuật thảo luận giữa ngƣời nghiên cứu và đối tƣợng tham gia nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định tính giúp chỉnh sửa mơ hình gồm 29 biến quan sát đo lƣờng cho 8 yếu tố trong mơ hình. Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp định lƣợng thông qua phỏng vấn với bảng câu hỏi. Các bƣớc tiến hành đƣợc mô tả cụ thể trong chƣơng này.

3.1. Các thông tin cần thu thập

Thông tin về các yếu tố ảnh hƣởng đến Quyết định vay vốn của DNNVV

trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với thang đo gồm 7 yếu tố tác động là (1) Quy mô Ngân hàng, (2) Địa bàn, vị trí, (3) Mối quan hệ mật thiết, (4) Lãi suất hợp lý, (5) Hình thức vay vốn,(6) Quy trình, thủ tục, (7) Đội ngũ nhân viên.

Đề tài cũng tìm hiểu thơng tin về thái độ của doanh nghiệp đối với việc vay vốn ngân hàng và thông tin doanh nghiệp, bao gồm loại hình doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp,…

3.2. Nguồn thông tin thu thập

Nguồn thơng tin sơ cấp đƣợc hình thành từ phỏng vấn sâu dùng cho nghiên

cứu định tính với những cán bộ quản lý tín dụng DN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Song song đó, tác giả lấy nguồn thông tin sơ cấp từ phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi khảo sát dùng cho nghiên cứu định lƣợng đối với những nhà quản lý tài chính của các DNNVV, các giảng viên giảng dạy trong lĩnh vực tài chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Nguồn thơng tin thứ cấp có đƣợc từ dữ liệu khảo sát định lƣợng sau khi chúng đƣợc tổng hợp và xử lý đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Cách tiếp cận thông tin theo nhiều phƣơng thức khác nhau, nhƣ đối với những đối tƣợng thảo luận khảo sát định tính sẽ đƣợc thực hiện tại nơi làm việc hay nhà riêng nhằm tạo sự thuận tiện cho đối tƣợng khảo sát. Đối với khảo sát định lƣợng để đảm bảo độ tin cậy, khách quan và tính chính xác của mẫu, đối tƣợng khảo sát sẽ đƣợc phỏng vấn bằng bảng câu hỏi tại nơi làm việc, nhà riêng, gọi điện thoại hoặc gửi qua Facebook, Google mail và Yahoo Messenger mời khảo sát trực tuyến trên Googledocs.

3.3. Thiết kế nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu: nghiên cứu đƣợc tiến hành thông qua 2 giai đoạn chính là:

Nghiên cứu định tính nhằm xây dựng và hoàn thiện bảng phỏng vấn, từ

mục tiêu ban đầu, dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng bảng câu hỏi định tính. Tiếp đến sẽ phỏng vấn sâu với 10 cán bộ quản lý tín dụng DN tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nhằm hiệu chỉnh bảng phỏng vấn cho phù hợp với tình hình thực tế.

Nghiên cứu định lượng sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thiết kế bảng

câu hỏi. Trƣớc tiên, khảo sát sơ bộ, tiến hành phỏng vấn 30 đáp viên để phát hiện những sai sót trong bảng câu hỏi sơ bộ chắt lọc từ nghiên cứu định tính. Sau tiếp tục điều chỉnh những sai sót để có bảng phỏng vấn chính thức và tiến hành nghiên cứu định lƣợng chính thức. Giai đoạn tiếp theo, tiến hành khảo sát chính thức, có 290 bảng câu hỏi khảo sát đã đƣợc gởi đi và kết quả thu đƣợc 260 bảng trả lời trong đó có 230 bảng hợp lệ. Sau đó, tác giả sẽ tiến hành tổng hợp thống kê, phân tích dữ liệu dựa trên những thơng tin thu đƣợc từ cuộc khảo sát.

Xử lý số liệu thống kê bằng SPSS 16 theo trình tự sau:

 Kiểm tra độ tin cậy từng thành phần thang đo, xem xét mức độ tin cậy của các biến quan sát thông qua hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ không phù hợp.

 Phân tích dữ liệu bằng phân tích nhân tố khám phá EFA: Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) kiểm tra sự tƣơng quan trong tổng thể, hệ số KMO (Kaiser-Mayer-Olkin) để xem xét sự thích hợp của EFA, hệ số tải nhân tố (Factor loading) kiểm tra tƣơng quan giữa các biến và nhân tố, chỉ số Eigenvalue đại diện cho lƣợng biến thiên đƣợc giải thích bởi nhân tố.

 Phân tích hồi quy Binary phân tích mối tƣơng quan của các nhân tố và quyết định vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

 Kiểm định T-test, phân tích sâu ANOVA xác định sự khác biệt giữa các thành phần theo yếu tố đặc điểm doanh nghiệp.

3.4. Trình tự nghiên cứu

Dựa trên cơ sở lý thuyết ban đầu, đề tài tiến hành nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm), nghiên cứu sơ bộ nhằm xây dựng thang đo, tiếp theo là nghiên cứu định lƣợng chính thức đƣợc thực hiện thơng qua thu thập thơng tin từ phía ngƣời quản lý doanh nghiệp với bảng câu hỏi khảo sát. Từ thông tin thu thập đƣợc tiến hành thống kê, phân tích dữ liệu. Q trình này, đƣợc thực hiện từng bƣớc theo trình tự nhƣ quy trình sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) yếu tố tác động đến quyết định vay vốn của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 41 - 49)