8. Cấu trúc luận văn
1.5.1. Các yếu tố chủ quan
* Năng lực của CBQL trường THCS
Năng lực của Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong quản lý và sự phát triển của toàn nhà trường. Nhà trường có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm của mình hay không một phần quyết định quan trọng là tùy thuộc vào những phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng. Sự quyết đoán, tinh thần cầu tiến giúp cho Hiệu trưởng có khả năng tiếp cận và phát triển các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Cán bộ quản lý hiểu chương trình hoạt động trải nghiệm, mối quan hệ giữa hoạt động trải nghiệm và các môn học khác trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể cũng sẽ có năng lực lập kế hoạch giáo dục của nhà trường trong đó có hoạt động trải nghiệm, năng lực này bổ trợ các năng lực khác như giám sát hoạt động trải nghiệm và có biện pháp cải tiến nội dung, cách thức tổ chức HĐTN trong nhà trường.
* Năng lực tổ chức HĐTN của giáo viên THCS
công việc; để quản lý, tổ chức tốt HĐTN thì năng lực của đội ngũ giáo viên trực tiếp phụ trách HĐTN cho HS sẽ là yếu tố quyết định. Yêu cầu của HĐTN với nhiều chủ đề phong phú, đa dạng, thể hiện các trạng thái động từ kiến thức đến hình thức, do vậy đòi hỏi người tổ chức phải có những năng lực đặc trưng như: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, năng lực thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, sự năng động, sáng tạo và tâm huyết. Nếu năng lực của giáo viên phụ trách HĐTN hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút HS hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động không thể đạt kết quả tốt được.
* Từ phía người học
Học sinh THCS luôn có nhu cầu và động cơ sáng tạo, do vậy họ cần có nhiều cơ hội trải nghiệm với sự hỗ trợ của giáo viên và các lực lượng hỗ trợ khác (bạn học trong nhóm, trong lớp, cựu học sinh, cha mẹ học sinh, cán bộ nhân viên trong trường…) để xây dựng được mối quan hệ tương tác đa chiều và vượt qua sức ỳ tâm lý khi tham gia các HĐTN.
Trên lý thuyết và trong thực tiễn, thái độ và phương pháp học tập của học có ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng, hiệu quả quản lý HĐTN. Do đó, nhà trường và GV luôn biết quan sát và học hỏi, quan sát tinh tế và có hiệu quả; có tinh thần nghiêm túc, cẩn thận suy xét tới cùng; dám tuyên chiến với uy quyền lạc hậu, hoài nghi và bồi dưỡng cho mình khả năng giải quyết những hoài nghi do mình đặt ra; Luôn rèn khả năng tư duy và tưởng tượng sáng tạo;