Tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệ mở trường THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 40 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sin hở trường THCS

1.4.2. Tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệ mở trường THCS

Hiệu trưởng, CBQL thành lập Ban chỉ đạo là hình thành bộ máy triển khai hoạt động. Ban chỉ đạo thể hiện trình độ tổ chức, trình độ quản lý, khả năng sư phạm, và điều hành hoạt động của người Hiệu trưởng đứng đầu nhà trường. Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm bao gồm: Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, Đồn thanh niên, Đội thiếu niên, các khối trưởng chủ nhiệm, các tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên tổng phụ trách Đội...Thành lập Ban chỉ đạo để điều hành hoạt động, phối hợp, tổng hợp các điều kiện nhân lực - vật lực - tài lực cho hoạt động tiến hành thuận lợi. Ban chỉ đạo cịn dự tính các tình huống nẩy sinh trong q trình tổ chức các hoạt động, cùng nhau bàn bạc hoặc xử lý linh hoạt các vấn đề phát sinh.

CBQL, giáo viên, giáo viên phụ trách Đồn, Đội trong q trình triển khai tiến hành huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường THCS. Các nguồn lực phục vụ cho tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường THCS bao gồm: Nguồn nhân lực; Vật lực; Tài lực; Nguồn lực thông tin về hoạt động giáo dục trải nghiệm ở trường THCS. Nguồn nhân lực tham gia các hoạt động GDTN trong nhà trường bao gồm toàn bộ nhân lực của trường: Đoàn thanh niên, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn, Hội cha mẹ học sinh của Trường; tập thể học sinh vv... Đây là tiềm năng sẵn có, phát huy được sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc triển khai các hoạt động trải nghiệm đạt hiệu quả.

CBQL sắp xếp, bố trí các nguồn vật lực cơ sở vật chất và tài chính để tổ chức hoạt động trải nghiệm ở trường có thể huy động từ trong nhà trường và có thể huy động từ ngồi nhà trường đó là các nguồn lực do cha mẹ học sinh đóng góp, hoặc do các doanh nghiệp tài trợ, hoặc các tổ chức cá nhân trong nước, địa phương tài trợ. Nguồn lực thông tin về hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ở trường tiểu học bao gồm: Sách tài liệu về hoạt động, thông tin giới thiệu, quảng cáo về hoạt động qua website về hoạt động và các thông tin khác.

Tổ chức các hình thức HĐTN theo lợi thế của nhà trường và năng lực hiện có của nhà trường, đan xen nội dung HĐTN từ các vấn đề học tập của nhà trường đến các nội dung mang tính thực tiễn, giáo viên là người tổ chức triển khai có hiệu quả chương trình này.

Khi thực hiện HĐTN, CBQL, tổ trưởng TCM phải phân công trách nhiệm cho giáo viên trong triển khai tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh: Xây dựng kế hoạch, kịch bản hoạt động; Đảm bảo các điều kiện tổ chức hoạt động và an toàn cho học sinh; Phối hợp với các bên liên quan để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh và đánh giá kết quả hoạt động. Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên kiến thức, kỹ năng để tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm theo từng quy môn và phạm vi tổ chức khác nhau trong và ngồi trường. Xây dựng nội dung, chương trình, chủ đề hoạt động trải nghiệm cho học sinh theo quy mơ tồn trường; Quy mô khối lớp; Quy mô từng đơn vị lớp học. Xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức giáo dục học sinh. Nhà trường phải chủ động xây dựng cơ chế phối hợp các lực lượng để tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh. Phân công, phân nhiệm thực hiện giám sát triển khai các hoạt động trải nghiệm theo các quy mô và phạm vi khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học cơ sở huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)